Việt Long & Nguyễn Xuân Nghiã
2011-02-16
2011-02-16
Ăn Tết Tân Mão xong, hôm Thứ Hai 14, dân Trung Quốc được chính phủ Nhật xác nhận rằng kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật thành nền kinh tế thứ nhì của thế giới sau Hoa Kỳ.
Điều này, mục Diễn đàn Kinh tế của chúng ta đã trình bày trong chương trình phát thanh ngày 18 Tháng Tám năm ngoái. Nhưng, thực chất của vị trí số hai này là gì, xin quý thính giả theo dõi phần phân tích sau đây của nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa qua cuộc trao đổi với Việt Long.
Điều này, mục Diễn đàn Kinh tế của chúng ta đã trình bày trong chương trình phát thanh ngày 18 Tháng Tám năm ngoái. Nhưng, thực chất của vị trí số hai này là gì, xin quý thính giả theo dõi phần phân tích sau đây của nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa qua cuộc trao đổi với Việt Long.
Một nền kinh tế lớn nhưng không mạnh
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, sáng Thứ Hai 14, chính phủ Nhật thông báo rằng sản lượng kinh tế Nhật trong quý bốn đã giảm mất một tỷ lệ quy ra toàn năm là 1,1%. Vào cùng giai đoạn ấy, kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng 9,8% so với năm ngoái.
Từ đó, người ta suy ra sản lượng kinh tế Nhật trong toàn năm 2010 là năm ngàn 474 tỷ Mỹ kim (5.474), thua sản lượng Trung Quốc là năm ngàn 879 tỷ (5.879). Tức là Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để có nền kinh tế đứng hạng thứ nhì thế giới.
Chúng tôi nhớ là cách đây đúng sáu tháng và căn cứ trên số liệu của sáu tháng đầu năm, ông có nói đến việc Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, nhưng cũng nêu ra một số mặt trái của vị trí đó. Bây giờ, sự thể đó đã là thực tế, ông nghĩ sao về nền kinh tế hạng nhì này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa lần trước, chúng ta nói đến nhiều mặt trái của tấm huy chương , kỳ này, có lẽ ta sẽ so sánh với các trường hợp tương tự nhìn trong viễn ảnh trường kỳ. Sau đấy mình sẽ tìm hiểu vì sao đỉnh cao cũng lại là một mũi lật, vì Trung Quốc đang vào khúc quanh.
- Trước hết, thưa ông, khi nói đến Tổng sản lượng một quốc gia đo lường bằng đơn vị tiền tệ phổ biến là đồng Mỹ kim, người ta dùng một thước đo thiếu chính xác vì đồng Mỹ kim tại Nhật mua được ít hàng hóa hơn cùng một tờ giấy bạc đó tại Trung Quốc. Để điều chỉnh cho thực tiễn hơn, ta có phương pháp PPP hay "tỷ giá mãi lực", là so sánh hai nền kinh tế ở sức mua của đồng bạc.
Theo phương pháp này thì kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản từ năm 2001, từ 10 năm trước. Cho nên mình không lấy gì làm ngạc nhiên.
- Trước hết, thưa ông, khi nói đến Tổng sản lượng một quốc gia đo lường bằng đơn vị tiền tệ phổ biến là đồng Mỹ kim, người ta dùng một thước đo thiếu chính xác vì đồng Mỹ kim tại Nhật mua được ít hàng hóa hơn cùng một tờ giấy bạc đó tại Trung Quốc. Để điều chỉnh cho thực tiễn hơn, ta có phương pháp PPP hay "tỷ giá mãi lực", là so sánh hai nền kinh tế ở sức mua của đồng bạc.
Theo phương pháp này thì kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản từ năm 2001, từ 10 năm trước. Cho nên mình không lấy gì làm ngạc nhiên.
- Điều ngạc nhiên là giới lãnh đạo Trung Quốc lại không giăng đèn kết hoa và đốt pháo chào mừng biến cố này để khích lệ lòng dân. Tờ Nhân dân Nhật báo của đảng đã một lần nói thật khá hãn hữu khi đăng một bài viết với tựa đề: "Trung Quốc vượt Nhật Bản để thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - nhưng không là nền kinh tế mạnh thứ nhì". Họ biết cái khác giữa lớn và mạnh. Cái lớn của Trung Quốc chính là dân số, hơn một tỷ 300 triệu người so với 127 triệu dân Nhật.
Việt Long: Nhưng từ một khởi điểm rất thấp, trong ba chục năm mà Trung Quốc vươn tới đó thì cũng là một kỳ tích chứ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đúng như vậy vì ai đó đã nói rằng "với sức người, sỏi đá sẽ thành cơm".
- Sau ba chục năm hoang tưởng duy ý chí của Mao Trạch Đông khiến cơm cũng thành sỏi đá thì khi hơn một tỷ người được phép bung ra làm ăn tất nhiên là có tạo ra kết quả khác.
Nhìn trong viễn ảnh dài thì sau hai chục năm đầu của cải cách, sức bật của Trung Quốc chưa mạnh như Nhật trong cùng thời kỳ và chỉ vọt nhanh từ chục năm nay, lần lượt vượt Ý năm 2000, rồi Pháp, Anh, Đức và bây giờ là vượt Nhật Bản.
- Phần kia, ta không quên là Nhật đã tổ chức Thế vận hội Tokyo từ năm 1964, khi Trung Quốc vừa xong "Bước nhảy vọt vĩ đại" và sắp chụm chân nhảy vào "Cách mạng Văn hoá Vô sản Vĩ đại". Khi Mao tiến hành việc tranh đoạt quyền bính rồ dại đó thì cũng là lúc Nhật Bản vượt Tây Đức thành nền kinh tế thứ nhì thế giới từ năm 1967 và tăng trưởng không ngừng cho tới đỉnh cao vào năm 1995.
Từ đó, Nhật trải qua khúc quanh chập chờn, với dân số bị lão hóa và xã hội chuyển sang một hình thái kinh tế khác. Vậy mà ngày nay, sản lượng bình quân của dân Nhật vẫn gấp 10 dân Tầu và nếu Trung Quốc có 300 triệu người đã thành trung lưu, hay 60 triệu có khi là triệu phú, thì vẫn còn 100 triệu dân cực nghèo, lợi tức một ngày không tới hai đô la.
Vậy mà ngày nay, sản lượng bình quân của dân Nhật vẫn gấp 10 dân Tầu và nếu Trung Quốc có 300 triệu người đã thành trung lưu, hay 60 triệu có khi là triệu phú, thì vẫn còn 100 triệu dân cực nghèo, lợi tức một ngày không tới hai đô la.
Nhìn rộng hơn thì sản lượng của hai nền kinh tế số hai số ba vẫn chưa bằng sản lượng của 300 triệu dân Mỹ, ngày nay là hơn 14.660 tỷ đô la. Đó là về lượng.
- Mà cái lượng của Trung Quốc là hơn tỷ người thì vẫn chưa biến thành phẩm, và sau khúc quanh sắp tới có khi lại biến thành hơi.
Vậy mà ngày nay, sản lượng bình quân của dân Nhật vẫn gấp 10 dân Tầu và nếu Trung Quốc có 300 triệu người đã thành trung lưu, hay 60 triệu có khi là triệu phú, thì vẫn còn 100 triệu dân cực nghèo, lợi tức một ngày không tới hai đô la.
Nhìn rộng hơn thì sản lượng của hai nền kinh tế số hai số ba vẫn chưa bằng sản lượng của 300 triệu dân Mỹ, ngày nay là hơn 14.660 tỷ đô la. Đó là về lượng.
- Mà cái lượng của Trung Quốc là hơn tỷ người thì vẫn chưa biến thành phẩm, và sau khúc quanh sắp tới có khi lại biến thành hơi.
Việt Long: Ông nói về khúc quanh của Trung Quốc. Phải chăng vì bây giờ nền kinh tế này lại bị lạm phát? Khi dân chúng được biết là mình vừa vượt qua Nhật thì cũng biết thêm là lạm phát đã vượt định mức của nhà nước. Trên diễn đàn này, ông thường nhắc rằng một yếu tố dẫn tới vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989 chính là lạm phát. Liệu lịch sử sẽ lại tái diễn chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng lạm phát có là vấn đề mà chỉ là một phần thôi.
- Chúng ta biết là Trung Quốc lại vừa tăng lãi suất, lần thứ tư kể từ trung tuần tháng 10 đến nay. Nhưng áp lực lạm phát manh nha từ năm ngoái đã "ăn vào cơ cấu" như một giới chức của họ đã nói. Và với lãi suất huy động trả cho trương chủ ký thác vẫn ở số âm, chỉ bằng hơn phân nửa sự mất giá của đồng bạc, việc nâng lãi suất sẽ phải tiếp tục. Vấn đề ấy tác động vảo phản ứng sinh sống của người dân và đúng là ảnh hưởng vào các vấn đề thuộc về cơ cấu. Một trong các vấn đề ấy là sự chuyển dịch dân số với hậu quả là doanh nghiệp Trung Quốc đang thiếu người lao động.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng lạm phát có là vấn đề mà chỉ là một phần thôi.
- Chúng ta biết là Trung Quốc lại vừa tăng lãi suất, lần thứ tư kể từ trung tuần tháng 10 đến nay. Nhưng áp lực lạm phát manh nha từ năm ngoái đã "ăn vào cơ cấu" như một giới chức của họ đã nói. Và với lãi suất huy động trả cho trương chủ ký thác vẫn ở số âm, chỉ bằng hơn phân nửa sự mất giá của đồng bạc, việc nâng lãi suất sẽ phải tiếp tục. Vấn đề ấy tác động vảo phản ứng sinh sống của người dân và đúng là ảnh hưởng vào các vấn đề thuộc về cơ cấu. Một trong các vấn đề ấy là sự chuyển dịch dân số với hậu quả là doanh nghiệp Trung Quốc đang thiếu người lao động.
Xứ đông dân nhất địa cầu nhưng thiếu lao động
Việt Long: Ông vừa nêu lên một vấn đề hơi khác thường. Trung Quốc là một xứ đông dân nhất địa cầu và nhờ vậy mà có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới. Vì sao mà với một vựa người đông đảo như vậy, Trung Quốc lại thiếu nhân công?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta hãy nhìn vào con số ở trên về hiện tượng rồi sẽ tìm hiểu bản chất nằm sâu bên dưới để thấy ra những chuyển động ngầm cho những năm tới.
- Người dân Trung Quốc vừa ăn Tết Tân Mão xong. Với một quốc gia đông dân như vậy, việc ăn Tết cũng là chuyện lớn của nào là nghỉ phép, ăn uống đãi đằng và di chuyển, nhất là di chuyển trong một xứ sở mà việc chuyển vận thật ra vẫn chưa tiện lợi đầy đủ.
- Thống kê hàng năm cho thấy một hiện tượng theo mùa, là cứ đến mấy tháng giáp Tết, nhiều doanh nghiệp chế biến lại thiếu lao động khi họ xin về quê ăn Tết và phải đi sớm vì vượt cả cây số ngàn. Sau Tết khá lâu, lực lượng lao động ấy mới lại trở về hãng xưởng cũ để tìm việc.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ta hãy nhìn vào con số ở trên về hiện tượng rồi sẽ tìm hiểu bản chất nằm sâu bên dưới để thấy ra những chuyển động ngầm cho những năm tới.
- Người dân Trung Quốc vừa ăn Tết Tân Mão xong. Với một quốc gia đông dân như vậy, việc ăn Tết cũng là chuyện lớn của nào là nghỉ phép, ăn uống đãi đằng và di chuyển, nhất là di chuyển trong một xứ sở mà việc chuyển vận thật ra vẫn chưa tiện lợi đầy đủ.
- Thống kê hàng năm cho thấy một hiện tượng theo mùa, là cứ đến mấy tháng giáp Tết, nhiều doanh nghiệp chế biến lại thiếu lao động khi họ xin về quê ăn Tết và phải đi sớm vì vượt cả cây số ngàn. Sau Tết khá lâu, lực lượng lao động ấy mới lại trở về hãng xưởng cũ để tìm việc.
- Từ năm 2004, tính trung bình thì ba tháng cuối năm và ba tháng đầu năm là lúc mà yêu cầu về nhân công lại "căng" nhất, là khi các doanh nghiệp cần người nhất. Sáu tháng giữa năm là thời kỳ mà "người" và "việc" ăn khớp với nhau, cần người là có. Nói theo kinh tế là số cung và cầu về lao động tương đối quân bình.
- Thế rồi các cuộc khảo sát gần đây cho thấy một hiện tượng xuất hiện lần đầu. Đó là tình trạng thiếu người không chỉ xảy ra trong sáu tháng đầu và cuối năm mà trở thành thường xuyên cho toàn năm 2010. Riêng trong ba tháng cuối năm, tức là quý bốn, dù số yêu cầu về lao động có giảm gần nửa triệu thì các doanh nghiệp vẫn thiếu thợ. Nghĩa là nhiều người về quê ăn Tết là về luôn mà không trở lại. Vì vậy, mùa Tết vừa qua lãnh đạo mới bức xúc!
- Thế rồi các cuộc khảo sát gần đây cho thấy một hiện tượng xuất hiện lần đầu. Đó là tình trạng thiếu người không chỉ xảy ra trong sáu tháng đầu và cuối năm mà trở thành thường xuyên cho toàn năm 2010. Riêng trong ba tháng cuối năm, tức là quý bốn, dù số yêu cầu về lao động có giảm gần nửa triệu thì các doanh nghiệp vẫn thiếu thợ. Nghĩa là nhiều người về quê ăn Tết là về luôn mà không trở lại. Vì vậy, mùa Tết vừa qua lãnh đạo mới bức xúc!
Việt Long: Vì sao lại có hiện tượng đó? Xin ông nói về bản chất bên dưới hiện tượng đó.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhớ lại chuyện "nhất quốc tam kinh" một quốc gia có ba nền kinh tế và sự phồn thịnh tập trung vào các tỉnh miền Đông, chủ yếu trong vùng châu thổ Dương Tử và Châu giang của Quảng Đông. Đây là khu vực đất chật người đông và tạo ra hình ảnh trù phú đầy ấn tượng và ảo giác cho Trung Quốc.
- Từ sự kiện ấy, xứ này mới có hiện tượng mà chính họ gọi là "dân công" là mấy trăm triệu người từ các tỉnh nội địa mò ra vùng duyên hải để kiếm việc và gửi tiền về cho gia đình. Không có hộ khẩu vì chế độ hộ khẩu vẫn còn và chưa cải sửa cho thích hợp, số dân công này sống cực khổ và bấp bênh khi bệnh tật hay thất nghiệp nên là một vấn đề xã hội. Hàng năm, lực lượng này cứ về quê ăn Tết là các tỉnh miền Đông thấy việc kiếm người lại rất căng. Quà cáp đem về cho gia đình cũng gây một sức ép bất thường về vật giá.
- Bây giờ, không chỉ khu vực miền Đông mà các tỉnh nằm sâu trong nội địa như Tứ Xuyên, An Huy hay Hồ Bắc cũng manh nha thấy ra hiện tượng đó. Nghĩa là thay vì là một vựa người có thể xuất khẩu cho các tỉnh duyên hải, nay các tỉnh nội địa cũng thiếu người. Các doanh nghệp miền Đông mà cần nhân công và hỏi tới các cơ quan giới thiệu ở bên trong thì bị từ chối!
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhớ lại chuyện "nhất quốc tam kinh" một quốc gia có ba nền kinh tế và sự phồn thịnh tập trung vào các tỉnh miền Đông, chủ yếu trong vùng châu thổ Dương Tử và Châu giang của Quảng Đông. Đây là khu vực đất chật người đông và tạo ra hình ảnh trù phú đầy ấn tượng và ảo giác cho Trung Quốc.
- Từ sự kiện ấy, xứ này mới có hiện tượng mà chính họ gọi là "dân công" là mấy trăm triệu người từ các tỉnh nội địa mò ra vùng duyên hải để kiếm việc và gửi tiền về cho gia đình. Không có hộ khẩu vì chế độ hộ khẩu vẫn còn và chưa cải sửa cho thích hợp, số dân công này sống cực khổ và bấp bênh khi bệnh tật hay thất nghiệp nên là một vấn đề xã hội. Hàng năm, lực lượng này cứ về quê ăn Tết là các tỉnh miền Đông thấy việc kiếm người lại rất căng. Quà cáp đem về cho gia đình cũng gây một sức ép bất thường về vật giá.
- Bây giờ, không chỉ khu vực miền Đông mà các tỉnh nằm sâu trong nội địa như Tứ Xuyên, An Huy hay Hồ Bắc cũng manh nha thấy ra hiện tượng đó. Nghĩa là thay vì là một vựa người có thể xuất khẩu cho các tỉnh duyên hải, nay các tỉnh nội địa cũng thiếu người. Các doanh nghệp miền Đông mà cần nhân công và hỏi tới các cơ quan giới thiệu ở bên trong thì bị từ chối!
Việt Long: Thưa ông, nguyên nhân sâu xa ở bên dưới là những gì mà các tỉnh nội địa cũng lại thiếu người?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thuộc về chu kỳ kinh tế là thăng trầm theo mùa thì vật giá quá đắt đỏ nơi vùng duyên hải khiến nhiều người thấy là đi xa - mà xa tới cả ngàn cây số - quả là chẳng bõ.
Đó là một lý do dù sao vẫn còn nhỏ. Lý do lớn thì phải tìm thấy trong chính sách: vì sợ động loạn với 150 triệu dân công dật dờ và sự khác biệt quá lớn của các tỉnh quá lạc hậu bên trong, lãnh đạo Bắc Kinh đã lại đẩy mạnh nỗ lực "Tây tiến", là ráo riết đầu tư vào nội địa.
Một số doanh nghiệp cũng tới đó để tìm nơi sản xuất rẻ hơn với mức lương thấp hơn. Nhiều địa phương muốn giữ lao động cho mình nên có nới lỏng chế độ hộ khẩu và không coi họ là di dân từ nông thôn nữa. Ba năm sau, nỗ lực này có đem lại kết quả khi các thành phố nội địa như Tây An, Vũ Hán và nhất là Thành Đô của Tứ Xuyên đã tiếp nhận được đầu tư nước ngoài.
Những vụ đình công đòi tăng lương ở các tỉnh miền Đông trong suốt năm qua càng thúc đẩy chiều hướng ấy. Nghĩa là miền Đông thiếu thợ mà miền Tây đã có việc làm. Nhiều người trở về rồi không quay lại kiếp tha phương cầu thực nữa là vì lý do đó. Nhưng nằm sâu hơn bên dưới lại còn một lý do thuộc về cơ cấu dân số: đó là vựa nguời đang cạn.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thuộc về chu kỳ kinh tế là thăng trầm theo mùa thì vật giá quá đắt đỏ nơi vùng duyên hải khiến nhiều người thấy là đi xa - mà xa tới cả ngàn cây số - quả là chẳng bõ.
Đó là một lý do dù sao vẫn còn nhỏ. Lý do lớn thì phải tìm thấy trong chính sách: vì sợ động loạn với 150 triệu dân công dật dờ và sự khác biệt quá lớn của các tỉnh quá lạc hậu bên trong, lãnh đạo Bắc Kinh đã lại đẩy mạnh nỗ lực "Tây tiến", là ráo riết đầu tư vào nội địa.
Một số doanh nghiệp cũng tới đó để tìm nơi sản xuất rẻ hơn với mức lương thấp hơn. Nhiều địa phương muốn giữ lao động cho mình nên có nới lỏng chế độ hộ khẩu và không coi họ là di dân từ nông thôn nữa. Ba năm sau, nỗ lực này có đem lại kết quả khi các thành phố nội địa như Tây An, Vũ Hán và nhất là Thành Đô của Tứ Xuyên đã tiếp nhận được đầu tư nước ngoài.
Những vụ đình công đòi tăng lương ở các tỉnh miền Đông trong suốt năm qua càng thúc đẩy chiều hướng ấy. Nghĩa là miền Đông thiếu thợ mà miền Tây đã có việc làm. Nhiều người trở về rồi không quay lại kiếp tha phương cầu thực nữa là vì lý do đó. Nhưng nằm sâu hơn bên dưới lại còn một lý do thuộc về cơ cấu dân số: đó là vựa nguời đang cạn.
Việt Long: Ông nói rằng vựa người đang cạn, nghĩa là dân số Trung Quốc hết tăng như xưa?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành kế hoạch hóa gia đình với quốc sách "mỗi hộ một con". Kết quả là ngày nay, thành phần dân số ở tuổi lao động sung mãn nhất đã giảm hẳn và còn giảm nữa trong những thập niên tới. Loại lao động dân công thường là những người trẻ và khỏe, ở lớp tuổi 25 đến 35, cũng bắt đầu ít dần.
Vì vậy, nạn khan hiếm lao động đang bắt đầu tại Trung Quốc khi xã hội lão hóa dần, như Nhật Bản đã thấy. Hậu quả là lương lậu từ nay chỉ tăng chứ không giảm. Ưu thế của chiến lược khai thác lao động rẻ để chiếm thị trường xuất khẩu bằng mọi giá đã đi hết sự vận hành của nó. Do đó chúng ta mới thấy một khúc quanh, mà là một khúc quanh dễ lật.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành kế hoạch hóa gia đình với quốc sách "mỗi hộ một con". Kết quả là ngày nay, thành phần dân số ở tuổi lao động sung mãn nhất đã giảm hẳn và còn giảm nữa trong những thập niên tới. Loại lao động dân công thường là những người trẻ và khỏe, ở lớp tuổi 25 đến 35, cũng bắt đầu ít dần.
Vì vậy, nạn khan hiếm lao động đang bắt đầu tại Trung Quốc khi xã hội lão hóa dần, như Nhật Bản đã thấy. Hậu quả là lương lậu từ nay chỉ tăng chứ không giảm. Ưu thế của chiến lược khai thác lao động rẻ để chiếm thị trường xuất khẩu bằng mọi giá đã đi hết sự vận hành của nó. Do đó chúng ta mới thấy một khúc quanh, mà là một khúc quanh dễ lật.
Việt Long: Vì sao ông lại cho rằng đó là khúc quanh dễ lật? Trung Quốc cũng có thể bước lên trình độ sản xuất cao hơn với công nghệ hiện đại và dùng ít nhân công hơn như các xứ Đông Á kia, ông nghĩ sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi e là chưa kịp lên đến đó thì đã loạn!
- Lý do là trong hiện tại, hơn phân nửa số yêu cầu về lao động là lực lượng bắp thịt với trình độ học vấn từ trung học trở xuống. Kế đó mới là những người có tú tài và cao đẳng kỷ thuật. Và đói việc nhất là những người có bằng đại học! Trong 10 năm qua, số tốt nghiệp đại học tăng gấp năm lần mà cả cơ chế sản xuất thì vẫn cứ theo chiến lược thâm dụng nhân công thay cho tư bản và máy móc.
- Trung Quốc đang bị "hiệu ứng Trung Đông" là một thế hệ trẻ có bằng cấp và kiến thức mà lại không kiếm ra việc. Họ có kiến thức để thấy mình không có tương lai và tốt nghiệp xong mà thất nghiệp, khi kinh tế phát triển thì doanh nghiệp lại tuyển người mới tốt nghiệp của các khóa sau! Nghĩa là có một thế hệ bị lỡ trớn và sẵn sàng xuống đường.
- Tựu trung, xứ này đang mất ưu thế của một chiến lược lỗi thời và đối mặt với sự đình đọng kéo dài vì dân số cao niên ngày càng đông trong khi tuổi trẻ có hiểu biết thì ngày càng bất mãn. Bây giờ lại đứng hạng nhì hoàn vũ và hung hăng uy hiếp thiên hạ thì không thể cào mặt ăn vạ rằng mình bị thiên hạ tấn công trong lịch sử và dù sao cũng chỉ là một quốc gia mới phát triển!
- Trung Quốc đang bị "hiệu ứng Trung Đông" là một thế hệ trẻ có bằng cấp và kiến thức mà lại không kiếm ra việc. Họ có kiến thức để thấy mình không có tương lai và tốt nghiệp xong mà thất nghiệp, khi kinh tế phát triển thì doanh nghiệp lại tuyển người mới tốt nghiệp của các khóa sau! Nghĩa là có một thế hệ bị lỡ trớn và sẵn sàng xuống đường.
- Tựu trung, xứ này đang mất ưu thế của một chiến lược lỗi thời và đối mặt với sự đình đọng kéo dài vì dân số cao niên ngày càng đông trong khi tuổi trẻ có hiểu biết thì ngày càng bất mãn. Bây giờ lại đứng hạng nhì hoàn vũ và hung hăng uy hiếp thiên hạ thì không thể cào mặt ăn vạ rằng mình bị thiên hạ tấn công trong lịch sử và dù sao cũng chỉ là một quốc gia mới phát triển!
Việt Long: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment