Thursday, February 10, 2011

ĐÔNG NAM Á MỞ RỘNG THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC, NHƯNG QUAN HỆ THÌ LẠI PHỨC TẠP


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 02/10/2011 - 12:29

Việc giảm thuế xuất khẩu kích thích thương mại và đầu tư từ Trung Quốc, nhưng những nhà sản xuất địa phương hiện nay lại lo lắng rằng cơn lũ hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc sẽ làm họ phá sản.

Trong khi Hoa Kỳ đang vật lộn với chính sách thương mại của Trung Quốc, những rào cản đối với hàng xuất khẩu Trung Quôc đang sụp đổ trên khắp Đông nam Á, kích thích việc tăng trưởng về thương mại và đầu tư. Nhưng một phản ứng ngược có thể đang âm ỉ trong khu vực vốn hưởng thụ cũng như mất mát nhiều từ việc hoà nhập với nền kinh tế xuất khẩu chủ đạo khổng lồ của Trung Quốc.

Tại Thái Lan, một dự án của Trung Quốc nhằm xây dựng một chợ bán sỉ tại Bangkok đã trở thành một trụ thu lôi của chỉ trích khi các nhà sản xuất người Thái giận dữ vì cạnh tranh từ các mặt hàng xuất khẩu rẻ tiền. Những phải đối cũng đã nổi lên tại Indonesia vì việc tràn ngập quần áo và các mặt hàng giá rẻ khác của Trung Quốc kể từ khi hiệp ước thương mại tự do khu vực có hiệu lực một năm trước.

Những phản đối này cho thấy mặt tiến và lùi trong quan hệ của Trung Quốc với những láng giềng châu Á, bao gồm những đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ như Thái Lan và Singapore. Cũng như tại những khu vực khác, nền ngoại giao thương mại của Trung Quốc luôn được hấp dẫn thêm bởi những món vay nhẹ lãi và viện trợ, bao gồm việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng như một dự án đường sắt cao tốc giữa vùng tây nam Trung Quốc và khu vực đất liền Đông nam Á.

Các giám đốc Thái nói rằng quan hệ gần gũi với Trung Quốc tạo ra cơ hội nhưng cũng khiến Thái Lan thất bại trong việc đuổi kịp kỹ nghệ Trung Quốc, một phần vì bất ổn chính trị. Pimoljit Thammasarnsoonthorn, một nhà nhập khẩu hoá chất từ Trung Quốc và châu Âu nói rằng Thái Lan không có lựa chọn nào khác ngoại trừ đón nhận Trung Quốc. "Chúng tôi phải nắm bắt ngọn triều và tận dụng cơ hội," bà nói.

Tự do hoá thương mại với Trung Quốc

Thuế nhập khẩu đã được bãi bỏ trong 90% mặt hàng trao đổi giữa Trung Quốc và sáu nền kinh tế lớ nhất của ASEAN theo hiệp ước thương mại tự do năm 2002. Hiệp ước Thương mai Tự do Trung Quốc - ASEAN bắt buộc tình trạng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá, với ngoại lệ đối với vài mặt hàng cho đến năm 2015. Bốn quốc gia nghèo hơn của ASEAN cũng đã đồng ý đi theo hiệp ước để tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới về mặt dân số.

Trong năm 2008, trao đổi giữa Trung Quốc và ASEAN đạt đỉnh điểm với 231 tỉ đô la trước khi cơn khủng hoảng toàn cầu vào năm 2009 làm giảm bớt 8%. Giao dịch đã hồi phục lại vào năm ngoái và đã tăng 50% trong bảy tháng đầu năm với 161 tỉ đô la.

Indonesia, hiện đang có nền kinh tế lớ nhất ASEAN, đã đặt vất đề về nhịp độ giải phóng thương mại với Trung Quốc. Năm ngoái, quốc gia này đã thành công trong việc trì hoãn bãi bỏ thuế nhập khẩu cho trên 200 mặt hàng, bao gồm vải sợi, máy móc, sắt thép, vì mối lo ngại đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Không như Hoa Kỳ, Indonesia đang có một tỉ lệ thặng dư mậu dịch với Trung Quốc nhờ nguồn than, khí đốt thiên nhiên dồi dào và những mặt hàng khác.

Đối với Thái Lan, Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại chủ chốt. Họ là thị trường lớn nhất với lượng hàng hoá mua vào trị giá 40 tỉ đô la trong năm 2010, vượt qua cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Chính quyền Thái đã tiên đoán rằng giá trị hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có thể tăng gấp đôi trong vòng ba năm nhờ tỉ giá thuế thấp.

Tháng trước, Tập đoàn Ashima, một công ty Trung Quốc đã khai trương dự án cho một "Khu hỗ hợp Thành phố Trung Quốc" rộng 2 triệu mét vuông nằm ngoài Bangkok. Dự án này, dự định sẽ haòn thành vào cuối năm 2012, được thiết kế theo kiểu mẫu của Thành phố Thương mại Quốc tế Nghĩa Ô, một chợ bán sỉ tại Chiết Giang, tự quảng cáo như là cửa hàng lớn nhất thế giới và đã trở thành một nơi thu hút những nhà nhập khẩu ngoại quốc chuyên nhập hàng hoá rẻ tiền của Trung Quốc .

Trong một tài liệu quảng cáo, Ashima nói rằng Khu Hỗn hợp Thành phố Trung Quốc đại diện cho "quá trình toàn cầu hoá của kiểu mẫu Nghĩa Ô" và sẽ tạo ra một "trung tâm phân phối sản phẩm nhỏ của Đông nam Á." Dong Hongqi, chủ tịch Tập đoàn Ashima, nói với tờ báo nhà nước Trung Hoa Nhật Báo ở Bắc Kinh khu hỗn hợp của Thái Lan được nhằm vào các khách thuê người Trung Quốc chuyên bán hàng hoá Trung Quốc.

Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang xây dựng những chợ bán sỉ khác tại hai thành phố khác của Thái Lan, Wang Ar-Chern, một thương gia Trung Quốc ở Bangkok hiện là nhà đầu tư tại một trong hai trung tâm này ở Phuket. Nó được dự định sẽ khai trương vào tháng sau và sẽ chỉ bán hàng hoá Trung Quốc. "Thái Lan có đất đai, Trung Quốc có tiền để đầu tư," ông nói.

Lợi nhuận của những nước nhỏ qua đầu tư của Trung Quốc?
Các công ty Thái đang hỏi rằng họ được lợi nhuận gì từ những đầu tư này. Các nhà sản xuất đã than phiền rằng Khu Hỗn hợp Thành phố Trung Quốc sẽ gây thiệt hại đến sản phẩm địa phương và chuyển sức mua khỏi những chợ bán sỉ hiện nay Thái ở trung tâm Bangkok.

"Sản phẩm của chúng tôi rất tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh giá cả với Trung Quốc thì chúng tôi không thể cạnh tranh nổi," Tanit Sorat, phó chủ tịch Liên hiệp Công nghệ Thái Lan nói.

Một thứ trưởng Thái nói với phóng viên vào tháng trước rằng 30% mặt bằng cho thuê tại khu chợ mới này sẽ được giành riêng cho các công ty Thái với giá giảm. Ông nói rằng chính phủ Trung Quốc cũng đã đồng ý giúp các nhà sản xuất nông nghiệp Thái bán sản phẩm của họ tại chợ Nghĩa Ô như là một lợi ích có được từ chính sách mở cửa của Thái Lan.

Ông Tanit nói những hỗ trợ như thế rất có ích cho các nhà xuất khẩu Thái nhưng cùng đã chỉ trích rằng chỉ tiêu 30% thì không đủ so với tiềm năng các công ty Thái bị ảnh hưởng khi phân phối hàng hoá Trung Quốc. "Nếu chúng ta có một trung tâm buôn bán do thương nhân Trung Quốc sở hữu, câu hỏi là các doanh nghiệp Thái sẽ phải làm gì? Họ có thể mất cơ sở phân phối của mình," ông nói.

Boonchai Limsuksrikul, một viên chức Thái Lan tại Hội Khuyến khích Kinh tế và Thương Mại Trung Quốc - ASEAN, đã bảo vệ ngôi chợ như là một trung tâm phân phối hiện đại của các nhà sản xuất Trung Quốc lẫn Thái Lan. "Đây sẽ là cơ sở hậu cần lớn nhất và tốt nhất," ông nói, lưu ý đến vị trí của nó gần sân bay quốc tế và cảng biển chính của Bangkok.
.
.
.

No comments: