Teresita Cruz-del Rosario và Phillie Wang Runfei
BS Hồ Hải dịch
Thứ hai, ngày 21 tháng hai năm 2011
Teresita Cruz-del Rosario là một giáo sư thỉnh giảng tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore. Phillie Wang Runfei là một trợ lý nghiên cứu tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu.
SINGAPORE - Người Trung Quốc ở khắp mọi nơi. Hay chính xác hơn, tiền của Trung Quốc ở khắp mọi nơi, đặc biệt là nhờ vào Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB: China Development Bank) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (CEIB: China Export-Import Bank). Vì hai cơ quan này chịu trách nhiệm về tất cả các nguồn tài chính ở nước ngoài của Trung Quốc đang tạo sóng trên toàn thế giới.
Theo Thời báo tài chính, Trung Quốc cho vay giai đoạn 2008-2010 đã vượt qua sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới khoảng 10 tỷ USD. Đến cuối năm 2010, CDB mở rộng đến hơn 90 quốc gia, có tổng số nợ đạt 141.3 tỷ USD.
Vì vậy, có phải là Trung Quốc đang định hình lại bản đồ hỗ trợ phát triển? Trả lời ngắn gọn là có.
Hãy xem xét những điều sau đây: Zambia, nơi có trữ lượng đồng và than đá cao, Trung Quốc đã đầu tư lên đến 7,7% GDP của nước này. Tại Ả Rập Saudi, Tổng công ty xây dựng đường sắt của nhà nước Trung Quốc đã xây dựng dự án đường sắt Al-Mashaaer Al-Mugadassah để giảm bớt áp lực giao thông trong cuộc hành hương Hajj hàng năm tới Mecca. Thậm chí còn có cả những kế hoạch cho một đường cao tốc Bắc Cực để tạo thuận lợi thương mại trên toàn khu vực Bắc cực.
Với các lân bang, một dự án đường sắt Tây Tạng Himalaya để liên kết đến Khasa - biên giới với Nepal - hiện đang được xây dựng, nằm trong những kế hoạch mở đường đến Kathmandu, thủ đô Nepal. Ở Campuchia, Trung Quốc thay thế Nhật Bản cung cấp viện trợ lớn nhất và vượt cả Ngân hàng Thế giới và danh mục cho vay của Ngân hàng Phát triển châu Á, họ đã đóng góp 260 triệu USD hỗ trợ trong năm 2009. Năm ngoái, Trung Quốc đã ký 14 hiệp định song phương với Campuchia, với tổng trị giá 1,2 tỷ USD, để tài trợ cho nhiều hạng mục từ các kênh thủy lợi cho đến đồng phục quân đội Campuchia.
Các chính quyền được tài trợ hài lòng với cách tiếp cận viện trợ của Trung Quốc. Chỉ có một điều, là sự vắng mặt đáng chú ý của các chuyên gia tư vấn với giá đắt được tính vào cái gọi là "hỗ trợ kỹ thuật" trọn gói, một thực tế bất cập đã nhận được những lời chỉ trích hướng vào nhiều cơ quan tài trợ của Trung Quốc.
Thứ hai, viện trợ của Trung Quốc không yêu cầu sự đồng hành với các quan chức cấp cao trong việc thực thi những nhiệm vụ tiền dự án cho một loại hình du lịch phát triển làm tàn phá văn hóa của các địa phương đối tác, mà họ chỉ cần đối tác địa phương phải đi cùng họ trên chuyến du khảo tiết kiệm của họ.
Thứ ba, viện trợ của Trung Quốc được phân phát khá nhanh chóng và không trịnh trọng, không có sự phô trương nặng nề với các cuộc đàm phán kéo dài và những tài liệu dự án đồ sộ, mà họ làm ngược lại cái hàm lâm bằng một cái gọi là "ngoại giao phong bì".
Thứ tư, Trung Quốc phân phát viện trợ mà không cần đòi hỏi điều kiện phù hợp như là: các biện pháp bảo vệ môi trường và kinh nghiệm của cộng đồng tham gia. Trong khi đó, loại hình viện trợ do Ngân Hàng thế giới làm việc miệt mài, nhiều cố vấn làm việc cật lực giữa các bên liên quan - kiểu như nhà máy thủy điện Nam Theun 2 của Lào – thì không cần sự viện trợ của Trung Quốc.
Mô hình viện trợ độc đáo của Trung Quốc là một trong những chiến lược chính mà học giả Trung Quốc Sheng Ding gọi là chiến lược "quyền lực mềm". Ngoài việc cung cấp tín dụng rẻ và vốn vay ưu đãi, thì mục tiêu xuất khẩu toàn cầu là việc mà Trung Quốc đang làm.
Khi quan hệ kinh tế đã sâu sắc hơn, thì mối quan hệ văn hóa phát triển. Viện Khổng Tử đang mọc lên từ Sri Lanka tới Nigeria để thúc đẩy nghiên cứu về tiếng phổ thông. Bên cạnh các chương trình ngôn ngữ là các đợt du lịch Trung Quốc theo mùa với những màn biểu diễn nhào lộn. Đó là cách ve vãn toàn cầu bởi một chàng trai Trung Quốc khao khát cầu hôn.
Nhưng dấu hiệu đáng lo ngại về thực tiễn cho vay của Trung Quốc dường như không được quan tâm. Trung Quốc hỗ trợ tài chính gắn liền với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khoáng sản. Các nhà môi trường lo lắng rằng nếu không có sự quan tâm đến môi trường trong việc cho vay của Trung Quốc, những khai thác không được kiểm soát có thể dẫn đến sự suy giảm tài nguyên.
Hơn nữa, các gói hỗ trợ Trung Quốc thường đi kèm với công nghệ Trung Quốc và người lao động, tức là xây dựng năng lực và cơ hội việc làm cho người dân bản địa bị hạn chế. Ví dụ, 750 công nhân Trung Quốc được chuyển đến Indonesia, cùng với 630.000 tấn thép, để xây dựng chiếc cầu Suramadu dài 5km nối thành phố Surabaya thuộc đảo Java đển đảo Madura.
Một lần nữa, sự cần thiết cho cơ chế công bố thông tin và minh bạch đã được nhấn mạnh. Trung Quốc không có tên trong nhóm đối tác các thành viên của Tổ Chức Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế (OECD: Organisation for Economic Co-Operation and Development) để Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC: Development Assistance Committee), xuất bản báo cáo hàng năm về nguồn tài trợ toàn cầu từ các nước thành viên OECD. Cũng không có một cơ chế chung, như đã đề ra trong Tuyên bố Paris năm 2005 về hiệu quả viện trợ, mà có thể gắn kết viện trợ Trung Quốc với những chiến lược phát triển quốc gia, hoặc thiết lập một diễn đàn để phối hợp với các nhà tài trợ song phương và đa phương. Có rất nhiều lo ngại rằng viện trợ của Trung Quốc đang bắt đầu lồng lên như một kẻ điên cuồng (run amok).
Mối quan tâm này có thể sẽ gia tăng khi Trung Quốc nổi lên như một cầu thủ đang độ phát triển cực độ. Tuy nhiên, trong phần lớn, hỗ trợ của Trung Quốc được các đối tác hoan nghênh hơn là lo sợ.
Những người thúc đẩy phát triển công bằng và toàn diện mong muốn được thấy viện trợ của Trung Quốc như một phần của các nhà cung cấp thuộc cộng đồng quốc tế liên kết được quy định bởi quyền sở hữu có trách nhiệm phối hợp. Điều này đòi hỏi các quy tắc công bằng và cởi mở, làm việc vì trách nhiệm chung, và các mục tiêu phát triển bền vững, tất cả đều đòi hỏi sự tham gia tích cực của Trung Quốc.
Trong một thế giới mệt mỏi vì những hiệu quả hạn chế của những chương trình phát triển tốt nhất mong làm giảm bớt đói nghèo đặc trưng từng khu vực. Vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc ở các nước trên thế giới đã cung cấp nhiều cơ hội để tái tạo lại cảnh quan viện trợ kinh tế và tài chính. Nhưng để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải có một kế hoạch, và Trung Quốc phải đóng một phần trong việc xây dựng nên kế hoạch đó.
Bản quyền: Dự án Syndicate, 2011. www.project-syndicate.org
------------------------
Hồ Hải dịch – Asia Clinic, 11h36’, ngày thứ Ba, 22/02/2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment