Friday, February 4, 2011

TẾT VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI (Vi Anh, Việt Báo)

(02/04/2011)

Về địa lý  nhân văn, người Việt hải ngoại không sống được với CS ở Việt Nam nên đem Việt Nam theo sống với mình nơi quê hương mới. Đa số những đất hứa, đất lành  người Việt tỵ nạn CS xin định cư là những quốc gia Tây Phương tiền tiến,  kinh tế đã phát triển, chánh trị tự do, dân chủ, thuộc văn minh Tây Phương. Có nơi cách nước nhà nửa vòng Trái Đất.

Cho đến bây giờ có trên 3 triệu người Việt đang sinh cơ lập nghiệp, con cháu đề huề, trên 90% đã vô quốc tịch quốc gia sở tại vùng Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc châu.

Về thời gian đã hơn 36 năm tính đến cái Tết Tân Mão này. Bao nhiêu vật đổi sao dời, dâu biển đã qua sau cuộc di tản  tỵ nạn CS, đông đúc, nguy nan, lâu dài và xa cách nước nhà, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt - người Việt hải ngoại vẫn giữ được cái Tết cỗ truyền Việt Nam ngay trong lòng văn minh Tây Phương.

Mỗi lần Tết đến là mỗi lần người Việt dù ở nơi đâu trên quả địa cầu này, cũng “ăn Tết”,  xem Tết là ngày trọng đại, thiêng liêng để tưởng niệm đất nước ông bà, cúng kiến tô tiên, sum họp  gia đình, chúc và viếng thăm nhau. Và qua việc làm đó giúp một bài học vừa lý thuyết vừa thực hành cho đàn hậu tấn con cháu sanh nơi quê hương mới hiểu biết để gìn giữ nến văn hoá Việt Nam.

Tết Tân Mão 2011 này, người Việt hải ngoại đặc biệt ở Mỹ tỏ ra dị ứng khá mạnh với TC đã lấn chiếm biển đảo của VN. Không phải chỉ không mua bánh mức, trà, trái cây họp và tưoi made in China của TC sợ nguy hại sức khoẻ, mà hầu hết các lịch tường, lịch cuốn bằng tiếng Việt của các cơ sở sản xuất kinh doanh, văn phòng bác sĩ, dược sĩ luật sư người gốc Việt  chỉ dùng chữ Tân Mão nếu tiếng Việt và year of cat nếu tiếng Anh theo con giáp Việt Nam. Chớ dứt khoát  không dùng chữ  Con Thỏ theo con giáp Tàu.

Nhưng  những đặc sắc của cáí Tết cỗ truyền VN, người Việt hải ngoại cố giữ dù sống trong môi trường và văn hoá của nước khác, của Tây Phương. Dù trời lạnh hay nóng, tuyết giá hay mua gió, nơi nào có tổ chức cộng đồng Việt Nam thì tổ chức Tết tập thể. Trong dịp này các tổng hội sinh viên thường tổ chức Hội Chợ Tết. Riêng Tổng Hội sinh viên ở Pháp còn bay bướm, nịnh đầm (galant) như Tây tổ chức thi Hoa Hậu Xuân 2011.

Tết tập thể  của cộng đồng là một sáng kiến mới khi ra hải ngoại. Khác với khi xưa cùng lắm là tổ chức chợ Tết, chợ hoa ở ngoài đường hay ở sân hay đình làng.

Tết tập thể của cồng động Việt hải ngoại lúc nào cũng có quốc kỳ VN bay phất phới trên cổng chào,  khai mạc có chào cờ, hát quốc ca và tưởng niệm anh linh tử sĩ là phần nghi thức trong hầu hết các lễ hội của người Việt hải ngoại. Theo qui định bất thành văn, nghi thức đó là bó buộc nếu không  ban tổ chức bị nghi là lập trường quốc gia, chống Cộng, căn cước tỵ nạn CS không rõ ràng, không vững chắc.

Những tiết mục diễn hành văn hoá, hội chợ tết, múa lân, hội ngộ mừng xuân, chúc thọ người già, phát quà cho lớp trẻ, văn nghệ giúp vui thường không thiếu.  Có cộng đồng như ở  Texas “dựng nêu” như thời xa xưa trong làng xã VN. Hội chợ Little Saigon có khu làng VN.

Vì lý do phòng hoả nhiều nơi không được đốt pháo. Nhưng múa lân thì tự do. Nhiểu cơ quan đoàn thế và chùa có đội lân múa rất điệu nghệ.

Còn nơi nào ít người, chưa có cộng đồng, dù một gia đình, chỉ có vợ chồng con cái thôi cũng làm lễ Tết. Vai trò người nội tướng của gia đình là làm sống lại tinh thần Tết VN nhứt là với con sanh ở hải ngoại, qua lể đưa Ông Táo về Trời, đưa và rước Ông Bà, giao thừa, mừng tuổi và lì xì. Món ăn VN như  bánh mứt, thịt kho hột vịt, canh khổ qua hầm, măng tươi nấu giò heo, tôm khô củ kiệu ít khi thiếu.

Có thể nói những thứ bánh mứt và món ăn truyền thống này làm ở Mỹ còn ngon hơn ở VN nhờ nếp tốt, đậu tốt và thịt mềm ngon. Nhưng tính ra gía rất rẻ nếu sơ lương giờ của người đi làm.

Người viết bài này được mời ăn một số bữa trước Tết có sinh viên  Việt qua Mỹ học mới một năm, có người mới qua định cư đôi năm và người Mỹ gốc Việt định cư nhiều năm. Tất cả  đều đồng ý là bánh chưng, tét, mứt gừng, các món ăn Việt ở Little Saigon hương vị đậm đà, mềm dẻo, không thua ở VN.

Không có điều kiện đi VN thì ghé Little Saigon ăn uống đồ Việt còn ngon hơn, an toàn  cho sức khoẻ hơn ở  Saigon.  Giá ở đây lượng và phẩm  tính ra rẻ hơn ở Saigon bây giờ.

Hoa đào, hoa mai, cây quất, bánh chưng, bánh tét, củ kiệu dưa hành, các loại mứt kẹo và món ăn truyền thống ngày Tết được bày bán khắp nơi trong các khu chợ châu Á. Hoa mai, hoa đào, bánh tét, bánh chung  “gin” nếu không có người Việt làm bán thì mua hoa vải, nylon.

Còn nơi nào có chùa thì tín hữu hàng hàng lớp lớp đi lể Phật, đi hành hương thập tự đầu năm và có người đến đón giao thừa ở chùa nữa.

 Có người còn lên đài  như đài RFI của Pháp chỉ cách làm bánh chưng, dưa hành, bánh tét, gói, nấu ra sao. Còn dưa hành thì phải thích nghi như thế nào đối với củ hành của Pháp là xứ ôn đới củ lớn phải làm sao nhỏ lại cho thanh, cho thơm vừa miệng trong ngày tư ngày tết ăn uống  phải hết sức lịch sự.

Nhiểu đài phát thanh có chương trình tiếng Việt như RFI của Pháp, RFA của Mỹ đi tin, làm phóng sự nhiều ngày trước Tết. Tết Việt ở Little Saigon, ở Paris, Anh, Na uy, Hoà Lan, Bỉ, Ba lan, v.v... Bên cạnh đó các webs, youtube của truyền thông  dân gian làm cho người Việt thấy Tết Việt  hầu như khắp thế giới. Một hình thức kết nối các cộng đồng, gia đình và cá nhân VN thành VN hải ngoại.

Riêng ở Little Saigon đông người gốc Việt, báo chí nhiều, các nhà báo đem một đặc sắc của làng báo Việt qua đây. Những tờ báo lớn đều có ra báo xuân như Tết ở Saigon thủ đô VNCH khi xưa vậy.

Người địa phương như Pháp, Mỹ sống gần cộng đồng người Việt cũng ăn Tết với người gốc Việt vì bây giờ không ít người Việt lập gia đình với người sắc tộc khác. VN khác với người Tàu rất khoan dung hôn nhơn  khác màu da, khác sắc tộc. Nhứt là quí vị dân cử  lúc nào cũng tỏ ra thân thiện với người gốc Việt lá một sắc dân năng động chánh trị và là cử tri mẩn cán.

Người Việt hải ngoại cũng được cung ứng nhiều tin tức về Tết ở VN. Báo chí Việt giấy hay inernet thông tin, nghị luận về Tết ở VN cả hai tuần trước. Truyên thông ngoại quốc có tính quốc tế cũng thế. BBC đi tin “Quà Tết ngàn đô ở Việt Nam”, chắc có lẽ là của đút lót, thủ tục đầu tiên  trong thòi “làm kinh tế “ thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tư bản đỏ chỉ tính bằng Đô la Mỹ. RFA rất bén nhậy tin VN cho biết “ Người Hà Nội đón Tết trong giá rét ra sao?”;  VN “Tràn ngập hàng nội hóa trong dịp Tết”, “Tết trên những gánh hàng rong”  của “những người ngoại tỉnh lên thành phố sinh sống  một tuần, bảy ngày dãi nắng dầm mưa; giá hàng Tết "đến hẹn lại tăng", “nhiều mặt hàng phục vụ Tết năm nay tăng từ 40% đến 60% so với năm ngoái. RFI của Pháp phóng sự cho biết “Người tiêu dùng Việt nay thường chọn sắm Tết ở siêu thị” ./. ( Vi Anh)
.
.
.

No comments: