Tác giả: Alan Goodall (1).
Ngọc Thu chuyển ngữ từ Thời báo Nhật Bản
12:00:am 17/11/10
SYDNEY - Sự lựa chọn giữa thị trường lớn nhất của Úc, là Trung Quốc, và đồng minh thân cận nhất của mình là Hoa Kỳ, dường như không phải là sự lựa chọn khó khăn. Các quyết định đã được thực hiện, Canberra hiện phải trấn an Bắc Kinh, đó là việc bình thường.
Úc đang tận hưởng sự thịnh vượng trong thời kỳ bùng nổ từ việc xuất khẩu khoáng sản, chủ yếu sang Trung Quốc, là điều mà bà Julia Gillard, Thủ tướng mới của Úc đang nỗ lực mở rộng. Tuy nhiên, [Úc] đang ký một gói thỏa thuận với các bộ trưởng Washington về việc tăng cường hợp tác quân sự, bây giờ bà phải [tìm cách] tránh các phản ứng dữ dội của Bắc Kinh có thể xảy ra.
Cơ hội đó sớm xảy ra trong một loạt các cuộc đàm phán quốc tế. Bà Gillard và Ngoại trưởng nói tiếng tiếng phổ thông của mình, ông Kevin Rudd, đã giữ chỗ cho các phiên họp kín với các đại diện Bắc Kinh, với mục đích trấn an Trung Quốc rằng Úc vẫn là một đối tác thương mại đáng tin cậy và là bạn tốt.
Các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp trong khu vực này theo sau các chuyến viếng thăm rất thành công của Washington tới Nam Thái Bình Dương. Do bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ dẫn đầu, nhóm đã ủng hộ đảo quốc Fiji về mặt dân tộc, đã gặp khó khăn tại Suva, hâm nóng lại tình cảm đã mất với New Zealand ở Wellington, sau đó đáp xuống với tiếng kèn hiệu tại quê hương của bà Gillard, Melbourne.
Hai người phụ nữ tâm đầu ý hợp. Cuộc đi dạo của họ ngang qua một công viên ở Melbourne vào một ngày đẹp trời đã cho thấy sự may mắn với các máy ảnh truyền hình và là một biểu tượng rõ ràng về tình cảm giữa hai quốc gia đồng minh có trách nhiệm với nhau.
Mục đích của các cuộc thăm viếng Nam Thái Bình Dương, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hỗ trợ ở Ấn Độ và Indonesia, là để bôi trơn các cơ chế liên minh của Washington từ xa, nhưng là một phần chiến lược của thế giới. Ở mức độ quan hệ công chúng, nó đã thành công. Đối với xu hướng Trung Quốc – Nam Thái Bình Dương, câu trả lời vẫn chưa chắc chắn.
Đầu tiên, Fiji rất vui vẻ chấp nhận một đại sứ quán Mỹ mới tại Suva để chống lại viện trợ dân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực. Lời khiển trách nhẹ của bà Clinton đối với chế độ cai trị độc tài của Fiji do ông Frank Bainimarama, nhà lãnh đạo tự tuyên bố, chỉ là: “Chúng tôi muốn thấy cải tiến tự do chính trị, chẳng hạn như cho phép thường dân chuyên nghiệp để quay lại các bộ quan trọng của chính phủ“. Nên có nhiều hy vọng cho Canberra để Fiji quay lại nền dân chủ.
Sự cảnh giác quân sự rất cao về chương trình nghị sự của Washington tại Melbourne . Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, nhóm người Mỹ đã xác nhận một hiệp ước đồng ý trước đó của Úc cho phép lực lượng Hoa Kỳ được tiếp cận nhiều hơn các cơ sở quốc phòng tại Townsville và Darwin ở miền Bắc nước Úc và ở một căn cứ hải quân gần Perth, Tây Úc. Cũng như một phản ứng quân sự, trường hợp ủng hộ đã được thực hiện để cứu trợ nhân đạo nhanh hơn với các thảm họa ở Đông Nam Á.
Cuộc họp lần thứ 25 của các bộ trưởng Canberra và Washington, được gọi là AUSMIN, đánh dấu một sự tham gia mới của bà Gillard trong cuộc chiến Afghanistan. Bà thông báo rằng bà và Bộ trưởng Quốc phòng, ông Stephen Smith, sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo khối NATO tại Lisbon vào ngày 19- 21 tháng 11.
Úc quan tâm sâu sắc về các kế hoạch chuyển tiếp để bàn giao quân sự tại Afghanistan . Úc là một trong 47 quốc gia tham gia ở đó, là đóng góp lớn nhất của một nước không thuộc khối NATO và đứng thứ 11 về lực lượng vũ trang. Mười binh sĩ Úc đã thiệt mạng ở đó kể từ tháng Sáu.
Một điều hiện làm nhiều người Úc lo lắng đó là, họ cảm thấy theo sau việc làm táo bạo của bà Clinton , Bắc Kinh sẽ phản ứng đối với một loạt các thay đổi này ra sao. Rủi ro đó là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Lượng hàng xuất sang Trung Quốc đã tăng 18% năm ngoái, tăng 23% giá trị xuất khẩu. Nhưng nếu trò chơi rắc rối này (Big Two) dẫn đến tranh cãi, thương mại không bảo đảm an ninh, ngay cả tại vùng Nam Thái Bình Dương xa xôi.
Theo ông Hugh White Thứ trưởng Quốc phòng diễn tả, sẽ có nguy hiểm thực sự rằng một cuộc đối đầu “sẽ trở nên mất kiểm soát, với các mối nguy hiểm nghiêm trọng về một cuộc chiến tranh. Một thời gian dài trước khi điều đó xảy ra, Úc sẽ tự tìm thấy chính họ buộc phải lựa chọn để đi theo Hoa Kỳ, trở thành một cuộc đọ sức chiến lược ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, hoặc từ bỏ liên minh”.
Như Tokyo, Canberra đã khó chịu qua phản ứng của Bắc Kinh sau một cuộc đụng độ giữa một tàu đánh cá Trung Quốc và một tàu tuần duyên Nhật Bản, dẫn đến việc Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Bắc Kinh tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” lại càng làm cho Canberra quan ngại.
Ở Melbourne , bà Gillard chấp nhận cách giải thích của bà Clinton về địa chính trị rằng: “ngoại trừ thành công về kinh tế đi đôi với gia tăng về chính trị ngày càng cởi mở hơn, nếu không sẽ có căng thẳng trong nội bộ Trung Quốc để đối phó”.
Một tín hiệu mới về các phản ứng của Bắc Kinh đối với sự hiện diện mạnh mẽ hơn của quân đội Mỹ tại Úc đã đến từ một học giả Trung Quốc. Ông Shi Yin-hong, giáo sư Hoa kỳ học tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói với tờ báo Úc rằng: “Úc và các nước châu Á khác đang chơi trò chơi hai mặt: hoạt động thương mại với Trung Quốc và tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ”.
Ông Shi nói thêm rằng trong khi mục đích của Washington gồm việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hồi giáo lan rộng trong khu vực châu Á, chiến lược dài hạn của họ là “kềm chế Trung Quốc, đặc biệt các hoạt động hải quân của Trung Quốc ở vùng biển lân cận sẽ được thường xuyên hơn và ở tầm xa”.
Ông Greg Sheridan, biên tập viên nước ngoài của báo The Australian đã phát biểu: “Mỹ đang gia tăng sự tham gia về chiến lược ngoại giao, kinh tế và chiến lược của họ với châu Á – chỉ vì Úc đã kêu gọi họ làm vậy”.
Ngoại giao song phương đã được làm mới hiện đang được Canberra quan sát. Các cuộc hội đàm riêng giữa những người đại diện Bắc Kinh và Canberra ở các cuộc họp thưởng đỉnh G20 và APEC sắp tới sẽ mở ra một cuộc đối thoại, nếu không làm sạch bầu không khí.
Trong khi đó, nhà quan sát Trung Quốc có trụ sở ở Sydney , ông Geoffrey Garrett đang kêu gọi “điều nhạy cảm”. Giáo sư của Trung tâm nghiên cứu Hoa kỳ tại Đại học Sydney cho biết: “Sự tham gia của Úc và Mỹ lớn hơn trong việc xây dựng thể chế trong khu vực và cố gắng phát triển các mối quan hệ – hợp tác nhiều hơn với Nhật Bản và Nam Hàn – phải là một điều tốt”.
© Đàn Chim Việt
————————————————————–
Alan Goodall là từng là Trưởng văn phòng Tokyo của báo The Australian.
.
.
.
No comments:
Post a Comment