Tuesday, November 23, 2010

ĐỌ SỨC MẠNH TRÊN BIỂN CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (James Holmes & Toshi Yoshihara)

Tác giả: James Holmes và Toshi Yoshihara
Bài đã được xuất bản.:  23-11-2010

Những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ rõ ràng đang cố gắng gửi tới những khán giả trong và ngoài nước một thông điệp rằng: ưu thế áp đảo về vật chất của Mỹ, cùng với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, sẽ gìn giữ hòa bình tại vùng biển châu Á. Điều đó ngụ ý rằng Mỹ và những đồng minh của nó có thể đánh bại phần còn lại của thế giới một cách dễ dàng.

Trong phần đầu tiên của một loạt bài viết về lực lượng hải quân của khu vực, The Diplomat muốn tìm hiểu xem sức mạnh hải quân, bao gồm sức mạnh hải quân của Mỹ và Trung Quốc được đo lường như thế nào.
Hoàn toàn là một suy nghĩ nghiêm túc khi cho rằng ngay cả những phân tích đánh giá tràn ngập về vấn đề hải quân vẫn chưa hề thống nhất về việc làm thế nào để xác định chính xác quốc gia nào có hạm đội mạnh nhất.

Viết trên tờ Washington Post tháng trước, Robert Kaplan đã tuyên bố rằng trong thời gian qua Trung Quốc đã thiết lập được "một lực lượng hải quân lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ".
Ngược lại, những nhà bình luận có uy tín khác lại cho rằng Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) trên thực tế đang tự hào có đội tàu lớn nhất thế giới. Ví dụ, vào tháng Tám, tờ The Economist đăng tải một câu chuyện có tựa đề "Dõi theo hải quân", lưu ý rằng Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sở đặt tại Luân Đôn cho biết Trung Quốc hiện nay đã có lượng tàu chiến nhiều hơn Mỹ. Và để đảm bảo độ tin cậy, đi kèm với câu chuyện này là một biểu đồ cho thấy Hải quân Trung Quốc đã chiếm mất vị trí của Hải quân Mỹ trong hệ thống "những lực lượng chiến đấu lớn".

Liệu có chắc rằng những quan chức quốc phòng có một công thức đáng tin cậy để so sánh những lực lượng hải quân? Không hẳn là như vậy.

Phát biểu trước Liên đoàn Hải quân vào tháng 5, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Gates đã đặt ra câu hỏi về nhu cầu giữ mức đầu tư vào một hạm đội khổng lồ và đọc một mạch những số liệu thống kê cho thấy sức mạnh và tầm cỡ vượt trội của Hải quân Mỹ.
Ví dụ, ông lưu ý rằng Hải quân Mỹ "đã đưa vào hoạt động 11 tàu sân bay lớn ... Về kích thước và sức mạnh nổi bật, không có một quốc gia nào khác có nổi một con tàu tương tự". Hải quân Mỹ có 57 con tàu dùng năng lượng nguyên tử làm sức đẩy và tàu ngầm có tên lửa hành trình, mà một lần nữa, nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại".  Và "trọng lượng rẽ nước của các hạm đội chiến của Mỹ - một đại diện cho năng lực của toàn hạm đội, theo ước tính gần đây, đã vượt quá ít nhất 13 lực lượng hải quân kết hợp lại".

Theo Đô đốc Hải Quân Mỹ Gary Roughead, người đã phát biểu tại Canberra gần đây rằng, sẽ mất nhiều năm để Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa làm chủ các chiến thuật và thủ tục xử lý những nhiệm vụ của tàu sân bay trên biển, ngay cả sau khi một tàu sân bay Trung Quốc cuối cùng cũng được hạ thủy. Nếu hoạt động cùa tàu sân bay đại diện cho tiêu chuẩn vàng của sức mạnh hải quân, thế mạnh về hải quân vẫn còn là một chặng đường dài đối với Bắc Kinh.

Những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ rõ ràng đang cố gắng gửi tới những khán giả trong và ngoài nước một thông điệp rằng: ưu thế áp đảo về vật chất của Mỹ, cùng với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, sẽ gìn giữ hòa bình tại vùng biển châu Á. Điều đó ngụ ý rằng Mỹ và những đồng minh của nó có thể đánh bại phần còn lại của thế giới một cách dễ dàng.

Nhưng giả định sai lầm có thể dẫn tới những chiến lược sai lầm.
Vì vậy, chúng ta nên đánh giá sức mạnh hải quân như thế nào? Số lượng những vấn đề có nền tảng rõ ràng, và đo lường được sức mạnh của một hạm đội sẽ vượt quá một số lượng lớn các tính toán. Theo như tính toán của chúng tôi (lấy từ GlobalSecurity.org), Hải quân Trung Quốc tự hào có 1.045 tàu thuyền các loại - nhiều hơn gấp đôi số lượng tàu hiện có của Mỹ. Theo Đăng bạ Tàu chiến Hải quân, Hải quân Mỹ hiện đang có 287 tàu, trong đó 257 chiếc đã được trang bị vũ khí đầy đủ và sẵn sàng phục vụ. Ngoài ra còn có 163 tàu chiến dân sự của Ban chỉ huy vận tải hải quân (51 trong số đó được đặt trong tình trạng giảm hoạt đông) và tổng số là 450 tàu biển nằm dưới sự sắp xếp của những nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Nhưng bằng cách sử dụng những con số đó để đánh giá Hải quân Trung Quốc mạnh gấp hai lần Hải quân Hoa Kỳ rõ ràng là vô lý. Và quả thực, con số tàu chiến Trung Quốc 1000 + bao gồm cả những tàu giám sát, tàu khảo sát đại dương và tàu kéo (không đề cập tới những sà lan cũ kĩ cọt kẹt mà có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong một cuộc giao chiến giữa các hạm đội).

Vì vậy, việc Bộ trưởng Gates sử dụng trọng tải như là một chỉ dấu đáng tin cậy về khả năng tổng thể của sức mạnh hải quân thì sao? Vâng, nếu điều đó chính xác, công ty vận chuyển Maersk Line của Đan Mạch sẽ tự hào về một hạm đội hùng vĩ hơn rất nhiều so với Hải quân Mỹ. Emma Maersk, các tàu chở hàng lớn nhất trong một hạm đội 500 tàu, với lượng rẽ nước là 156.907 tấn - vượt quá một nửa so với lượng rẽ nước của tàu sân bay USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà chỉ xuất hiện với trọng tải nhỏ bé là 98.235 tấn. Thật vậy, một số tàu chuyên chở cỡ lớn thô sơ có lượng rẽ nước đáng kể là 550,000 tấn. Tuy nhiên, rõ ràng là, không một ai có một sự nhầm lẫn đến vậy về tàu chiến.

Lượng rẽ nước là một thước đo thô sơ được gán vào giữa những cuộc tham chiến. Các đội tàu Armanda Tây Ban Nha đến nay vượt trội hơn so với Hải quân Anh và hơn nữa, những người lính mẫn cán của Medina-Sidonia nhận ra mình có tầm bắn xa hơn, có hỏa lực tốt hơn và giỏi chiến thuật hơn khi họ cố gắng đánh chiếm một quần đảo Anh năm 1588.

Sử gia Peter Padfield ước tính rằng hạm đội của Howard và Drake đã chiếm được lợi thế hai chọi một có tính quyết định trong cuộc đấu súng kéo dài với hạm đội Armada. Mặc dù nhỏ hơn so với đối thủ, những người lính Anh đã tự hào đã tự hào về một tỉ lệ cao hơn nhiều về hỏa lực. Trong một trận chiến mô phỏng giữa thiết giáp hạm lớp Iowa (nay đã bị thải hồi), lực lượng chiến đấu chủ lực trên biển thời gian đó và tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burke ngày nay được trang bị tên lửa dẫn đường đã đánh cược vào Burke mọi thời điểm. Tên lửa chống tàu tầm xa sẽ nhanh chóng chiến thắng hỏa lực khổng lồ của Iowa trừ phi tàu chiến có thể tìm cách giao chiến trong tầm bắn. Lượng rẽ nước: 58000 tấn đối với tàu chiến Dreadnaught, 9494 tấn cho thiết giáp hạm DDG-51 mới nhất.

Không một tàu chiến nào trong số này bị bỏ phí ở Bắc Kinh. Trên thực tế, các chỉ huy của Trung Quốc dựa vào việc sử dụng những chiếc tàu nhỏ, nhanh nhẹn, tấn công nhanh và hiệu quả để đối phó với những nỗ lực của kẻ thù nhằm áp đặt kiểm soát biển dọc theo bờ biển đại lục. Những chiến hạm tàng hình Houbei loại 022 có lượng rẽ nước 220 tấn được thiết kế đặc biệt để sử dụng chiến thuật tấn công và bỏ chạy để chống lại những tàu chiến lớn hơn. Được trang bị những tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, chúng cạnh tranh khá tốt với những đối thủ nặng kí hơn. Lực lượng hải quân Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc đã coi nhẹ sự nguy hiểm của những chiếc tàu như Houbei.

Tuy nhiên, sau đó, vấn đề kích thước không phải là tất cả mọi thứ. Nhân lực là một số liệu thống kê liên quan khác mà cũng có thể gây ra hiểu lầm khi bị tách biệt. Nhân lực hiện đang hoạt động của Hải quân Mỹ có 329.000 nam giới và phụ nữ, Thủy quân Lục chiến Mỹ có 202.000 người. Số lượng này gần gấp đôi sức mạnh tổng số đối với lực lượng hải quân của Trung Quốc. Một hạm đội lớn hơn đòi hỏi một số lượng thủy thủ nhiều hơn và . Hải quân có một sức mạnh của riêng họ. Nhưng một lần nữa, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh tác chiến. Trừ phi một cuộc chạm trán hạm đội liên quan đến những cuộc hành quân trên bộ, ví dụ như khi Hải quân tham gia vào một cuộc đổ bộ, nó đem lại rất ít kết quả. (Những phi công Hải quân đổ bộ vào tàu sân bay lại là một vấn đề khác).

Vì vậy, hầu hết chúng ta có thể nói về việc trọng tải và nhân lực như là những thước đo: nếu hai hạm đội đều được xây dựng cho các mục đích và nhiệm vụ tương tự, và một hạm đội có lượng rẽ nước lớn hơn cái còn lại, sau đó các đội tàu của nó lại có trọng tải lớn hơn thì có lẽ hạm đội đó mạnh hơn. Những con tàu lớn hơn thường mang theo nhiều vũ khí, nhiên liệu và bảo vệ nhiều hơn, những điều mà sẽ biến thành khả năng chiến đấu lâu hơn trên một khoảng cách lớn hơn và chịu được nhiều hư hại hơn. Đó có thể là những gì mà Bộ trưởng Gates đã truyền đạt. Nhưng điều này không phải là một quy tắc bọc thép, ví dụ về chiến hạm Armada đã cho thầy điều đó. Đóng tàu và những triết lí về việc phát triển vũ khí tạo ra một sự khác biệt rất lớn.

Nhưng tất cả những suy đoán này về sức mạnh chiến đấu của hải quân có thể dư thừa phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng khác - địa điểm mà một cuộc chiến diễn ra. Một lực lượng hải quân không nhất thiết phải phù hợp với những điều khác trên giấy tờ. Nếu có thì nó sẽ là một cuộc chiến toàn bộ lực lượng hải quân khác (đặc biệt là ở một nơi mà nó không thể làm gia tăng sức mạnh của nó với các căn cứ không quân, hải quân trên đất liền và hệ thống tên lửa). Vì vậy, để chiến thắng, một hạm đội chỉ cần mạnh hơn tại một điểm cụ thể trên bản đồ.

Nếu điểm đó nằm trong lãnh hải của nước nhà, sẽ tốt hơn nhiều khi ở vị trí phòng thủ. Trong những năm 1890, nhà lí luận về sức mạnh biển Alfred Thayer Mahan khẩn nài Mỹ xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để thống trị vùng biển Caribbean và vịnh Mexico và để đánh bại hạm đội thù địch lớn nhất (có thể là của Anh hoặc Đức) mà có vẻ như đang gây ra mối nguy hại trong lãnh hãi nước Mỹ. Mahan đã tuyên bố: nếu Mỹ muốn bảo vệ những hải lộ nối những cảng biển của Bờ Đông nước Mỹ với vùng Viễn Đông, nó cần một lực lượng hải quân có khả năng "đương đầu sức mạnh lớn nhất có thể được đưa ra để chống lại nó với những cơ hội thành công hợp lý" trong vùng biển Caribbean hoặc vùng Vịnh. Để "tối đa sức mạnh của hành động tấn công", mà là "kết thúc tuyệt vời của một đội tàu chiến", ông nói Mỹ cần một lực lượng hợp lý "những tàu chiến chủ chốt" có khả năng "chịu đựng và tung ra những cú đánh nốc ao" trong một cuộc chiến trực diện.

Mahan, sau đó, đã không quan tâm về việc xây dựng một quy mô lớn hơn toàn bộ Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh hay Hạm đội biển của Đức. Như một hạm đội trong khu vực, Hải quân Mỹ chỉ cần đủ thiết giáp hạm để giành chiến thắng trong trận chiến có nhiều khả năng sẽ diễn ra ở hải lộ dẫn tới các kênh đào Trung Mỹ mà lúc đó đang được xây dựng. Điều này tương tự với mạch logic đã dẫn dắt chiến thuật của Hải quân Trung Quốc ngày nay. Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chỉ cần đủ mạnh để thắng được đội ngũ hải quân lớn nhất có khả năng thách thức nó trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là quan trọng, đáng chú ý nhất là vùng biển Hoàng Hà, Đông Trung Quốc và vùng biển Nam Trung Quốc. Trung Quốc không cần giành chiến thắng, hoặc thậm chí không cần tham gia vào một cuộc chay đua vũ trang từng con tàu một với Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhật Bản để đạt được mục tiêu của mình.

Miễn là Hải quân Trung Quốc tự bằng lòng với việc chiến đấu trong phạm vi của máy bay có căn cứ ở bờ biển, những cuộc chiến đấu ít trực diện hoặc chiến đấu ngầm và tên lửa chống tàu, mà vũ khí phải là yếu tố tạo thành sức mạnh tổng thể của hạm đội. Như Gates chỉ ra, tất cả các lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể chiến đấu ở những khoảng cách lớn. Nhưng Hải quân Trung Quốc đã tích lũy được một hạm đội ngầm lớn hơn để ẩn nấp trong vùng biển gần đó, những khu vực mà sẽ được tính đến trong bất kỳ xung đột Trung-Mỹ nào trong tương lai. Tất cả những tàu sân bay và tàu khu trục mang tên lửa trên thế giới cũng không có ý nghĩa gì nhiều nếu Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không dám mạo hiểm trong phạm vi của của tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc và bởi thế, không thể mang hỏa lực tấn công của nó ra để chống đỡ.

Vì vậy, quốc gia nào có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất? Câu trả lời có lẽ không thỏa mãn khi cho rằng đó thực sự phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Điều này ít liên quan tới chuyện Mỹ hay Trung Quốc đang là chủ nhân của hạm đội lớn nhất trên giấy tờ mà phần nhiều là việc quốc gia nào có thể tập trung một sức mạnh chiến đấu vượt trội trong vùng biển quan trọng với sự kết hợp của lực lượng đồng minh.

Bằng cách phân tích biểu đồ tóm tắt những cuộc chiến đấu lớn của cả hai bên, các nghiên cứu IISS có thể tiến gần nhất tới một đánh giá chính xác bởi vì nó ít nhất đã cố gắng đánh giá tiềm năng chiến đấu, tính toán các tàu được đặt ở ví trí tốt nhất để xác định kết quả giao chiến của một hạm đội. Mặc dù vậy, không có bất kì một thay thế nào cho tập hợp tất cả dữ liệu liên quan về thành phần hạm đội, có tính đến bối cảnh chính trị, chiến lược và địa lý đặc thù của vùng biển châu Á. Mỗi lực lượng hải quân đều có những lợi thế đáng kể, nhưng không một bên nào giữ một lợi thế quyết định rõ ràng.

Kaplan, tờ Economist, Gates và Roughead đã bắt đầu một cuộc tranh luận mà đã đem đến một bài học giá trị về việc đánh giá sức mạnh trên biển của Trung Quốc cũng như sức mạnh trên biển của các quốc gia khác. Các nhà phân tích phải quan tâm không chỉ tới việc dựa vào (hoặc lựa chọn điển hình) các chỉ dấu đó, hay là việc thổi phồng hoặc đánh giá thấp tiến độ hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc. Sự phức tạp và tính năng động của Hải quân Trung Quốc thách thức những miêu tả đơn giản hoặc những tiên lượng dễ dàng. Những nhà quan sát Hải quân Trung Quốc và những nhà chính khách tư vấn xung quanh khu vực châu Á và phần còn lại của thế giới phải nỗ lực cho một sự hiểu biết sắc thái, đa chiều, có tính chất địa lý về sức mạnh hải quân, vì e ngại rằng họ đang dựa trên những cơ sở chiến lược của những giả định sai lầm.

Hà Nguyễn dịch từ The Diplomat

Về tác giả:James Holmes và Toshi Yoshihara là phó giáo sư về chiến lược tại Trường Đại học Chiến tranh Hải quân và là đồng tác giả của "Ngôi sao đỏ trên Thái Bình Dương: Sự phát triển của Trung Quốc và Thách thức đối với Chiến lược hàng hải của Mỹ". Quan điểm được bộc lộ không nhất thiết thể hiện quan điểm của Trường Đại học Chiến tranh Hải quân hay Chính phủ Mỹ.
.
.
.

No comments: