Friday, February 18, 2011

BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG với CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979

Xuồng Tam Bản
Thứ sáu, ngày 18 tháng hai năm 2011

Bài báo đăng trên Thanh Niên với nhan đề: “Lê Đình Chinh trong ký ức người mẹ” [1]. Tuy đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng chống Trung Quốc xâm lược, bài báo tuyệt nhiên không nhắc đích danh 1 từ “Trung Quốc” nào cả mà chỉ dám phiếm chỉ, gián tiếp chỉ Trung Quốc bằng các cụm từ như “biên giới phía Bắc”, và rằng “Ngày 25.8.1978 định mệnh đó, Lê Đình Chinh đang cùng đồng đội đi thăm hỏi đồng bào tại khu vực biên giới thì bắt gặp một toán “côn đồ” từ BÊN KIA BIÊN GIỚI kéo sang đánh giết cán bộ và nhân dân địa phương”.

Qua bài báo trên, một lần nữa ta càng thêm chắc rằng, họ - những người đang cố nói giảm nói tránh đến mức tối đa, thậm chí chỉ dám dùng từ “tàu lạ” để chỉ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu VN, chỉ dám dùng cụm từ “bên kia biên giới” hoặc “biên giới phía Bắc” để gián tiếp nói tới Trung Quốc.

Mặc dù đã cố tình nói giảm, nói tránh như trên. Báo Thanh Niên đã “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa” mà quên rằng Tố Hữu – nhà thơ chính trị lẫy lừng, từng là ủy viên TW ĐCS trong bài “Đường sang nước bạn[2] có câu thơ như sau:

“Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…”

“Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ
Quê Hồng quân vạn lý trường chinh!
Hôn các anh xưa, những người chiến sĩ
Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh”

“Quê hương” phía “bên kia biên giới” của Tố Hữu chẳng phải là “quê hương” của bọn “côn đồ” mà báo Thanh Niên vừa nhắc đó sao? Tố Hữu lại muốn “hôn” cả những toán “côn đồ” mà báo Thanh Niên của muốn nói thẳng, nói trắng ra là Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa đó thôi.

Đã bao giờ ta thấy cách đối xử tương tự của báo chí “chính thống” tại VN, đề cập đến chiến tranh VN và gọi Mỹ gián tiếp là “quốc gia bên kia Thái Bình Dương” hay không?




©2011 Xuồng Tam Bản blog
Xuongtamban.com

--------------------------------

Da Vàng
Tháng Hai 18, 2011

Có một thực tế hết sức “phũ phàng” là trong vài ngày qua, cái ngày mà 32 năm về trước đã diễn ra cuộc chiến đẫm máu của quân và dân Việt Nam chống lại quân xâm lược phương bắc, đã thực sự không địch nỗi sự kiện đám cưới lần thứ hai của người đẹp thời tiết Đan Lê.

Trong khi hàng trăm tờ báo chính thống không có một dòng nào về sự kiện oai hùng và cũng rất tang thương của dân tộc thì ngày hôm qua 16/02/2011 hàng loạt báo lại khai thác triệt để đám cưới của Đan Lê.
Lướt nhìn qua một vài tờ báo, ta sẽ thấy những cái tít ấn tượng được giật lên, như Tiết lộ ảnh cưới Đan Lê – Khải Anh, Những bức ảnh đầu tiên về đám cưới Đan Lê – Khải Anh, Đan Lê – Khải Anh lặng lẽ tổ chức đám cưới, Đan Lê khóc trong đám cưới với Khải Anh, … thậm chí những chuyện như Vợ chồng Đan Lê chưa ra ở riêng cũng không được các báo bỏ qua.

Sự kiện chiến tranh biên giới chỉ được giới blogger và các trang báo nước ngoài nhắc tới.

Khi không nói hay không được nói đến một sự kiện lịch quan trọng trong của đất nước mà lại quá tốn giấy mực cho sự kiện Đan Lê không biết các nhà báo hay các báo có suy nghĩ gì không? Có cảm thấy hổ thẹn với lương tâm, với nghề nghiệp mình không? Chẳng lễ sự kiện Đan Lê đám cưới lại quan trọng đến thế sao?, …

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, dù biết rằng khi hỏi sẽ khiến không ít người thực sự đau lòng. Đau lòng cho những người con của tổ quốc đã ngã xuống khi xưa, đau vì những người làm báo hôm nay. Rất đau.

Nhưng sẽ không có gì bất ngờ khi mới đây, trên blog của mình, nhà báo Đào Tuấn cũng có nêu lên một thực tế khác, đó là bài viết Báo chí thời buông rèm.  Theo Đào Tuấn thì báo chí thời nay đang bị cấm cửa ở những cuộc họp quan trọng. Chỉ có bộ ba báo được phép tham dự là Báo Nhân Dân, VTV, TTXVN mà thôi.

Phải chăng báo chí đang bị “tắc đường”? Khi nào có tín hiệu “đèn xanh” mới được viết, ngay cả những chuyện đáng viết? Và phải chăng những chuyện đại loại như Đan Lê thì cứ thoải mái mà khai thác, vì Đan Lê thì có ảnh hưởng gì đến ai, đúng không?

Ngẫm nghĩ mà buồn cho một thời kỳ quá “thảm hại” của báo chí. Khi mà Chiến tranh biên giới 1979 không địch nổi đám cưới Đan Lê thì thực sự chẳng biết nói gì hơn là buông tiếng thở dài ngao ngán.

Sự đời phũ phàng là vậy. Trong khi có người đang rầu cho báo chí VN thì chắc chắn cũng sẽ có người cười thầm và tâm đắc: Đan Lê muôn năm!

Da Vàng
.
.
.

No comments: