Ellen Barry (The New York Times, 18/02/2011)
Phạm Nguyên Trường dịch
Ngày 23 tháng 2 năm 2011
Moskva — Ông Aleksei L. Kudrin, bộ trưởng tài chính đầy quyền lực của Nga nói trong một bài diễn văn vào hôm thứ sáu rằng những người thu được thành công về mặt kinh tế thường là dựa vào quan hệ với những quan chức trong chính phủ, và cảnh báo rằng không thể cải cách được kinh tế nếu không có những thay đổi về mặt chính trị.
Đấy là một lời phê bình bất ngờ từ một nhà kĩ trị gẫn gũi với thủ tường Vladimir Putin suốt hơn hai thập niên qua. Ông Kudrin thường được coi là người đã tạo ra một cái gối đỡ an tòan cho vụ sụp đổ vì giá dầu giảm và thường xuyên thúc giục đa dạng hóa nền kinh tế nhằm làm giảm ảnh hưởng của dầu mỏ và khí đốt.
Bài diễn văn này được đọc tại Diễn đàn kinh tế ở Krasnoyarsk, đúng vào lúc có những cuộc vận động về đường đi của nước Nga sau khi tổng thống Dmitri Medvedev kết thúc nhiệm kì vào năm 2012. Mặc dù chính phủ Nga đã lựa chọn mục tiêu là “hiện đại hóa”, nhưng vẫn còn có những quan niệm rất khác nhau về việc có cần tự do hóa về mặt chính trị hay không.
Ông Kudrin, còn giữ chức phó thủ tướng, nói rằng các cuộc bầu cử trong tương lai phải “trung thực và công bằng” và phải bao gồm “tất cả các lực lượng chính trị và đại diện chủ chốt của xã hội”.
Theo bản ghi lại bài diễn văn của Kudrin thì ông ta còn nói rằng “chỉ có như thế thì mới tạo được niềm tin cần thiết để có thể tiến hành các cuộc cải cách kinh tế”. Nếu không có niềm tin thì chúng ta không thẻ hòan thành được tòan bộ mục tiêu đặt ra”.
Trong một bài diễn văn dài động chậm đến nhiều khía cạnh của nến kinh tế Nga, ông Kudrin thông báo rằng đầu tư trực tiếp hàng năm của nước ngòai đã giảm một phần ba từ 27 tỉ USD xuống còn 12 đến 14 tỉ. Hãng Reuters còn trích lời dẫn Kudrin, coi ông là người đã có những lời phê phán gay gắt một số họat động kinh tế ở Nga.
“Dường như có luật chơi, nhưng hóa ra là người ta đã tránh né”, theo Reuter thì Kudrin đã nói nói như vậy. Hãng thông tấn này còn trích lời ông như sau: “Hệ thống quản lí của chúng ta quá yếu, kể cả ở cấp chính phủ”.
Bài nói được chính thức công bố vào hôm thứ sáu không có những nhận xét như thế, mặc dù có những lời bóng gió về nạn tham nhũng trong khi đưa ra các quyết định về kinh tế.
“Một số công ty tư nhân gần gũi với chính phủ và nhà nước hơn là một số công ty khác – nghĩa là họ đã lợi dụng được sự ủng hộ của chính quyền”, theo bản công bố chính thức thì Kudrin đã nói như thế. “Vấn đề liên doanh liên kết, sát nhập công ty, tiếp cận với các nguồn lực thường được giải quyết trong văn phòng quan chức. Cần phải thay đổi một cách căn bản tình hình này”.
Diễn đàn kinh tế Krasnoyarsk chính là nơi mà cách đây ba năm ông Medvedev, lúc đó còn là ứng viên tổng thống, đã đọc một bài diễn văn đáng nhớ với lời tuyên bố: “Tự do tốt hơn là không tự do. Đây là những từ ngữ tinh túy nhất của đời sống của con người”. Nhiệm kì tổng thống của ông đem lại rất ít những thay đổi chính trị quan trọng, nhưng từ ngôn từ mà ông Kudrin sử dụng có vẻ như không phải là những lời biện hộ cho Putin hay là Medvedev mà là bản cáo trạng đối vớicái hệ thống mà họ đang lãnh đạo.
Cách đây một năm ông Kudrin cũng đã từng liều lĩnh lao vào vương quốc chính trị một cách công khai như thế, đấy là lời tuyên bố trong lần trả lời phỏng vấn trên vô tuyến rằng ông không còn liên quan gì với Đảng Nước Nga Thống Nhất, tức là không còn liên hệ với đảng cầm quyền do Putin lãnh đạo nữa.
.
.
.
No comments:
Post a Comment