Friday, November 19, 2010

PHE NGUYỄN TẤN DŨNG MỞ CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG

Thursday, November 18, 2010

đập lại đòi hỏi ‘tín nhiệm’ thủ tướng
HÀ NỘI (TH) - Bốn bài viết, đưa 2 ông tiến sĩ, một ông nhà báo già nổi tiếng của báo Công An và một ông nhà báo cầm nhầm tên người khác, được báo mạng “chính phủ” Hà Nội đưa ra để công kích những đại biểu bị coi là “lạm dụng diễn đàn” Quốc Hội đòi “bỏ phiếu tín nhiệm” ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Từ ngày 14 tháng 11, 2010 đến ngày 18 tháng 11, 2010, người ta thấy 4 bài viết này tuy không nêu tên ra một cá nhân nào để đả kích nhưng dư luận hiểu ngay là nhắm vào các lời kêu gọi trên diễn đàn Quốc Hội Hà Nội “bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ liên quan.”

Ngày 1 tháng 11, 2010, trên diễn đàn Quốc Hội Hà Nội, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói rằng các thành viên chính phủ không thể “nhận trách nhiệm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là xong.”
“Căn cứ Hiến Pháp và Luật Tổ Chức QH, tôi trân trọng đề nghị Ủy Ban Thường Vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy Ban Lâm Thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Cuối kỳ họp QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ liên quan. Ðể tạo điều kiện cho công tác của Ủy Ban Lâm Thời, tôi đề nghị QH tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan.”

Cùng quan điểm với ông Thuyết có ông Lê Văn Cuong, bà Phạm Thị Loan, ông Huỳnh Ngọc Ðáng và một số vị đại biểu khác.
Tất cả đều đòi lập ủy ban điều tra về sự sụp đổ của tập đoàn công ty đóng tàu “quả đấm thép” Vinashin và vai trò Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Minh Thuyết đã gửi kiến nghị không những lập ủy ban điều tra ông Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên chính phủ liên quan đến sự sụp đổ của Vinashin mà còn đòi Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm ông Dũng và chính phủ của ông.

Ít ngày sau, thì ông nhận được hồi đáp của “Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội” nói rằng Quốc Hội lập ban điều tra là “chưa cần thiết.”

Theo một số lời đồn đoán trên một số diễn đàn chính trị, Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng), Nguyễn Phú Trọng (chủ tịch Quốc Hội), Trương Tấn Sang (thường vụ Ban Bí Thư Bộ Chính Trị) đang chạy đua để giành ghế tổng bí thư đảng, cái ghế nhiều quyền lực nhất trong hệ thống cầm quyền độc tài đảng trị ở Việt Nam.

Những lời đả kích nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng về nhiều chuyện lớn từ chống tham nhũng đến khai thác bauxite, sự sụp đổ của Vinashin, lạm phát, tiền mất giá khiến uy thế của ông ta bị ảnh hưởng.
Những lời đòi bỏ phiếu “tín nhiệm” ở Quốc Hội lại càng như đổ thêm dầu vào lửa.

Ngày 25 tháng 10, 2010, bà Lê Thị Thu Ba, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Hà Nội, trong bản báo cáo gửi tới các đại biểu, cáo buộc rằng: “Có dấu hiệu bao che cho Vinashin.”

Trước các áp lực, báo mạng “Chính Phủ” của nhà nước Hà Nội mở chiến dịch phản công.“...đáng tiếc có một số đại biểu khi đưa ra những phát biểu mang nặng tính chủ quan và võ đoán của mình trên diễn đàn Quốc Hội đã khiến các cử tri phải kinh ngạc vì ở đó không thể hiện một tinh thần khách quan, xây dựng; một sự hiểu biết thấu đáo vấn đề mình đề cập đến, mà chỉ cốt bày tỏ cho được thái độ chủ yếu phủ định đối với các nỗ lực tháo gỡ khó khăn của cơ quan Hành pháp hay các nhân vật có trách nhiệm theo phân công công tác.” Một bài viết ký tên tác giả là “Nguyễn Chính, Nhà báo” viết như trên đăng tải trên trang mạng “Chính Phủ” ngày 14 tháng 11, 2010. Ông Nguyễn Chính này còn gọi các đại biểu Quốc Hội đả kích chính phủ là “bới lông tìm vết.”

Ngày 18 tháng 11, 2010, ông Nguyễn Chính là nhà báo cư ngụ ở Nha Trang gửi tới báo Bauxite Vietnam bài viết ngắn cải chính ông không phải là tác giả của cái bài viết mà tác giả là “Nguyễn Chính” trên báo “Chính Phủ.”

Cùng ngày 14 tháng 11, một ông tên là “TS Ðinh Thế Cường” đả kích cùng một giọng điệu với ông tên Chính trên web “Chính Phủ.” Ông TS Cường viết: “...thật đáng tiếc đã có hiện tượng một số đại biểu đã có biểu hiện như muốn lạm dụng diễn đàn, đưa ra những nhận định hay thông tin nhiều màu sắc chủ quan, cảm tính, còn chưa được kiểm chứng hoặc về những lĩnh vực không phải chuyên môn sâu của mình nên khó có thể phán định chuẩn xác, thậm chí cả những kiến nghị không mang tính xây dựng, gây nên những dư luận không tốt trong xã hội.”

Bài mới nhất của ông có tên “Hồng Hà,” một cây bút quen thuộc của báo Công An, cũng không nói thẳng tên ai nhưng lại có giọng đe nẹt mạnh mẽ hơn trên báo điện tử “Chính Phủ” ngày 18 tháng 11, 2010.
“...trên một số diễn đàn và tờ báo gần đây xuất hiện một giọng điệu phê phán quá mức những tiêu cực và mặt trái của xã hội, coi đấy là nét chủ đạo của xã hội và tạo ra một bức tranh màu xám về đất nước. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch kích động những hoạt động chống lại đường lối của Ðảng và Nhà nước. Ðấy là một cách nhìn phiến diện, bất công, xa thực tiễn, lấy hiện tượng quy thành bản chất.”

Theo báo điện tử VietnamNet ngày Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010 có rất nhiều đại biểu Quốc Hội tập trung các câu chất vấn nhắm vào ông Nguyễn Tấn Dũng đối với các vấn đề rất “nóng” trong dư luận cả nước như sụp đổ và nợ nần của Vinashin, kêu gọi dừng khai thác Bauxite.
-------------------------

Chính phủ cảnh cáo quốc hội?

Chính phủ cảnh cáo quốc hội?   -   BBC  -  thứ tư, 17 tháng 11, 2010

Đe dọa hay tranh luận?   -  Nguyễn Quang A

Chất vấn và trả lời chất vấn phải có tình, có lý  - Vũ Duy Thông - Chính phủ lại "dằn mặt" đại biểu quốc hội  (baodientu.chinhphu.vn)

TRANH LUẬN VÀ XÂY DỰNG?  -  Nguyễn Quang A

Đảng và nhà nước "dằn mặt" đại biểu quốc hội :


LUẬT GIA - NHÀ BÁO NGUYỄN CHÍNH CẢI CHÍNH


.
.
.

No comments: