Friday, February 25, 2011

THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ KIỂU AI CẬP KHÓ XẢY RA Ở TRUNG QUỐC (Loh Su Hsing)

25-02-2011 

Sự lật đổ chế độ ở Tunisie và Ai Cập đã gây nên nhiều cuộc tranh luận về một điều tất yếu có thể xảy ra ở Trung Quốc. Mặc dù có một số điểm tương đồng trong cung cách cai trị và nỗi bất mãn xã hội đang bị kềm nén như ở hai nước kia, Trung Quốc khó đi theo con đường của Ai Cập và Tunisie vì nhiều lý do.

Trước hết, cái vốn đổ ra nhiều hơn bội phần ở Trung Quốc. Đã đạt được một mức độ phát triển kinh tế liên tuc, đều đặn, Trung Quốc giờ đây được xem như là một cường quốc đang trổi dậy của thế kỷ 21, người Trung Hoa cũng nhận thức rằng thay đổi cái chế độ hiện nay đi kèm với cái giá phải trả, giá đánh mất cái cơ hội đang có.

Liệu cái giá cơ hội này có thật không thì điều đó thể tranh luận, nhưng cái điều rõ ràng là sự xáo trộn chính trị sẽ làm mất niềm tin nơi người đầu tư và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hiện nay.

Thêm vào đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng thống trị nền chính trị từ năm 1949, nên các đảng phái đối lập không có môi trường hoạt động. Sự thay thế nào đây khả dĩ có thể chấp nhận được để thay thế cho Đảng CSTQ? Có nên chăng hy vọng vào sự thay đổi cả chế độ hay hy vọng vào một sự thay đổi đến từ bên trong lòng chế độ hiện thời?

Thứ nhì, có những sự khác biệt đậm đà giữa hai thể chế độc tài đảng trị và độc tài mang tinh cá nhân. Hai cựu tổng thống bị lật đổ của Tunisie ông Zine El Abidine Ben Ali và cựu tổng thống Ai Cập ông Hosni Mubarak đều là những nhà độc tài và lãnh đạo đất nước họ một cách độc tài kiểu cá nhân. Vì thế, đã có một người bằng da bằng thịt để người dân trút hết uất ức bị dồn nén lên. Người ta có thể cho rằng tiến hành một cuộc cách mạng với một khuôn mặt kẻ thù được định hình định tướng như là mục đích của cuộc cách mạng thì dễ dàng hơn. Sự lật đổ và thay thế hai ông Ben Ali và Mubarak mang tính biểu tượng cao độ và được quần chúng xem như là việc làm đúng đối với một sự bất công.
Một sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc sẽ không đạt được cùng cái hiệu quả thuốc tẩy như thế. Một Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông đã được chăm sóc cẩn thận để không nuôi dưỡng tính sùng bái cá nhân. Các nhà lãnh đạo người Trung Hoa là một phần của Bộ Chính trị đồng dạng nhau, họ ít khi bày tỏ quan điểm riêng tư của mình, ngược lại những nhà lãnh đạo này đi theo đường lối của đảng – một cách thận trọng - trước công chúng.

Lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đưa đến việc sửa đổi lại toàn hệ thống, một hệ thống có quá nhiều sai lầm, khuyết điểm nhưng cũng cùng lúc, có nhiều ưu điểm. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa sự phát triển kinh tế lên ưu tiên hàng đầu, trên cả sức khỏe công chúng và bảo vệ môi sinh, đảng cũng thất bại không kiềm chế được khoảng cách giàu nghèo rất hiển nhiên trong xã hội hiện nay và không ngăn chận được tệ nạn tham nhũng. Nhưng cùng lúc, giới lãnh đạo đảng đã đưa hằng trăm triệu người Trung Hoa ra khỏi cảnh nghèo đói, gia tăng cái thế, cái tiếng tăm của Trung Quốc trên trường quốc tế, và đã hướng đến một sự phát triển kinh tế phi thường cho đất nước này. Cái được, cái thành công thường xuyên đi kèm với cái mất, cái thất bại, điều này đưa đến một cái cảm tính xung đột trong lòng người dân Trung Hoa đối với chế độ cầm quyền Cộng Sản.

Thứ ba, tệ nạn tham nhũng đã tồn tại trong suốt lịch sử Trung Hoa. Kể từ thời quân chủ xa xưa cho đến ngày nay, tham nhũng và bất bình đẳng trong đẳng cấp xã hội đã gây hại cho mỗi một chế độ. Thái độ của người Trung Hoa đối với tham nhũng, dù khó mà bào chữa cho điều này, cũng mang ít nhiều tính cam phận, chịu đựng. Bằng chứng là những cuộc thảo luận trên mạng cho thấy rất nhiều người Trung Hoa không tin là nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thay thế đi, thì chế độ thay thế nó sẽ không có tham nhũng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng lấy làm thích thú với sự thành công tương đối trong việc làm dậy tính dân tộc đối với những thế lực xâm lăng lịch sử và sử dụng tính chơi khăm của phương Tây nhằm hướng sự bất mãn của người dân ra ngoài nước, và đảng thuyết phục người dân rằng, ngay cả với nhiều khuyết điểm, đảng vẫn là giới lãnh đạo tốt đẹp nhất để bảo vệ lợi ích cho Trung Quốc.

Trong lúc sự bất mãn chắc chắn ngày càng tăng ở Trung Quốc, sự thúc đẩy ngấm ngầm và cơ bản cho một sự thay đổi chính trị chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng như đã từng xảy ra ở Tunisie và Ai Cập, và cũng khó xảy ra như thế trong tương lai gần.


© DCVOnline


Nguồn:

(1) Egypt-style regime change unlikely in China. Straits Times 21 February 2011, by Loh Su Hsing. Tác giả người Singapore, đang làm luận án tiến sĩ ở trường đại học Fudan, Shanghai ngành quan hệ quốc tế và công vụ, và là một cộng tác viên với Viện Nghiên cứu Chatham, Luân Đôn.
.
.
.

No comments: