Friday, February 25, 2011

BƯỚC NGOẶT CỦA TRUNG QUỐC (Stephen S. Roach)


BS Hồ Hải dịch
Thứ năm, ngày 24 tháng hai năm 2011

Bài viết của Stephen S. Roach, giảng viên của Yale University, là Non-Executive Chairman của Tập đòan Morgan Stanley châu Á và tác giả của cuốn sách Châu Á Mới (The Next Asia).

NEW HAVEN - Vào đầu tháng Ba, Quốc dân đại hội Trung Quốc sẽ thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của mình. Kế hoạch này có thể sẽ đi vào lịch sử như là một trong những sáng kiến táo bạo nhất của chiến lược Trung Quốc.

Về bản chất, nó sẽ thay đổi đặc tính các mô hình kinh tế của Trung Quốc - chuyển từ cơ cấu xuất khẩu và đầu tư chủ đạo trong 30 năm qua cho một mô hình của sự tăng trưởng sang một mô hình gia tăng sự tiêu thụ nội địa Trung Quốc. Sự thay đổi này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế Trung Quốc, với phần còn lại của châu Á, và với toàn cầu.

Cũng giống như kế hoạch 5 năm lần thứ năm, trong đó thiết lập các giai đoạn cho "cải cách và mở cửa" của những năm cuối thập niên 1970. Và kế họach 5 năm lần thứ IX, chủ trương kích hoạt thị trường hóa các doanh nghiệp nhà nước vào giữa thập niên 1990. Kế họach sắp tới sẽ buộc Trung Quốc phải suy nghĩ lại đề xuất giá trị cốt lõi của nền kinh tế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đặt nền móng bốn năm trước, khi ông lần đầu tiên kết nối các nghịch lý của bốn tiêu chuẩn thống nhất (UNS: Unified Thread Standard). Đó là: “không ổn định, không cân bằng, không đồng bộ, và cuối cùng là không bền vững”. Một nền kinh tế phồn vinh giả tạo, nó đang gia tăng sự không ổn định, không cân bằng, không đồng bộ, và cuối cùng là sụp đổ.

Cuộc Đại suy thoái 2008-2009 cho thấy Trung Quốc có thể không còn đủ khả năng để chống đỡ là phỏng đoán trên lý thuyết. Thời kỳ hậu khủng hoảng có thể được đặc trưng bởi các cơn dư chấn kéo dài trong thế giới phát triển – nó làm suy giảm nhu cầu thế giới bên ngoài, mà Trung Quốc từ lâu đã dựa vào để phát triển. Vậy là chính phủ Trung Quốc không còn sự lựa chọn nào khác, ngoài việc chuyển sang nhu cầu nội địa và giải quyết đầu vào của 4 tiêu chuẩn thống nhất ở trên.

Kế họach 5
năm lần thứ 12 họ sẽ phải tập trung chủ yếu vào ba sáng kiến ủng hộ tiêu thụ. Trước tiên, Trung Quốc sẽ bắt đầu cai sữa cho mô hình sản xuất của mình, một mô hình mà nó đã làm cơ sở cho tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư. Trong khi các phương pháp sản xuất của Trung Quốc đã được sử dụng phù hợp 30 năm qua, thì nó lại bị phụ thuộc vào các yếu tố vốn đầu tư lớn và nâng cao năng suất lao động, làm cho nó không có khả năng hấp dẫn lao động dư thừa của đất nước.

Thay vào đó, theo kế hoạch mới, Trung Quốc sẽ thông qua một mô hình có nhiều dịch vụ cần nhiều lao động (labor-intensive). Với hy vọng, nó sẽ cung cấp một bản thiết kế chi tiết cho sự phát triển của những ngành công nghiệp có quy mô lớn, các giao dịch cao như thương mại bán sỉ và bán lẻ, vận tải trong nước và tổ chức lại chuỗi cung ứng dự trữ, y tế, và giải trí và khách sạn.
Một sự chuyển tiếp như vậy sẽ cung cấp cho Trung Quốc nhiều tiềm năng lớn hơn để tạo ra việc làm. Hàm lượng công việc trong một đơn vị sản xuất của một công nhân Trung Quốc sẽ có công suất cao hơn 35% trong các dịch vụ sản xuất và xây dựng. Trung Quốc thực sự có thể bắn trúng mục tiêu tạo công ăn việc làm của mình với mức tăng trưởng GDP chậm hơn. Ngòai ra, về lâu dài, các dịch vụ sẽ ít làm cạn kiệt tài nguyên hơn so với sản xuất - giúp Trung Quốc gia tăng lợi ích của một mô hình tăng trưởng thân thiện với môi trường hơn.

Sáng kiến thứ hai của kế họach mới là kích thích tiêu dùng, sáng kiến này sẽ giúp cho sự tăng lương. Mục tiêu chính sẽ là tiền lương đã bị tụt hậu ở người lao động nông thôn, họ có thu nhập bình quân đầu người hiện nay chỉ có 30% so với những người ở khu vực thành thị - hay nói một cách chính xác là hiện trạng này đang đi ngược lại với nguyện vọng của Trung Quốc cho một "xã hội hài hòa". Trong số những cải cách, đó là cải cách chính sách thuế để thúc đẩy sức mua ở nông thôn, các biện pháp giúp mở rộng quyền sở hữu đất nông thôn, và giáo dục chương trình công nghệ, dẫn đến tăng năng suất nông nghiệp.

Nhưng đòn bẩy lớn nhất chắc chắn sẽ đến từ chính sách thúc đẩy sự di cư liên tục và nhanh chóng từ nông thôn ra thành phố. Kể từ năm 2000, sự di cư từ nông thôn ra thành thị khỏang 15-20 triệu người mỗi năm. Đối với sự di cư tiếp tục theo tốc độ này, Trung Quốc sẽ phải tháo bỏ chính sách quản lý bằng hộ khẩu (hukou: tác giả chế từ mới), nó làm hạn chế thị trường lao động linh hoạt của công nhân nghỉ tết hằng năm (tethering, tác giả lại tự chế từ mới từ tết của Việt Nam) và những tiện ích của họ đối với nơi họ sinh ra.

Thúc đẩy việc làm thông qua các dịch vụ, và nâng mức lương thông qua hỗ trợ nâng cao cho lao động nông thôn, sẽ là một chặng đường dài để Trung Quốc nâng cao thu nhập cá nhân, bây giờ Trung Quốc đang phấn đấu để đạt 42% GDP, trong khi đó đối với Hoa Kỳ con số này là 50%. Nhưng sự tăng trưởng cao hơn nữa của thu nhập người lao động sẽ là cần thiết để kích thích tiêu dùng ở khu vực tư nhân. Những nỗ lực lớn để chuyển từ tiết kiệm chi tiêu sang tiêu dùng cũng rất cần thiết.

Ý tưởng thứ ba của chương trình nghị sự kích thích tiêu dùng trong kế họach mới – là sự cần thiết phải xây dựng một mạng lưới an toàn xã hội để giảm bớt nỗi sợ hãi của người dân hướng đến tiết kiệm phòng ngừa. Cụ thể, có nghĩa là an sinh xã hội, trợ cấp hưu trí tư nhân, y tế và bảo hiểm thất nghiệp – một kế hoạch tồn tại trên giấy vì đang trong tình trạng thiếu kinh phí một cách trầm trọng.

Ví dụ, trong năm 2009, ở Trung Quốc, kinh phí cho hưu trí – bảo hiểm xã hội quốc gia, tiền trợ cấp nghỉ hưu cho chính quyền địa phương, và lương hưu khu vực tư nhân - tổng cộng chỉ 2.4 nghìn tỷ nhân dân tệ (khỏang 364 tỷ đô la).
Khỏang tiền này tính ra trung bình thì mỗi công nhân Trung Quốc về hưu chỉ nhận được 470 đô la Mỹ cho phúc lợi hưu trí suốt đời. Quá thấp để tự hỏi rằng làm sao các gia đình người Trung Quốc không tiết kiệm cho tương lai trong nỗi sợ hãi. Kế hoạch mới của Trung Quốc cần phải khắc phục sự thiếu hụt này một cách nhanh chóng.

Sẽ có nhiều việc để làm hơn trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 cho ba vấn đề chính trên của chính sách kích thích tiêu dùng.
Kế hoạch mới tập trung vào phát triển tăng tốc của một số ngành công nghiệp chiến lược mới nổi - từ năng lượng công nghệ sinh học và năng lượng thay thế đến vật liệu mới, công nghệ thông tin thế hệ mới - cũng là đáng chú ý.

Tuy nhiên, sự nhấn mạnh vào người tiêu dùng Trung Quốc có thể sẽ là vấn đề chủ chốt của kế hoạch mới - đủ, theo ý kiến của tôi, để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân như là một phần của GDP của Trung Quốc, thì Trung Quốc phải cố tăng con số quá nhỏ hiện nay khoảng 36% để lên đến 42% -
45% vào năm 2015.
Trong khi con số ấy vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, dù sao sự gia tăng cũng sẽ đại diện cho một bước quan trọng đối với Trung Quốc trên con đường tái cân bằng.

Nó cũng sẽ là một sự thúc đẩy rất lớn cho các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc - không chỉ những người ở Đông Á, mà còn những nền kinh tế châu Âu và Mỹ đang còn trong tình trạnh tăng trưởng hạn chế sau khủng hỏang. Thật vậy, kế họach 5 năm lần thứ 12 có thể sẽ châm ngòi câu chuyện tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay khó có thể yêu cầu nhiều hơn nữa.
Nhưng có một nghịch lý: trong việc chuyển đổi sang kế họach năng động, tiêu thụ nhiều hơn, Trung Quốc sẽ giảm tiết kiệm thặng dư của họ và rẻ sang con đường thâm hụt ngân sách liên tục của các nước khác như Mỹ. Khả năng tái cân bằng toàn cầu như vậy không đối xứng - với Trung Quốc đang là người dẫn đầu và là cổ xe ngựa thúc đẩy phát triển thế giới thì lại bị kéo chân lại – nên có thể sẽ là hậu quả nghiêm trọng không lường trước được của kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của trung Quốc.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011. www.project-syndicate.org
.
.
.

No comments: