Tuesday, February 8, 2011

NỖI LO TRUNG QUỐC (Trần Khải, Việt Báo)

 (02/08/2011)

Việt Nam nên hành xử với Trung Quốc như thế nào, trong khi đàn anh luôn luôn ra sức lấn ép từ chuyện ngư dân Việt lưới cá gần Hoàng Sa cho tới hù dọa công ty dầu BP ngoài Biển Đông? Có nên bí mật thò tay yểm trợ cho bùng nổ thêm một cú Thiên An Môn ở Bắc Kinh hay không? Có nên bí mật yểm trợ ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma  ở Tây Tạng hay là thế lực Hồi Giáo ở Tân Cương? Hay là nên yểm trợ thế hệ trẻ cởi mở hơn trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc để đẩy lui những tay già cực đoan bành trướng về vườn?

Tất cả những câu hỏi đó thực ra không phải giành cho Việt Nam, vì thấy rõ rằng Hà Nội chỉ là một đàn em lép vế của Bắc Kinh, và con mèo Việt Cộng không muốn xích mích gì với con cọp Trung Cộng. Đó là những quan tâm của các nước khác, như Mỹ, Liên Âu, Nam Hàn, Nhật Bản, vân vân. Và những quan tâm về thế lực bành trướng Trung Quốc ngày càng khẩn cấp hơn, khi có chứng cớ cụ thể về tham vọng biển của TQ.

Báo Anh Quốc Telegraph hôm 7-2-2011 nói rằng TQ đã bí mật xây một hàng không mẫu hạm bằng bê-tông để huấn luyện phi công, một phần trong việc tăng cường quân sự, theo các nguồn tin tình báo cho biết.
Kiến trúc bằng bê-tông khổng lồ  này, đã hoàn tất với một chiếc cầu, một sàn tàu để phi cơ hạ cánh, và một bờ dốc để phi cơ cất cánh – xây trong nội địa gần thành phố Wuhan.

Bản tin nói hàng không mẫu hạm bê-tông này sẽ cho các phi công TQ thực tập những cách hạ cánh và là nơi huấn luyện thủy thủ đoàn.

Vẫn chưa rõ là đã có phi cơ nào hạ cánh hay bay lên từ kiến trúc naỳ chưa, nhưng các hình ảnh bí mật chụp được cho thấy trông như là một chiến đấu cơ Su-33 và các trực thăng hải quân đậu trên sàn bay.

Các phúc trình tình báo nói như thế là đã lộ “ý định của TQ muốn trở thành một thế lực hải quân “biển xanh” toàn cầu, và là một thách thức trực tiếp đối với ưu thế của Mỹ tại Thái Bình Dương.”

Báo The Telegraph viết:
“Tin naỳ cũng sẽ gây bất an trong các nước láng giềng của TQ, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam, tất cả đều có tranh chấp lãnh hải mà trước đó từng xô xát với TQ.
Tướng một sao Hải Quân Stephen Saunders, chủ biên tạp chí Jane's Fighting Ships, mô tả kiến trúc này là một “câu đố bí ẩn.”
‘Nó trông có vẻ như đóng vai nghiên cứu, có lẽ là để dạy các phi hành đoàn về cách sử dụng phi cơ trên sàn mẫu hạm và về cách di chuyển thiết bị trên sàn,’ theo lời ông.”

Như thế, Trung Quốc đã sửa soạn cho các cuộc chạm trán Biển Đông. Việt Nam đang chuẩn bị những gì? Hay là Hà Nội nên cho tin tặc, thay vì quậy phá các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam trong và ngoàì nước, hãy tập trung đánh cho sập trang Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh? Hay là mỗi năm đắp một tượng vàng ông Hồ Chí Minh và chở sang cống nạp TQ để xin bảo kê? Hay là nên bí mật gài thế đánh cho sập cái chế độ hung hiểm Bắc Kinh hiện nay?

Tất nhiên, đánh sập được chế độ hung hãn TQ vẫn là giảỉ pháp tối ưu. Nhưng không dễ, có khi sẽ bị phản tác dụng, nếu lộ thâm ý.

Thế nhưng, tại sao Hà Nội không xuất chiêu “Mượn Hoa Cúng Phật,” để xúi giục người khác đánh giùm cho mình? Chiêu thức này Hà Nội đã từng hiểu rất kỹ, bởi vì Đảng CSVN thời Chiến Tranh Lạnh đã từng bị Nga và TQ xúí giục đánh cho sập tiền đồn VNCH của thế giới tự do.

Câu hỏi tới đây là, có thể nào gây bất ổn trong nội bộ TQ hay không? Hay ít nhất, để phe chủ hòa thắng thế trong Đảng CSTQ?

Một điều nên thấy: các sở tình báo Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản, Nam Hàn... đều ước mơ có một ngày thức dậy, đột nhiên thấy chế độ TQ trở thành chế độ dân chủ. Nhưng tốt nhất vẫn là diễn biến hòa bình, chứ không phải là sụp đổ cái ào. Vì viễn ảnh sụp đổ bất ngờ là chuyện hy hữu, và cũng kèm theo rủi ro. Bởi vì, rủi chế độ hậu CSTQ lại là một kiểu hung hãn Tần Thủy Hoàng thì lại rách việc.

Tương tự, Mỹ cũng từng suy nghĩ về các chiến lược trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và những người cực đoan Hồi Giáo, rồi thấy rằng ưu thắng để xóa sổ các nhóm như al-Qaeda phảỉ là để chính người Hồi Giáo chống lại Hồi Giáo. Bởi vì ngay khi đưa lính Mỹ vào Iraq tấn công Saddam Hussein là đã thấy ngay chính trong nội bộ Mỹ đã có nhiều người tin rằng đầy phải là cuộc Thánh Chiến để Ky Tô Giáo chống lại Hồi Giáo (để dẫn trường hợp nổi bật: ngày 8 tháng 6-2008, Thống Đốc Sarah Palin của tiểu bang Alaska đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp của lớp huấn luyện Thầy Truyền Đạo tại ngôi nhà thờ ở Wasilla, Alaska, đã nói rằng chính phủ Mỹ đang gửi chiến binh ra ngoại quốc là để thực hiện Ý Chúa trong một nhiệm vụ trong kế hoạch cuả Thiên Chúa). Nếu là Ý Chúa, và khi người Hồi Giáo cũng tin rằng họ chống Mỹ cũng vì Ý Chúa, thì đó là Thánh Chiến, sẽ là bất khả hòa giải dù có ngồi chung bàn đối thoại.

Một số chiến lược gia Mỹ tin rằng mô hình làm cho khuynh hướng Hồi Giáo ôn hòa vượt thắng phe Hồi Giáo cực đoan là điều tốt nhất. Thí dụ, như trường hợp Indonesia, nơi Hồi Giáo là đa số -- tới 202,867,000 tín đồ Hồi Giáo, tức 88.2% trên tổng dân số, theo thống kê 2009. Nhưng khủng bố lại gần như là vắng mặt, hay rất là ít, tại quốc gia khổng lồ này.

Làm thế nào để cho khuynh hướng Hồi Giáo ôn hòa thắng vượt Hồi Giáo cực đoan? Trước tiên là tạo ưu thế dân chủ đa nguyên, tạo môi trường pháp lý cho các tôn giáo khác vào, càng thế tục hóa xã hội càng tốt, thăng tiến nữ quyền (vì phụ nữ luôn luôn là chủ hòa), mở cửa nền giáo dục để không cho Hồi Giáo cực đoan giữ ưu thế...

Đó là giải pháp đơn giản, có thể áp dụng trong mọi trường hợp: hãy giúp phe Hồi Giáo ôn hòa để trấn áp Hồi Giáo cực đoan. Tương tự, đối với Bắc Kinh, hãy giúp phe Cộng Sản ôn hòa để gạt bỏ phe Cộng Sản cực đoan, hay ở cách nhìn khác, hãy giúp phe chủ hòa để dẹp bỏ phe bành trướng.

Bởi vì, tất cả những gì gọi là giá trị nhân quyền, giá trị tự do, giá trị dân chủ... Mỹ chỉ đưa ra áp lực ở các nước hung hiểm như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn... nhưng lại im lặng, hay chỉ nói rất nhẹ nhàng, đối với các đồng minh như Ai Cập, như Saudi Arabia, như Yemen...

Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak là nhà độc tài quân sự từ ba thập niên nay, và bây giờ bị dân chúng nổi lên đòi lật đổ, để đòi no ấm và tự do. Bản thân Mubarak và gia đình có tài sản ước chừng 70 tỉ đôla, hầu hết để trong các ngân hàng Mỹ và Thụy Sĩ.

Tình hình bây giờ là, khi áp lực dân chúng tới mức bất khả đàn áp, ngay cả quân đội đều muốn Mubarak ra đi. Câu hỏỉ là, tại sao trước giờ Mỹ viện trợ trung bình 1.3 tỉ đô để duy trì chế độ độc tài Mubarak? Và bây giờ vẫn còn chống đỡ, để sẽ đưa Phó Tổng Thống Omar Suleiman, một người thân Mỹ và có nhiều hoạt động gắn bó với CIA trong vai trò Giám Đốc Tình Báo Ai Cập, lên thay Mubarak trong cách gọi là “chuyển giao quyền lực có trật tự”?
Chế độ Mubarak trong nhiều năm đã giết và bỏ tù nhiều nhà hoạt động nhân quyền và quyền lao động. Để nêu trường hợp nổi bật: Ai Cập có Hồi Giáo là quốc giáo, và vẫn có truyền thống bao dung các tôn giaó khác. Nhưng có một số trường hợp được các hội nhân quyền uốc tế xem là do chính phủ yểm trợ để đàn áp, tính từ ngày 31-12-1999 tới ngày 2-1-2000 (nghĩa là 3 ngày), có 21 giáo dân Ky Tô Coptic bị giết vì một đám đông giận dữ ở Al-Kosheh. Vụ này được nhiều hội nhân quyền xem là do chính phủ ám trợ để đàn áp.

Nhưng chính phủ Mỹ trước giờ vẫn xem Mubarak là bạn tốt, và là đồng minh tốt (lời của cựu Phó Tổng Thống Dick Cheney hôm Thứ Bảy, khi nhắc TT Barack Obama rằng nếu áp lực vì dân chủ nhiều quá tại Ai Cập, sẽ có phản tác dụng).

Phải nói rằng Ai Cập là thân tín của Mỹ, bất kể mọi vi phạm nhân quyền (tất nhiên, vẫn không tàn tệ như Bắc Hàn hay Cuba). Khi CIA gửi 70 tù khủng bố sang cho tình báo Ai Cập khai thác, phảỉ hiểu rằng đó là để Ai Cập tra tấn giùm, bởi vì trong đầu của 70 tù nhân khủng bố này chứa đựng đủ thứ bí mật của mạng lưới al-Qaeda. Giao như thế, nghĩa là giao cho Ai Cập đọc giùm 70 kho hồ sơ bí mật al-Qaeda mà Mỹ chưa đọc được.

Nếu Mỹ sơ suất, Hồi Giáo cực đoan có thế thắng thế tại Ai Cập, và cuộc chiến chống khủng bố sẽ đột nhiên lại biến thành Thánh Chiến giữa Ky Tô Giaó và Hồi Giáo (ít nhất là ở vùng Trung Đông) thì lại vất vả.

Trường hợp naỳ cho thấy, Mỹ phải bơm tiền ào ạt để mua chuộc giới tướng lãnh quân đội và cảnh sát Ai Cập, cũng như phải mua chuộc, thuyết phục, hay hứa hẹn gì đó với thành phần Hồi giáo ôn hòa (hiểu là, để chống Hồi Giáo cực đoan, như al-Qaeda). Nói là “bơm tiền mua chuộc”, nhưng trên mặt báo chỉ nói lịch sự là nói chuyện, thương thuyết, họp mật.

Mới tuần trước, Frank G. Wisner, Jr., cựu đạị sứ Mỹ ở Ai Cập và là bạn thân của nhà độc tài Mubarak, đã bay tới Nile Valley để họp tham khảo với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo Muslim Brotherhood. Có phải họp mật với phe Hồi Giáo này để bàn về giáo dục, về y tế, về nữ quyền, về tôn trọng nhân quyền? Tất nhiên là không, giữa tình hình Al-Qaeda và tình báo Iran có thể thọc tay vào quậy bất kỳ lúc nào.

Hãy hình dung, đột nhiên có biểu tình lớn ở Hà Nội đòi Đảng CSVN ra đi, đòi Nguyễn Tấn Dũng phảỉ sửa Hiến Pháp để cho dân chủ đa nguyên... Nếu đột ngột chế độ CSVN sụp đổ, Mỹ có thể lo sợ phe thân Trung Quốc sẽ lên nắm quyền, thế là phải bí mật liên lạc với các phe đối lập ở VN để tìm khuynh hướng không thân TQ mà giúp đỡ. Và Obama lúc đó lại nói rằng cần tôn trọng ý kiến nhân dân Việt Nam, nhưng hãy “chuyển giao quyền lực một cách trật tự.” Và rồi lúc đó, cựu Đại sứ Mỹ Pete Peterson lại bay tới VN để bí mật họp với đủ thứ phe, với Phùng Quang Thanh, với Nguyễn Chí Vịnh, với Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, với Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế... để tìm hiểu tình hình và khuyên giải đoàn kết để chống Trung Quốc.

Tất cả việc Hoa Kỳ làm hiện nay, chỉ có nghĩa là đừng để phe chống Mỹ lên nắm chính quyền, dù ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Giúp Israel cũng vì quyền lợi Mỹ. Viện trợ và yểm trợ cho Mubarak ở Ai Cập nhiều thập niên cũng vì thế. Gửi 70 tù khủng bố nhờ tình báo Ai Cập khai thác cũng vì thế.

Và bây giờ Mỹ tìm kết thân đối tác chiến lược với VN cũng vì quyền lợi Mỹ. Bất kể tình hình nhân quyền VN, Mỹ sẽ cần một đồng minh VN (như với Ai Cập) để làm nút chặn trước hạm đội “biển xanh” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bởi vì y hệt VN, Mỹ cũng có nỗi lo về Trung Quốc, và đang muốn dàn dựng một dàn lãnh đạọ mới cho TQ yêu chuộng hòa bình hơn. Và phảỉ là “chuyển giao có trật tự,” nếu không thì phe chống Mỹ lại nhảy ra nắm quyền, thế lại hỏng. Tại VN hay tại Ai Cập, hay tại bất kỳ nơi nàò trên thế giới, Mỹ cũng có nỗi lo là phe chống Mỹ sẽ nắm chính quyền.

Lần này sẽ gay go hơn, nếu tiếng nói của Osama Bin Laden thực sự bám rễ ở Ai Cập.
.
.
.

No comments: