Cali Today phỏng vấn nhạc sĩ Trần Chí Phúc
03 February 2011 11:30
LTS: Trần Chí Phúc đã sáng tác khoảng trăm bài hát từ năm 1979 cho đến nay thuộc nhiều chủ đề như vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, quê hương, tình ca và những ca khúc đấu tranh. Anh đã ở San Jose hai mươi lăm năm, tham gia nhiều sinh hoạt ca nhạc cộng đồng và quen biết nhiều ca nhạc sĩ trong giới. Xin giới thiệu câu chuyện trao đổi với anh về sinh hoạt ca nhạc nhân dịp đầu năm.
- Cali Today: Xin anh bắt đầu câu chuyện ca nhạc?
- Trần Chí Phúc: Tuần rồi ghé thăm tiệm băng nhạc ở khu Lion, tìm mua vài đĩa nhạc có giọng hát lạ hoặc ca khúc mới mẻ thì cô chủ bảo là không có. Chỉ toàn những ca khúc cũ được thực hiện lại qua các trung tâm với một số chủ đề được đặt tên khác đi mà thôi. Ngay cả các đĩa nhạc sản xuất từ trong nước giá rẻ cũng không có cuốn mới nữa. Tình trạng sao chép dễ dàng đã làm các nhà sản xuất nản lòng vì không thể nào kiếm lời được. Ngay cả giới trẻ thường hay ra tiệm tìm đĩa mới cũng không thấy vì họ ngồi ở nhà bên máy vi tính lên Internet nghe hoặc tải xuống hoặc cùng bạn bè trao đổi với nhau mà không cần ra tiệm. Cô chủ bảo rằng ít đĩa mới thì khách hàng cũng ít đi và ngành buôn bán đĩa nhạc đã không còn đất sống.
- Cali Today: Có phải nạn sao chép đĩa lậu đã thay đổi cả kỹ nghệ ca nhạc?
- Trần Chí Phúc: Nhờ kỹ thuật digital mà sao chép đĩa nhạc mau chóng, kết hợp Internet để phổ biến khắp nơi các bài hát đến nhiều người. Nhưng bên cạnh cái lợi của sự tiến bộ kỹ thuật này thì cái hại là đang giết lần mòn kỹ nghệ sản xuất đĩa nhạc. Không ai muốn thực hiện đĩa nhạc mới nữa, làm dở thì chẳng ai mua mà làm hay thì bị ăn cắp sao chép. Nhớ lại vài chục năm trước thời còn băng Cassette, mỗi cuối tuần ghé tiệm băng nhạc tìm mua một cuốn băng mới lòng đầy náo nức, chủ tiệm cũng vui vì bán được món hàng, ca nhạc sĩ thi nhau sản xuất băng đĩa nhạc với tiếng hát của mình, với những sáng tác mới. Cả một không khí rộn ràng nghệ thuật kết hợp cùng kinh doanh làm cho nền kỹ nghệ ca nhạc tràn đầy sức sống. Bây giờ, bạn thấy các tiệm bán băng đĩa nhạc từ từ đóng cửa, không những tiệm Mỹ mà cả tiệm Việt Nam cũng vậy.
- Cali Today: Như vậy sinh hoạt ca nhạc sẽ đi về đâu?
- Trần Chí Phúc: Riêng về sinh hoạt trình diễn ca nhạc thì vẫn không thay đổi nhiều. Các ca sĩ vẫn đi sô, ban nhạc vẫn chơi đàn và khán giả vẫn đến rạp để tận mặt thưởng thức “Live show”. Còn phần sản xuất băng đĩa thì đành phải hạn chế thôi. Ca sĩ có thể bán một ít băng đĩa nơi mình trình diễn với chữ ký, với một giá ủng hộ để làm kỷ niệm cho khách mộ điệu. Sản xuất băng đĩa bị hạn chế thì cũng giới hạn sự phổ biến những tài năng mới với ca khúc mới, tiếng hát mới, đây cũng là sự thiệt thòi dành cho khán giả. Thí dụ trường hợp của tôi đã từng sản xuất mấy đĩa nhạc thập niên 80, 90 và bây giờ thì đành thôi vì nếu có thực hiện thì chẳng có mấy ai mua và không cách nào lấy lại vốn. Trước đây mình hăm hở bỏ tiền ra làm băng nhạc với ước vọng là sẽ bán được nhiều và thu lời, ít ra cái ý tưởng thành công đó nó kích thích mình thực hiện để cuối cùng tạo nên được vài sản phẩm nghệ thuật làm kỷ niệm cho cuộc đời, mặc dù mình đã không đạt được kết quả. Và trước đây cũng rất nhiều ca nhạc sĩ có cùng ý nghĩ đó nên mới hoạt động và tạo nên một sinh hoạt ca nhạc tấp nập. Tóm lại, bạn thấy đó, vào tiệm băng nhạc chẳng có bao nhiêu băng đĩa mới và đây là hậu quả của kỹ thuật digital thời đại.
- Trần Chí Phúc: Riêng về sinh hoạt trình diễn ca nhạc thì vẫn không thay đổi nhiều. Các ca sĩ vẫn đi sô, ban nhạc vẫn chơi đàn và khán giả vẫn đến rạp để tận mặt thưởng thức “Live show”. Còn phần sản xuất băng đĩa thì đành phải hạn chế thôi. Ca sĩ có thể bán một ít băng đĩa nơi mình trình diễn với chữ ký, với một giá ủng hộ để làm kỷ niệm cho khách mộ điệu. Sản xuất băng đĩa bị hạn chế thì cũng giới hạn sự phổ biến những tài năng mới với ca khúc mới, tiếng hát mới, đây cũng là sự thiệt thòi dành cho khán giả. Thí dụ trường hợp của tôi đã từng sản xuất mấy đĩa nhạc thập niên 80, 90 và bây giờ thì đành thôi vì nếu có thực hiện thì chẳng có mấy ai mua và không cách nào lấy lại vốn. Trước đây mình hăm hở bỏ tiền ra làm băng nhạc với ước vọng là sẽ bán được nhiều và thu lời, ít ra cái ý tưởng thành công đó nó kích thích mình thực hiện để cuối cùng tạo nên được vài sản phẩm nghệ thuật làm kỷ niệm cho cuộc đời, mặc dù mình đã không đạt được kết quả. Và trước đây cũng rất nhiều ca nhạc sĩ có cùng ý nghĩ đó nên mới hoạt động và tạo nên một sinh hoạt ca nhạc tấp nập. Tóm lại, bạn thấy đó, vào tiệm băng nhạc chẳng có bao nhiêu băng đĩa mới và đây là hậu quả của kỹ thuật digital thời đại.
- Cali Today: Không lẽ sự tiến bộ kỹ thuật lại làm hại kỹ nghệ sản xuất ca nhạc?
- Trần Chí Phúc: Mặt tiến bộ của nó là tất cả mọi người đều có thể thực hiện một băng đĩa ca nhạc dễ dàng hơn với chi phí thấp nhất. Với một máy vi tính, một phần mềm (Sofware) và một Keyboard bạn cũng có thể thu âm được tiếng hát, tiếng đàn của mình và phổ biến khắp nơi dễ dàng. Nhưng cũng chỉ là vui chơi cá nhân mà thôi, vì muốn có giá trị nghệ thuật thì phải đầu tư nhiều vào các khâu khác như nhạc đệm, phối khí, hòa âm. Bây giờ xuất hiện nhiều nhạc sĩ, ca sĩ tạm gọi là tự biên tự diễn, nhiều bài hát mới, nhiều giọng ca mới trên mạng Internet, nhiều đến nỗi không có thì giờ để thưởng thức.
- Trần Chí Phúc: Mặt tiến bộ của nó là tất cả mọi người đều có thể thực hiện một băng đĩa ca nhạc dễ dàng hơn với chi phí thấp nhất. Với một máy vi tính, một phần mềm (Sofware) và một Keyboard bạn cũng có thể thu âm được tiếng hát, tiếng đàn của mình và phổ biến khắp nơi dễ dàng. Nhưng cũng chỉ là vui chơi cá nhân mà thôi, vì muốn có giá trị nghệ thuật thì phải đầu tư nhiều vào các khâu khác như nhạc đệm, phối khí, hòa âm. Bây giờ xuất hiện nhiều nhạc sĩ, ca sĩ tạm gọi là tự biên tự diễn, nhiều bài hát mới, nhiều giọng ca mới trên mạng Internet, nhiều đến nỗi không có thì giờ để thưởng thức.
- Cali Today: Nhìn lại chặng đường ca nhạc hải ngoại sau 35 năm có gì để tổng kết?
- Trần Chí Phúc: Có một cái gọi là nền ca nhạc hải ngoại để phân biệt với trong nước. Những bài hát của miền Nam trước 1975 bị nhà nước cấm đoán thì được sống lại ở hải ngoại với các tiếng hát cũ và mới, với sự hỗ trợ kỹ thuật tân tiến ở Mỹ tạo nên những sản phẩm nghệ thuật giá trị còn hơn thời cũ. Nhờ sự giữ gìn đó mà bây giờ trong nước người ta hát và nghe lại những nhạc phẩm từng bị chối bỏ một thời. Phải nhìn nhận rằng nền tự do của chế độ Sài Gòn đã giúp nghệ sĩ sáng tác nhiều ca khúc mà dân chúng ưa thích. Những bài hát đó đã làm giàu kho tàng ca khúc Việt Nam, và đây là sự hãnh diện, là kết quả của một nền tự do tư tưởng và sáng tác. Cũng có thêm một lý do là hoàn cảnh chiến tranh Việt Nam cũng là chất liệu dồi dào tạo nên những ca khúc hay như vậy.
Nền ca nhạc hải ngoại còn có thêm một phần quan trọng khác, đó là những sáng tác mới ở bên này về các chủ đề xa xứ, vượt biển, nhớ quê hương, đấu tranh cho tự do dân chủ và một số tình ca. Các ca khúc này cũng tạo nên một nét riêng cho nền ca nhạc hải ngoại, nó có diện mạo khác hẳn các bài hát được sáng tác ở trong nước.
Các ca khúc sáng tác ở hải ngoại nói lên đời sống tinh thần của người Việt Nam Hải Ngoại, nó chiếm hơn một nữa trong các dạng nghệ thuật khác như văn chương, thi ca, và có sức phổ biến rộng rãi hơn cả.
- Cali Today: Anh nghĩ là ca nhạc hải ngoại có ảnh hưởng gì đến trong nước?
- Trần Chí Phúc: Hai bên đều có ảnh hưởng qua lại. Người trong nước nghe nhạc hải ngoại cảm thấy sự thoải mái tự do toát ra từ tác phẩm và sự phong phú của một nền nghệ thuật kế thừa của Miền Nam Việt Nam trước đây. Trong hoàn cảnh hiện nay, thân phận đau khổ của các cô gái Việt Nam bị nạn buôn người, tình trạng thiếu tự do dân chủ, đất nước đang bị thế lực phương Bắc lấn chiếm như vụ Bô xít, Hoàng Sa Trường Sa là chủ đề cho một số ca khúc sáng tác ở hải ngoại rất nên được khuyến khích và phổ biến về trong nước để nhắc nhở người dân Việt Nam đang bị chế độ cấm đoán không được nhắc tới những điều cấm kỵ này. Những nghệ sĩ sáng tác, những nghệ sĩ trình diễn và các trung tâm nên nghĩ tới vai trò cao quí làm nghệ thuật của mình để hỗ trợ cho sự phát triển của dân tộc và đất nước. Có vẻ như là đòi hỏi quá đáng chăng, nhưng ít ra họ cũng nên nghĩ đến điều này.
Tôi thông cảm với sự khó khăn của những trung tâm băng nhạc vì nạn sao chép lậu mà có thể ngưng hoạt động, hoặc phải giảm bớt chi phí sản xuất hoặc phải dùng nhiều bài hát cũ mèm vì chìều theo thị hiếu nuối tiếc quá khứ của người xem. Nhưng họ lại nghiêng về khía cạnh thương mại quá nhiều mà thiếu đi tính nghệ thuật, nên điều chỉnh một tí. Đôi lúc cũng cần sự phê bình để nghệ thuật tiến bộ hơn.
- Cali Today: Anh nghĩ gì về nhạc Xuân của Việt Nam trong mùa Tết đang đến?
- Trần Chí Phúc: Còn mươi ngày nữa là Xuân Tân Mão 2011 đến, nhạc Xuân vang lừng làm lòng mình cũng nao nao. Những bài hát mấy chục năm trước đã nghe và bây giờ gợi lại một thời kỷ niệm. Thời chiến tranh nên khát vọng hòa bình và ước mong gia đình sum họp rất mãnh liệt và điều này thể hiện trong các ca khúc làm cho những bài hát mùa Xuân viết trước đây có nét đặc biệt. Tuy vậy cũng có nhiều bài mới nhưng vì người ta đã nghe quen các bài kia rồi. Ở bên này tha hương nghe các bài Xuân ca cũ rất hợp với tâm trạng người hải ngoại.
- Cali Today: Anh nghĩ gì về sinh hoạt ca nhạc San Jose?
- Trần Chí Phúc: Dù có số dân Việt Nam ở Bắc Cali mấy trăm ngàn đứng hạng nhì sau Nam Cali nhưng thủ đô ca nhạc vẫn là quận Cam. Vì thế San Jose vẫn được coi là tỉnh lẻ với nhiều sô ca nhạc mướn các tiếng hát từ thủ đô đến, tình trạng này đã mấy chục năm rồi và vẫn không thay đổi. Một ca nhạc sĩ ở San Jose thì bụt nhà không thiêng nhưng khi xuống Nam Cali thì trở thành dân ở đó và giá trị tăng cao. Vẫn có thêm những người trẻ yêu ca nhạc dấn thân vào sinh hoạt cộng đồng, vẫn có những cuộc thi ca nhạc thu hút người tham dự. Ca nhạc vẫn là một thú vui, một sinh hoạt rộn ràng của cộng đồng Việt Nam.
- Cali Today: Cám ơn anh đã dành thì giờ cho cuộc trò chuyện này. Có nói gì thêm để kết thúc?
- Trần Chí Phúc: Xin chúc cho độc giả Cali Today một mùa Xuân Tân Mão 2011 mọi sự như ý. Mùa Xuân ngắm hoa đào nở ở San Jose, uống tách trà, ăn mứt sen và nghe những ca khúc mùa Xuân thật thú vị.
.
.
.
No comments:
Post a Comment