Friday, February 4, 2011

ĐẦU NĂM TÂN MÃO, LẠM BÀN : TẠI SAO NƯỚC TA NGHÈO ? (Nguyễn Hữu Quý)

Nguyễn Hữu Quý
Thứ bảy, ngày 05 tháng hai năm 2011

Nói về cái “sự nghèo” của nước ta thì quả thật là quá khó, có cả hàng trăm, hàng ngàn nguyên nhân, lý do.

Một đất nước mà tài nguyên không phải là giầu nhưng cũng chẳng phải là thiếu, nào là mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ dầu… đã đành; nay còn nghe thêm có cả “đất hiếm”.

Còn với con người, thì “hào kiệt thì thời nào cũng có”.

Ấy thế mà tại sao lại… NGHÈO?

Từ hai điều cơ bản trên, rõ ràng là chỉ còn thiếu “cách làm” nữa mà thôi (?!).

 Đêm khuya, thấy trên Blog Trương Duy Nhất có tựa đề Viện sỹ… tự sướng”, nội dung bài xin không nói ở đây; nhưng có một comment của một đọc giả tên là Việt gốc, mà theo đó Việt gốc cho hai đường link:


Thì ra (link thứ nhất), đây là Website Xây dựng Đảng, với bài Chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có đa đảng”, đây là bài nói về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đang có chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hoà Ấn Độ theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ Meira Kumar (vào tháng 2/2010).

Mặc dù, chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đã cách đây gần 1 năm (tháng 2/2010 và bây giờ là 2/2011), và ông Nguyễn Phú Trọng hiện đã ở cương vị mới, là TBT Đảng CSVN; đồng thời Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã đề ra 5 quan điểm phát triển”, đã được ĐH XI thông qua; nhưng thiết nghĩ, cũng cần nhìn lại; bởi việc Chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có đa đảngmà Nguyễn Phú Trọng nói cách đây gần 1 năm với việc Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”, mà ông Đinh Thế Huynh đã phát ngôn như ta đã biết … đang là một chủ trương nhất quán của Đảng CSVN.

Bài báo ngắn [từ Website Xây dựng Đảng]; ngoài tiêu đề bài báo gây cho người đọc [đã từng được học để hiểu như thế nào là “quy luật”, là “khách quan”…] sự tò mò, có 2 nội đáng chú ý là:

1. Đối với nội dung: "Một Đảng vẫn hiệu quả nhất"; sau khi được hỏi câu hỏi có liên quan đến chủ đề đa đảng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trả lời :
"Chúng tôi quan niệm là kinh tế và hệ thống chính trị bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng tôi chủ trương phát triển kinh tế đồng thời cũng đổi mới từng bước hệ thống chính trị một cách vững chắc cho phù hợp. Và đã rút ra kinh nghiệm là đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị.

Riêng điều này đã thấy mâu thuẫn mất rồi; ở vế đầu là: “Chúng tôi chủ trương phát triển kinh tế đồng thời cũng đổi mới từng bước hệ thống chính trị một cách vững chắc cho phù hợp”, nhưng ý sau lại là:Và đã rút ra kinh nghiệm là đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị.

Như vậy là, ngược mất rồi ngài Tân TBT ơi; thay vì, đổi mới kinh tế theo quy luật kinh tế để nước nhà phát triển, đi lên… trên cơ sở đó là đổi mới hệ thống chính trị phù hợp (vế đầu), để đảm bảo đi đúng với quy luật phổ biến về “quan h sn xut phù hp vi trình độ phát trin ca l­­c lượng sn xuất”, thì ta lại làm ngược lại; Đổi mới hệ thống chính trị rồi dựa vào hệ thống chính trị để đổi mới hệ thống kinh tế cho đồng bộ theo đổi mới hệ thống chính trị (?!).

Chẳng lẽ bài học về “Khoán hộ” của ông Kim Ngọc cách đây gần nửa thế kỷ và bài học từ Nghị quyết 10 (gọi là Khoán 10), cách đây hơn 20 năm (1988), chưa đủ để Đảng CSVN rút ra kinh nghiệm hay sao?.

Thiết nghĩ, là người gọi là “có học” ta phải biết làm gì để thể hiện là người có học chứ (!). Ta cần phải giải phóng về trí tuệ dân tộc, bung ra về sức sản xuất…, trên cơ sở đó đổi mới hệ thống chính trị đi kèm cho phù hợp; tại sao ta lại làm điều ngược lại (?!).

Nhiều khi, “Đảng ta” hay có lối tự khen rất vô lối; Sau khi “Khoán 10” thành công, báo chí có dịp tung hô; nào là có tính đột phá, tạo bước phát triển mới trong nông nghiệp”; là “giải phóng sức sản xuất” v.v và v.v..; Vậy thì, tại sao không để ông Kim Ngọc làm rối từ đó rút kinh nghiệm, mà “bức tử” ông sớm thế? Hay ta đến hôm nay còn mãi với lối suy nghĩ, rằng bất cứ ai nói và làm trái với “Đường lối và Nghị quyết của Đảng” đều là “âm mưu của các thế lực thù địch”; là “tự diễn biến”…, là phản động? cần phải loại trừ?

Xem ra, bài học “do dân, vì dân” ngày nào báo chí cũng nói; nhưng với bao nhiêu GS-TS; Viện nọ, Viện kia…, nhà nghiên cứu nọ, nhà kinh tế kia v.v… của đất nước này chả mấy ai làm được gì cho dân, cho nước cả (?!). Chỉ đợi Bộ Chính trị ra một chủ trương nào mới, nếu mà hợp với thời cuộc là được dịp để tung hô (?!).

2. Đối với nội dung: "Về nền kinh tế thị trường".

Đáng chú ý ở phần này là câu trả lời của Tân TBT Nguyễn Phú Trọng:

“Chúng tôi nói kinh tế thị trường của Việt Nam không phải kinh tế thị trường tự do, nhưng cũng chưa phải là kinh tế thị trường XHCN…”.

Bây giờ thì ta hiểu ra, đâu là… “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” (?!).

Trước hết, người viết bài này xin được hỏi các nhà kinh tế của nước Việt Nam rằng, liệu trên trái đất này có một nền (thể chế) “Kinh tế thị trường XHCN” hay không? [hiện Đảng CSVN đang… định hướng, để đi đến đó].

Nếu nó là có, thì viễn cảnh của nó sẽ như thế nào; có phải là một nền kinh tế, từ đó hình thành nên một xã hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” hay không?

Theo tôi, việc khẳng định rằng, có một nền (thể chế) “Kinh tế thị trường XHCN” là rất quan trọng; phải thực sự có nó rồi mới “Định hướng” để đi đến đích là nó (?!); Vì vậy, Đảng CSVN cần tổ chức một hội thảo khoa học nghiêm túc, gồm những nhà khoa học trong nước, và nếu cần thì mời cả các nhà kinh tế hàng đầu của thế giới, tầm cỡ đã từng đoạt giải Nobel kinh tế, để trả lời rằng có tồn tại một nền “Kinh tế thị trường XHCN” thực sự hay không.

Nếu nó là không có, hoặc chỉ là lý tưởng quá xa vời, thì tại sao không vứt bỏ nó đi?

Không có lẽ dân tộc Việt Nam đang là “vật thí nghiệm” cho lối suy nghĩ “vừa mở đường, vừa tiến lên” của Đảng CSVN?

Như vậy, trong rất nhiều nguyên nhân để đất nước ta không thoát ra được sự nghèo, ta có thể rút ra, hai nguyên nhân cơ bản:

1. Đảng CSVN thiển cận về đường lối; cho nên vận dụng sai (ngược) quy luật phổ biến về “quan h sn xut phù hp vi trình độ phát trin ca l­­c lượng sn xuất”. Một khi đã vận dụng sai quy luật thì thất bại là điều đương nhiên; điều này, tất cả các UVTW ai cũng “Lý luận chính trị cao cấp” không có lẽ không biết?

2. Đảng CSVN đang khủng hoảng về đường lối phát triển đất nước; đặt ra mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; nhưng bản thân phạm trù “xã hội chủ nghĩa” còn đang tranh cãi; chỉ có 4 quốc gia trên tổng số 193 Quốc gia là thành viên LHQ đi theo [trong đó: TQ là giả hiệu; Cuba thì đã nhận là sai lầm; Triều Tiên thì không thấy nói về XHCN].
 
Một đất nước đã sinh ra được một Ngô Bảo Châu, [chỉ số IQ cao, tiến thẳng lên đường sắt cao tốc, dám “đi tắt, đón đầu”?!] chẳng lẽ ta không biết tìm cho đất nước, cho dân tộc một con đường khôn ngoan, đúng đắn, hợp quy luật?

Vậy, TA LÀ AI?

04.02.2011

.
.
.

No comments: