Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2010-11-26
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Dân biểu Eni F.H. Faleomaveaga đã phát biểu “Trong các chuyến viếng thăm đến Việt Nam , không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”.
Theo đó, dân biểu Faleomaveaga nghi ngờ tính chính xác của bản Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2010 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế . Để rộng đường dư luận, đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn với ông Scott Flipse, Phó giám đốc về Chính sách và Nghiên cứu Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Từ Washington , trao đổi với Quỳnh Chi, ông Scott cho biết nhận định của mình.
Việt Nam cấm hay không cấm đoán tín ngưỡng
Quỳnh Chi: Đầu tiên, chúng tôi xin cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Theo bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2010, Việt Nam bị đặt vào các quốc gia thiếu tự do tôn giáo, dựa vào tiêu chí nào mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế lại có kết luận như vậy?
Theo bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2010, Việt Nam bị đặt vào các quốc gia thiếu tự do tôn giáo, dựa vào tiêu chí nào mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế lại có kết luận như vậy?
Scott Flipse : Chúng tôi tin rằng Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia mà vi phạm tự do tôn giáo tệ hại nhất thế giới. Điều này xảy ra ngay cả khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang cải thiện. Chúng tôi tin rằng có quá nhiều vụ bắt bớ. Và cộng đồng tôn giáo phải đối mặt với những quá nhiều vụ vi phạm tôn giáo. Thêm vào đó, những người lên tiếng cho nhân quyền bảo vệ những người dễ bị tổn hại như cộng đồng tôn giáo đã bị bắt bớ và giam cầm. Điều này không thể xảy ra. Luật pháp Việt Nam ngăn cấm điều này và những cam kết quốc tế của Việt Nam cũng ngăn cấm điều này.
Quỳnh Chi: Thưa ông Scott, vừa rồi trả lời phỏng vấn với đài VOV tại Việt Nam, Dân biểu Faleomaveaga cho biết, “Trong các chuyến thăm đến Việt Nam, không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”, ông nhận định như thế nào về phát biểu này?
Scott Flipse : Tôi đến Việt Nam rất nhiều lần, chính xác là 7 lần trong 5 năm vừa qua. Tôi biết rất nhiều người ở Việt Nam gặp vấn đề. Và nếu ông dân biểu Faleomaveaga muốn đi cùng tôi, tôi có thể giới thiệu với ông Dân biểu những người Việt Nam mà có vấn đề (về tự do tôn giáo). Đó là lời mời của tôi. Ông Dân biểu có thể đi cùng chúng tôi đến Việt Nam và có thể thảo luận về vấn đề này khi ở đó.
Báo cáo dựa theo những cuộc điều tra từ trong và ngoài nước
Quỳnh Chi: Cũng trong bài phát biểu của ông Dân biểu Faleomaveaga, vị này thắc mắc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lấy thông tin từ đâu để có Bản báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2010. Ngoài ra, vị dân biểu này cũng nghĩ rằng có nhiều chi tiết trong bản
báo cáo được viết bởi những người mà họ không trực tiếp đến tận nơi để xem liệu những điều đó có xảy ra ở đó không. Ông có thể giải thích cho thính giả đài Châu Á Tự Do cách thức các ông thu thập thông tin để viết bản báo cáo đó không?
Scott Flipse : Nếu thật sự ông Dân biểu có nói như thế thì tôi rất lấy làm tiếc. Chúng tôi lấy thông tin rất tỉ mỉ cả trong và ngoài nước Việt Nam. Tôi lấy làm tiếc nếu ông Dân biểu nghĩ như thế và một lần nữa, tôi sẽ lấy làm vinh hạnh nếu được nói chuyện với ông Dân biểu về vấn đề này nếu ông ta muốn như thế.
Quỳnh Chi: Có nghĩa là các ông không chỉ ngồi đây và viết bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế?
Scott Flipse : Đúng, có rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được lấy từ cả trong và ngoài nước Việt Nam.
Quỳnh Chi: Có nghĩa là các ông không chỉ ngồi đây và viết bản Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế?
Scott Flipse : Đúng, có rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được lấy từ cả trong và ngoài nước Việt Nam.
Quỳnh Chi: Thưa ông Scott, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang có thêm nhiều nhà thờ cũng như chùa chiền, theo ông, chúng ta có thể nói Việt Nam có tự do tôn giáo dự trên điều này không?
Scott Flipse : Tự do tôn giáo không chỉ là tự do thờ phượng, và chúng tôi để ý rằng cả Việt Nam, Trung Quốc hay Miến Điện đưa ra thêm nhiều điều kiện cho các cộng đồng tôn giáo. Chính quyền cho phép người dân thờ phượng. Tuy nhiên, các cộng đồng tôn giáo và các cá nhân có đạo mà không theo chính phủ hay được xem là thách thức đối với chính quyền đều gặp rắc rối to.
Có thể nói tới tới các giáo dân Cồn Dầu đã gặp trở ngại khi họ không chịu bán đất của mình cho chính phủ. Hay là việc các tăng ni tại chùa Bát Nhã đã gặp khó khăn với chính quyền khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ trích chính phủ. Chính vì thế, tôi muốn nói rằng, đây là những vấn đề tồn tại rất lâu.
Đạo Phật, Công Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài… tất cả đều gặp những rắc rối rất lớn, đặc biệt khi họ được cho là thách thức đối với chính quyền.
Có thể nói tới tới các giáo dân Cồn Dầu đã gặp trở ngại khi họ không chịu bán đất của mình cho chính phủ. Hay là việc các tăng ni tại chùa Bát Nhã đã gặp khó khăn với chính quyền khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ trích chính phủ. Chính vì thế, tôi muốn nói rằng, đây là những vấn đề tồn tại rất lâu.
Đạo Phật, Công Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài… tất cả đều gặp những rắc rối rất lớn, đặc biệt khi họ được cho là thách thức đối với chính quyền.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment