Into stormy waters - Theage
Tom Hyland
21/11/2010
Sáu tuần trước, một tàu chiến của Úc “dong buồm” tiến vào một trong số các vùng biển căng thẳng nhất hành tinh, nằm ngoài khơi Trung Quốc và đã khai hỏa. Con tàu khu trục nọ mang tên Warramunga và đó không phải là chiến thuyền đầu tiên của Úc nổ súng ở Hoàng Hải.
Sáu mươi năm trước, tàu chiến trùng tên Warramunga cũng đã đến những vùng biển tương tự, nổ súng bắn giết quân Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên.
Tuy nhiên, không hề mang ý nghĩa hiếu chiến trong sự kiện vừa qua: chiếc Warramunga mới chỉ đến để tham gia vào một cuộc tập trận có bắn đạn thật, bơi thuyền trên vùng biển yên tĩnh dưới bầu trời xanh bên cạnh một tàu chiến Trung Quốc. Đây là cuộc tập trận lần đầu tiên được thực hiện giữa một quốc gia phương Tây với hải quân Trung Quốc – sự kiện được Phó Đô đốc Hải quân Hoàng gia Australia Russ Crane khen ngợi rằng đã “đóng góp xây dựng” cho an ninh khu vực.
Sáu ngày trước, tại Melbourne, Hoa Kỳ và Australia tái khẳng định cam kết của họ cho một liên minh được chính thức hóa đúng vào khoảng thời gian người ta nhìn thấy dấu hiệu hành động của chiếc Warramunga đầu tiên trong vùng biển Hoàng Hải. Với những từ ngữ ấm áp về một cam kết cơ bản cho một quan hệ đối tác lâu dài dựa trên lợi ích chung và sự chia sẻ các giá trị dân chủ, họ đã nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh không gian mạng. Họ đã và đang đề phòng ai trong các lĩnh vực này, dựa vào việc bỏ qua các điều chưa tuyên bố? “Chúng tôi không là vấn đề của các mối đe dọa đang định hình”, Ngoại trưởng Kevin Rudd cho biết sau các cuộc đàm phán. Ít nhất, không công khai.
Trung Quốc như một con rồng đứng bên ngoài vào lúc Rudd và Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Bob Gates trong tòa nhà chính phủ hôm thứ Hai tuần trước.
Trong thông cáo dài 2.433 chữ được đưa ra sau cuộc họp AUSMIN hàng năm của Mỹ và Úc, Trung Quốc chỉ một lần đề cập đến mục tiêu chung “tìm kiếm một mối quan hệ hợp tác tích cực”.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán và thỏa thuận mở rộng hợp tác quốc phòng, rõ ràng là nhằm củng cố vị thế của Mỹ ở Thái Bình Dương để đối mặt với Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh.
Theo Hugh White - một trong những nhà tư tưởng chiến lược hàng đầu của Australia, hiện là giáo sư nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Úc và là cựu Phó thư ký Bộ Quốc phòng - các cuộc đàm phán cũng có thể là dấu hiệu cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Bạn hẳn còn nhớ, Chiến tranh Lạnh lần đầu giữa phương Tây do Mỹ dẫn đầu và Liên Xô kéo dài trong 40 năm. Cả thế giới đã sống trong nỗi sợ hãi về khả năng xảy ra một cuộc chiến hạt nhân, và thực tế là các cuộc chiến thay thế (proxy war) như cuộc chiến Triều Tiên (Việt Nam cũng là một dạng proxy war), cùng những căng thẳng liên tục giữa các siêu cường.
Ông White cho rằng cuộc chiến tranh lạnh mới này đang hình thành.
Các đầu mối quan trọng đưa tới cuộc xung đột mới có thể dễ dàng nhận ra bởi cách cư xử cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoàng Hải và trong các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản tại biển Hoa Đông, đó chính là “những điều đáng lo ngại về chính sách đang được Bắc Kinh áp dụng”.
Thông cáo của AUSMIN đề cập đến những điểm then chốt này và kêu gọi đại lục tôn trọng Luật biển quốc tế và giải quyết các tranh chấp lãnh hải trong hòa bình, điều này ám chỉ rằng có sự lo sợ Trung Quốc có thể sẽ không tôn trọng luật pháp quốc tế hoặc không giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.
Các mối lo tương tự, vẫn theo ông White, được thúc đẩy bởi năng lực phát triển kinh tế nhanh chóng là những nỗ lực của người Mỹ nhằm duy trì sự thống trị của mình một khi Trung Quốc lớn mạnh. Ông nói: “Trừ khi Hoa Kỳ có thể nói rõ ràng những gì họ đang cố gắng thực hiện, Trung Quốc sẽ kết luận ngay đó là cố gắng để giữ gìn trật tự cũ, mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò chiếu dưới, không phải ngang bằng”.
“Nếu đó là những gì Hoa Kỳ đang cố làm, nghĩa là họ đang tạo ra nguy cơ rất cao dẫn đến một cuộc xung đột hoặc ít nhất là đang leo thang cạnh tranh chiến lược với tất cả các nguy cơ xung đột bắt nguồn từ đó”.
''Điều đó giống cái gì trước đây? Có vẻ như sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới và chúng tôi biết những nguy hiểm có thể xảy ra như thế nào''.
“Điều đáng sợ nhất của chúng tôi là phải quyết định lựa chọn giữa vai trò đứng đầu của người Mỹ - đã mang lại sự ổn định và an ninh khu vực trong bốn thập kỷ qua, hay là tương lai nền kinh tế của chúng tôi - vốn đang phụ thuộc vào Trung Quốc với thị trường béo bở cho ngành xuất khẩu khoáng sản”.
Bi kịch chính là, ông White lập luận, Australia không thể có cùng lúc cả cái này và cái kia.
“Tôi không nghĩ rằng có thể dung hòa cả hai, bởi vì rất nhiều thứ hứa hẹn giúp cho nền kinh tế của chúng tôi thêm thịnh vượng thì cũng chính là những thứ đang phá hủy các cấu trúc đã bảo đảm cho chiến lược an toàn của chúng tôi. Cuộc sống là thế và cũng không ngoại lệ trong các vấn đề quốc tế”.
Chủ đề mà ông White đề cập, lần đầu tiên được nêu ra trong tiểu luận hàng quý hồi tháng Chín, dựa trên tiền đề rằng Trung Quốc thách thức sức mạnh của Mỹ ở châu Á là một thực tế, chứ không còn là một khả năng trong tương lai nữa. Trung Quốc có thể vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế giàu nhất thế giới vào năm 2030, đương nhiên nó sẽ không thể chấp nhận sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á và sẽ xem xét để đứng đầu cho đúng nghĩa.
Điều này đi ngược với ba lựa chọn của Hoa Kỳ: rút lui khỏi châu Á, cạnh tranh với Trung Quốc - sẽ tạo ra “một nguy cơ thực sự ngày càng gia tăng của một cuộc chiến lớn”, hoặc đồng ý chia sẻ quyền lực trong khu vực với quan hệ đối tác bình đẳng với Trung Quốc và các cường quốc khu vực khác, như Ấn Độ và Nhật Bản.
Ông White nói lựa chọn tốt nhất cho Úc - chia sẻ vai trò lãnh đạo - cũng là điều khó khăn nhất để đạt được.
Paul Dibb - người tiền nhiệm của ông White trong chức vụ Phó thư ký Bộ Quốc phòng - cũng nhận thấy dấu hiệu đáng lo ngại khi Trung Quốc tỏ ra cứng rắn, nổi bật là tuyên bố như pháo rang gần đây của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, rằng “Trung Quốc là một nước lớn, các quốc gia khác là các tiểu quốc và đó chỉ là một thực tế”.
Nhưng Dibb ủng hộ một phản ứng hoàn toàn khác với White.
Trích dẫn các tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông, sự “hăm dọa” Nhật Bản trong vùng nước tranh chấp ở Hoa Đông và ngăn cản các cuộc tập trận của hải quân Hoa Kỳ ở Hoàng Hải, ông đã cảnh báo một thách thức ngày một lớn đối với an ninh khu vực. Hoa Kỳ và các đồng minh, bao gồm Australia , phải quyết định cách đối phó trước sức mạnh đang tăng cao của hải quân Trung Quốc. Ông nói: “Điều đó có nghĩa là một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ phải được dạy một bài học quân sự trên biển”.
Đối với lập luận trên, ông White cho rằng Trung Quốc hiện quá mạnh trước bất cứ hành động nào kiểu này: “Vấn đề của chính trường quốc tế là người Trung Quốc cũng có thể dạy cho chúng ta một bài học”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd cho là ông White đã nhầm. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta có thể đạt được các quyền lợi khác nhau của chúng ta với đường lối ngoại giao khéo léo và cẩn trọng”.
“Quan niệm về một trò chơi có tổng bằng 0 (zero-sum game, lý thuyết trò chơi), giữa một bên là Washington và bên kia là Bắc Kinh, thì thực sự vô nghĩa lý”. Thay vào đó, ông Rudd đề xuất “một giải pháp thứ ba dung hòa” cho Australia, giữa sự chèo chống và sự quỵ luỵ với Trung Hoa.
Rudd nói rằng điều này có thể được thực hiện thông qua một “mối quan hệ chính trị và kinh tế toàn diện, nơi chúng tôi đồng ý về lợi ích chung của nhau, cả hai trong khu vực, trong một phạm vi toàn cầu và song phương, nhưng cũng không đi ra khỏi những khu vực mà chúng tôi bất đồng”.
Ngài Bộ trưởng Ngoại giao đã thêm những từ nhẹ nhàng hơn trước hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối tuần ở Nhật Bản, nơi Thủ tướng Julia Gillard đã có cuộc hội đàm chính thức đầu tiên giữa bà với Tổng thống Barack Obama. Nhật Bản là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Á của Obama – chuỗi hoạt động nhằm tái khẳng định sự quan tâm của Mỹ ở châu Á.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ báo Asahi Shimbun của Nhật Bản trước hội nghị APEC, ông Rudd cho biết ông tin tưởng Trung Quốc muốn giải quyết tranh cãi giữa họ với Nhật Bản về các đảo tranh chấp thông qua ngoại giao.
Ông cũng nói về sự cần thiết tạo ra một khuôn khổ vững chắc cho khu vực trong một diễn văn “thật cần thiết cho chúng ta khi duy trì sự phát triển niềm tin ở Đông Á và các biện pháp xây dựng an ninh giữa tất cả các quốc gia”.
Nếu Rudd thích ngôn ngữ ngoại giao nói chung, thì một chỉ thị chiến lược bí mật do Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith đưa ra sau cuộc bầu cử liên bang là sẽ có nhiều chỉ dẫn về quan điểm của chính phủ hơn, ngay cả khi các đối sách thông thường đã được duyệt. Nó nói về một Trung Quốc tự tin hơn, nhờ hiệu suất kinh tế mạnh mẽ của mình, trong khi Mỹ và châu Âu đang chịu nhiều áp lực về ngân sách quốc phòng.
Trong chỉ thị được trích dẫn từ sách trắng quốc phòng năm ngoái, dự đoán vai trò số 1 của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương sẽ ngày càng bị “thử thách”. (Nhân tiện, sách trắng quốc phòng gọi đây là việc mở rộng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Nó chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một trong hai: Rudd và các mối đe dọa chưa định danh khác)
Trung Quốc nổi lên từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với ngân sách quốc phòng ngày càng gia tăng hòng “thay đổi cán cân sức mạnh quân sự ở châu Á”, các báo cáo cho biết.
Hiện các cuộc tuần tra của hải quân nước này trên những vùng nước tranh chấp diễn ra “với tần suất tăng lên và ở mức độ mạnh hơn”, bên cạnh một căn cứ hải quân mới được thiết lập ở đảo Hải Nam, với quân cảng dành cho tàu ngầm dưới lòng biển, giúp tăng cường khả năng triển khai lực lượng của Trung Quốc vào Biển Đông.
Không chỉ có một mình Australia là “khán giả khó chịu” với những “thay đổi” ở khu vực.
Các hàng xóm gần gũi hơn của Bắc Kinh, những quốc gia luôn quan tâm đến tham vọng bá quyền của Trung Quốc và chủ quyền lãnh thổ, đang tìm kiếm một tái cam kết với Hoa Kỳ. Trong số đó có Việt Nam, kẻ thù cũ của Mỹ.
Paul Monk - một tác giả, cựu nhân viên tư vấn và phân tích tình báo quốc phòng - cho rằng hy vọng của các nước láng giềng “ăn khớp” với kỳ vọng của Bắc Kinh sẽ là một mở màn cho các tai họa.
“Trung Quốc, một sức mạnh mới ở khu vực, đột nhiên gánh một cơn dồn máu não, thì nó không thèm đặt ra các quyết định thận trọng nếu cần lấy đi quyền lợi của quốc gia khác làm của riêng mình”, Monk nói. “Các dấu hiệu đó không mang lại điều tốt”.
Thay vào đó, Trung Quốc cần phù hợp với một khuôn khổ an ninh được cam kết với các nước láng giềng và Hoa Kỳ.
“Nếu một bộ các quy định mới được đưa ra mà khiến chúng ta đều cảm thấy thoải mái, chúng ta có thể nói OK, trong khi Trung Quốc vẫn trở nên giàu có”.
“Nhưng nếu Trung Quốc nói ‘không, đừng có xía vô chuyện người khác, chúng tôi sẽ thiết lập các quy tắc, Biển Đông là của chúng tôi, Hoàng Hải là của chúng tôi, Hoa Đông là của chúng tôi’, và bạn sẽ phải khấu đầu xin ơn, sẽ rất rắc rối, nhưng không có cách nào khác”.
“Câu hỏi ở đây là, có bao nhiêu rắc rối?”
Đối với Úc, Monk cho rằng Úc cần là một phần của một liên minh các quốc gia cho Trung Quốc biết: “Không phải chúng tôi muốn kìm giữ bạn, nhưng bạn cần hành động với chúng tôi trong điều kiện mà tất cả mọi người đều có thể sống với nhau, bằng không, chúng tôi sẽ phải ngăn chặn các bạn. Và đó không phải lỗi của chúng tôi”.
“Đó là những gì bạn có thể thấy ở Nhật Bản, Việt Nam và những quốc gia khác, đang thưa với Hoa Kỳ: Này, đừng đi quá xa bất cứ khi nào hãy còn sớm”.
Quốc Ngọc dịch từ Theage
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
.
.
.
No comments:
Post a Comment