Amartya Sen
Nguồn: The New York Review of Book, Volume 51, Nummer 19, December 2004
Nguồn: The New York Review of Book, Volume 51, Nummer 19, December 2004
Đỗ Kim Thêm dịch
Đăng ngày 17/02/2011 lúc 19:07:57 EST
1.
Mối quan hệ trí thức giữa Trung Hoa và Ấn Độ kéo dài từ hơn hai ngàn năm và đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử của hai nước, nhưng hiện nay điều này hầu như bị lãng quên. Nếu có đề tài nào còn gây được chú ý, đó chỉ là do những tác giả có quan tâm đến lịch sử tôn giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo, một tôn giáo từ Ấn Độ du nhập sang Trung Hoa từ thế kỷ thứ nhất. Khi đó, Phật giáo đã trở thành một sức mạnh quan trọng, nhưng khoảng hơn ngàn năm sau, bị Khổng giáo và Lão giáo thay thế. Nhưng tôn giáo chỉ là một phần trong lịch sử bao la của Trung Hoa và Ấn Độ trong thiên niên kỷ đầu tiên. Một sự hiểu biết toàn diện hơn về mối quan hệ này là tối cần thiết, không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử một phần ba dân số thế giới, mà còn cần bởi vì mối bang giao của hai nước này rất quan trọng trong các vấn đề chính trị và xã hội hiện nay.
Một điều chắc chắn tôn giáo là một nguồn gốc chủ yếu trong sự tiếp xúc giữa Trung Hoa và Ấn Độ, và Phật giáo là trọng tâm cho những giao lưu giữa con người và tư tưởng của hai nước. Nhưng Phật giáo không những giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi tôn giáo, mà còn gây tác động trên các lãnh vực thế tục khác như khoa học, toán học, văn chương, ngôn ngữ, kiến trúc, y khoa và âm nhạc. Qua các du ký của người Trung Hoa tham quan Ấn Độ, thí dụ như Pháp Hiển vào thế kỷ thứ V, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh vào thế kỷ thứ VII, cho chúng ta thấy mối quan tâm của họ không chỉ là lý thuyết hay thực hành Phật giáo [1]. Cũng tương tự như vậy, những học giả người Ấn Độ du hành sang Trung Hoa, đặc biệt vào thế kỷ thứ VII và thứ VIII, không chỉ thuần là bậc tu hành, mà trong số nhóm người này còn có nhiều người với nghề nghiệp khác như các nhà thiên văn và toán học. Vào thế kỷ thứ VIII, một nhà thiên văn học người Ấn Độ tên là Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta đã trở thành chủ tịch Uỷ ban Thiên văn tại Trung Hoa.
Những sự phong phú và đa dạng của các mối quan hệ trí thức này bị chìm vào lãng quên qua thời gian. Hiện nay, sự lơ là này còn ngày càng nhiều, bởi vì người ta có khuynh hướng phân loại dân chúng thế giới qua các nền văn minh khác nhau, mà chủ yếu là định nghĩa theo tiêu chuẩn tôn giáo. Một thí dụ quen thuộc nhất là lí thuyết của Samuel Huntington. Ông ta phân chia thế giới theo tiêu chuẩn văn minh Tây phương, Hồi giáo và Ấn độ giáo. Do đó, người ta có khuynh hướng chỉ tìm hiểu con người qua tín ngưỡng tôn giáo, mà phần lớn những yếu tố này không thể nắm bắt được. Quan điểm chật hẹp này là một điều tác hại, đặc biệt nó không giúp chúng ta tìm hiểu về những khía cạnh khác của lịch sử tư tưởng một cách toàn diện hơn. Thí dụ như hiện nay có nhiều người còn thành kiến rằng lịch sử của người Hồi phần chủ yếu là dựa vào lịch sử Hồi giáo. Quan điểm này coi nhẹ những phát triển về khoa học tự nhiên, toán học và văn chương thu lượm đưọc qua những thành quả của giới trí thức người Hồi, đặc biệt trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Hậu quả của cái nhìn hạn hẹp thuần tôn giáo này giúp cho thành phần hoạt động cực đoan bất mãn đi tới chỗ suy nghĩ cực kỳ kiêu ngạo về sự thuần khiết của Hồi giáo, thay vì hãnh diện lịch sử Á Rập dựa trên sự phong phú và đa dạng. Tại Ấn Độ cũng vậy, những người Hindu cực đoan cố tình giản lược nền văn hoá Ấn Độ đa dạng chỉ là văn hoá Hindu, và chỉ thích sử dụng khái niệm này, đó là một đặc điểm chung của lý thuyết gia Huntington và những chính trị gia Hindu.
Còn một khuynh hướng thứ hai cho là có một sư tương phản lạ lùng và sai lầm trong việc tìm hiểu và diễn đạt những tư tưởng của Tây phương và không phải Tây phương. Khi giải thích những công trình không phải Tây phương, các nhà bình luận thưòng có khuynh hướng xem tôn giáo đóng một vai trò quan trọng, và họ quên đi những khía cạnh thế tục khác của các công trình này. Thí dụ như có một số ít người coi những công trình khoa học của Issac Newton trước hết phải hiểu theo ý nghĩa của Thiên Chúa giáo, dù hiển nhiên Newton là một tín đồ Thiên Chúa giáo. Phần đông người khác lại không xác quyết rằng những đóng góp khoa học của Newton cần được giải thích theo chiều hướng của ánh sáng thần bí học. Chính những suy đoán nhuốm màu thần bí đã có một ý nghĩa quan trọng và đã thúc đẩy ông theo đuổi những công trình này.
Khi nói về những nền văn hoá không phải Tây phương, người ta có một cái nhìn khác biệt. Ở đây chủ thuyết giản lược vào tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm. Nhiều học giả thường cho rằng các công trình nghiên cứu quy mô của các học giả Phật giáo, hay của các môn đệ theo Mật tông, chỉ có thể hiểu được một cách đúng đắn, khi người ta hiểu được giáo lý và các phương thức tu tập.
Mối quan hệ trí thức giữa Trung Hoa và Ấn Độ kéo dài từ hơn hai ngàn năm và đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử của hai nước, nhưng hiện nay điều này hầu như bị lãng quên. Nếu có đề tài nào còn gây được chú ý, đó chỉ là do những tác giả có quan tâm đến lịch sử tôn giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo, một tôn giáo từ Ấn Độ du nhập sang Trung Hoa từ thế kỷ thứ nhất. Khi đó, Phật giáo đã trở thành một sức mạnh quan trọng, nhưng khoảng hơn ngàn năm sau, bị Khổng giáo và Lão giáo thay thế. Nhưng tôn giáo chỉ là một phần trong lịch sử bao la của Trung Hoa và Ấn Độ trong thiên niên kỷ đầu tiên. Một sự hiểu biết toàn diện hơn về mối quan hệ này là tối cần thiết, không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử một phần ba dân số thế giới, mà còn cần bởi vì mối bang giao của hai nước này rất quan trọng trong các vấn đề chính trị và xã hội hiện nay.
Một điều chắc chắn tôn giáo là một nguồn gốc chủ yếu trong sự tiếp xúc giữa Trung Hoa và Ấn Độ, và Phật giáo là trọng tâm cho những giao lưu giữa con người và tư tưởng của hai nước. Nhưng Phật giáo không những giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi tôn giáo, mà còn gây tác động trên các lãnh vực thế tục khác như khoa học, toán học, văn chương, ngôn ngữ, kiến trúc, y khoa và âm nhạc. Qua các du ký của người Trung Hoa tham quan Ấn Độ, thí dụ như Pháp Hiển vào thế kỷ thứ V, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh vào thế kỷ thứ VII, cho chúng ta thấy mối quan tâm của họ không chỉ là lý thuyết hay thực hành Phật giáo [1]. Cũng tương tự như vậy, những học giả người Ấn Độ du hành sang Trung Hoa, đặc biệt vào thế kỷ thứ VII và thứ VIII, không chỉ thuần là bậc tu hành, mà trong số nhóm người này còn có nhiều người với nghề nghiệp khác như các nhà thiên văn và toán học. Vào thế kỷ thứ VIII, một nhà thiên văn học người Ấn Độ tên là Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta đã trở thành chủ tịch Uỷ ban Thiên văn tại Trung Hoa.
Những sự phong phú và đa dạng của các mối quan hệ trí thức này bị chìm vào lãng quên qua thời gian. Hiện nay, sự lơ là này còn ngày càng nhiều, bởi vì người ta có khuynh hướng phân loại dân chúng thế giới qua các nền văn minh khác nhau, mà chủ yếu là định nghĩa theo tiêu chuẩn tôn giáo. Một thí dụ quen thuộc nhất là lí thuyết của Samuel Huntington. Ông ta phân chia thế giới theo tiêu chuẩn văn minh Tây phương, Hồi giáo và Ấn độ giáo. Do đó, người ta có khuynh hướng chỉ tìm hiểu con người qua tín ngưỡng tôn giáo, mà phần lớn những yếu tố này không thể nắm bắt được. Quan điểm chật hẹp này là một điều tác hại, đặc biệt nó không giúp chúng ta tìm hiểu về những khía cạnh khác của lịch sử tư tưởng một cách toàn diện hơn. Thí dụ như hiện nay có nhiều người còn thành kiến rằng lịch sử của người Hồi phần chủ yếu là dựa vào lịch sử Hồi giáo. Quan điểm này coi nhẹ những phát triển về khoa học tự nhiên, toán học và văn chương thu lượm đưọc qua những thành quả của giới trí thức người Hồi, đặc biệt trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Hậu quả của cái nhìn hạn hẹp thuần tôn giáo này giúp cho thành phần hoạt động cực đoan bất mãn đi tới chỗ suy nghĩ cực kỳ kiêu ngạo về sự thuần khiết của Hồi giáo, thay vì hãnh diện lịch sử Á Rập dựa trên sự phong phú và đa dạng. Tại Ấn Độ cũng vậy, những người Hindu cực đoan cố tình giản lược nền văn hoá Ấn Độ đa dạng chỉ là văn hoá Hindu, và chỉ thích sử dụng khái niệm này, đó là một đặc điểm chung của lý thuyết gia Huntington và những chính trị gia Hindu.
Còn một khuynh hướng thứ hai cho là có một sư tương phản lạ lùng và sai lầm trong việc tìm hiểu và diễn đạt những tư tưởng của Tây phương và không phải Tây phương. Khi giải thích những công trình không phải Tây phương, các nhà bình luận thưòng có khuynh hướng xem tôn giáo đóng một vai trò quan trọng, và họ quên đi những khía cạnh thế tục khác của các công trình này. Thí dụ như có một số ít người coi những công trình khoa học của Issac Newton trước hết phải hiểu theo ý nghĩa của Thiên Chúa giáo, dù hiển nhiên Newton là một tín đồ Thiên Chúa giáo. Phần đông người khác lại không xác quyết rằng những đóng góp khoa học của Newton cần được giải thích theo chiều hướng của ánh sáng thần bí học. Chính những suy đoán nhuốm màu thần bí đã có một ý nghĩa quan trọng và đã thúc đẩy ông theo đuổi những công trình này.
Khi nói về những nền văn hoá không phải Tây phương, người ta có một cái nhìn khác biệt. Ở đây chủ thuyết giản lược vào tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm. Nhiều học giả thường cho rằng các công trình nghiên cứu quy mô của các học giả Phật giáo, hay của các môn đệ theo Mật tông, chỉ có thể hiểu được một cách đúng đắn, khi người ta hiểu được giáo lý và các phương thức tu tập.
XEM TIẾP TẠI :
.
.
.
No comments:
Post a Comment