Sunday, November 7, 2010

NỖI SỢ HÃI TRƯỚC NHỮNG YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC

Nghiên Cứu Biển Đông
Chủ nhật, 07 Tháng 11 2010 00:00

Bài đăng trên thời báo Frankfurt (FAZ) về Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao Đông Á vừa qua tại Hà Nội: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Việt Nam bắt đầu bằng sự cố ngoại giao do việc Trung Quốc đột ngột hủy cuộc gặp được dự tính từ trước giữa TTg Trung Quốc và TTg Nhật Bản. Chắc chắn những phát biểu của phía Nhật Bản và Mỹ về tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc làm cho Bắc Kinh khó chịu. Sự việc này dường như càng khẳng định thêm về những chủ đề hóc búa tại hội nghị lần này. Các nước ASEAN ngày càng nghi ngại về những yêu sách của Trung Quốc thời gian qua và mong muốn tìm đồng minh cũng như cơ chế an ninh mới.
  
Hội nghị cấp cao Đông Á với tính chất là một cơ chế đối thoại chính trị gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand ngày càng trở lên có sức nặng. Lần đầu tiên Trung Quốc phải chứng kiến những phản ứng trong nội bộ tổ chức này. Không ồn ào, nhưng thái độ rõ ràng, các nước láng giềng của Trung Quốc cho thấy họ tìm đồng minh mới để giữ “đồng minh cũ” trong giới hạn cho phép. Trong hầu hết các đề mục của hội nghị đều có nhắc đến xung đột lãnh thổ vừa qua trong khu vực và kêu gọi giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Với tư cách là chủ nhà, đồng thời là Chủ tịch thường niên của ASEAN năm 2010, Việt Nam đã làm hết sức mình để đưa vấn đề yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông trở thành chủ đề bàn thảo. Với Việt Nam, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế quan trọng, nhưng về tình cảm hữu nghị thì hầu như không dành cho láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam tuy vẫn lấy Trung Quốc làm tấm gương cho cải cách kinh tế định hướng XHCN của mình, nhưng những tranh chấp lãnh thổ ở biển Biển Đông, việc ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ, cũng như những xung đột liên quan đến khai thác dầu khí đã làm quan hệ hai nước luôn căng thẳng. Giới lãnh đạo Việt Nam lo ngại thái độ chống Trung Quốc thái quá nên đã kiểm soát cả những chỉ trích Trung Quốc trên internet.

Theo giới ngoại giao ở Hà Nội thì Việt Nam đang tích cực lôi kéo Mỹ can dự. Tháng 7 vừa qua lần đầu tiên Mỹ chính thức lên tiếng về tự do hàng hải và yêu cầu các bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp. Trung Quốc đã không ngần ngại tuyên bố là những yêu cầu của họ ở khu vực này thuộc lợi ích quốc gia của họ. Phản ứng quá mức của NT Trung Quốc tháng 7 tại Hà Nội khi cho Trung Quốc là nước lớn và các nước nhỏ không cần phải “dậy khôn” họ, đã làm Việt Nam và các nước ASEAN thêm quyết tâm mời Mỹ và Nga tham gia Cấp cao Đông Á và tại hội nghị lần này ở Hà Nội, các nước quyết tâm mang vấn đề này ra thảo luận công khai trong khuôn khổ đa phương, chứ nhất định không làm theo yêu cầu của Trung Quốc là đàm phán song phương.

Mỹ đã phản ứng khá nhanh với đề nghị cần tăng cường sự hiện diện ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. NT Mỹ nói bất kỳ nơi nào trong khu vực, khi đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa chính trị và an ninh, thì Mỹ muốn có mặt. NT Hillary Clinton đã tuyên bố ở Hà Nội là Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại trên biển và trong thương mại không bị cản trở. Trường hợp nẩy sinh xung đột liên quan đến biển đảo, các nước cần tìm biện pháp giải quyết hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Không chỉ trong Hội nghị Đông Á lần này mới thấy Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ. Các nhà ngoại giao Việt Nam cho biết, là một nước nhỏ Việt Nam cần nhiều bạn bè. Đất nước XHCN đang lên về kinh tế muốn gắn chặt hơn nữa quan hệ trong cộng đồng ASEAN, củng cố quan hệ với Nga và đặc biệt quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. 30 năm sau khi kết thúc chiến tranh, quan hệ hai nước chưa bao giờ tốt như hiện nay. NT Clinton đã 2 lần đến Việt Nam riêng trong năm 2010. Cách đây 2 tuần, BTQP Mỹ Gates cũng đã đến Việt Nam. Hai nước cựu thù còn đang đàm phán về một thỏa thuận về sử dụng hạt nhân.

NT Clinton còn hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề khác liên quan đến Trung Quốc. Việt Nam đang rất lo ngại trước việc Trung Quốc dự định xây dựng những con đập lớn dọc sông Mêkông. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy và đến vựa lúa của Việt Nam ở hạ nguồn con sông này. NT Clinton nói rằng Mỹ đề nghị tạm dừng dự án này và sẵn sàng tài trợ cho việc nghiên cứu về ảnh hưởng của việc xây đập ở thượng nguồn sông Mêkông.

Trước sự có mặt của Mỹ ở khu vực thì phản ứng của Trung Quốc hơi thái quá. NT Trung Quốc kêu gọi NT Mỹ hãy cẩn thận với những phát biểu sai lầm về vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc cũng như cần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cũng chẳng ngăn cản được NT Mỹ đề cập công khai đến tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến đảo Điếu Ngư/Senkaku và cho biết Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật cũng áp dụng cho trường hợp đảo Điếu Ngư và Mỹ sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa hai nước. Đối với Trung Quốc thì vấn đề này quan trọng đến mức họ đã mời NT Mỹ Clinton quá cảnh tại đảo Hải Nam để gặp gỡ giới chức Trung Quốc.

Hoàng Dũng - cộng tác viên từ LB Đức (gt),  Theo Frankfurt (FAZ)
.
.
.

No comments: