Wednesday, November 24, 2010

NHữNG ĐIềU CầN BIếT Về CĂNG THẳNG TạI BÁN ĐảO TRIềU TIÊN (Zachary Roth, Yahoo News blog)


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
24.11.2010

Căng thẳng đang gần ở điểm bùng nổ trong khu vực bán đảo Triều Tiên sau khi Bắc Hàn dội pháo vào một hòn đảo của Nam Hàn, giết chết hai binh sĩ Nam Hàn. Điều gì đằng sau sự dâng cao về thái độ thù địch giữa hai kẻ thù lâu dài này, và mức độ quan tâm của chúng ta đến đâu - đặc biệt là khi chúng ta có 25 nghìn nhân viên quân sự đang thường trú tại Nam Hàn? Dưới đây là những gì bạn cần biết.

Điều gì đã thật sự xảy ra?
Sáng sớm thứ Ba, Bắc Hàn đã bắn pháo vào hòn đảo Yeonpyeong của Nam Hàn, toạ lạc trên đường hải giới đang tranh chấp giữa hai quốc gia. Cuộc tấn công đã làm thiệt mạng hai lính thuỷ quân lục chiến Nam Hàn và làm bị thương 18 binh lính và thường dân. Việc này dẫn đến giao tranh giữa hai bên với tất cả khoảng 175 quả đạn pháo và kéo dài khoảng một giờ.
Miền Bắc đã cáo buộc Nam Hàn rằng họ đã khởi chiến bằng cách nã pháo vào bên trong lãnh thổ Bắc Hàn trong một loạt các vụ tập trận của Nam Hàn mà miền Bắc gọi là "thủ đoạn chiến tranh." Miền Nam phản bác các buộc này, nói rằng các binh sĩ của họ chỉ đơn giản đang tiến hành những cuộc thao diễn và không có quả đạn nào rơi vào trong lãnh thổ Bắc Hàn.
Đây là cuộc tấn công đầu tiên của Bắc Hàn vào khu vực thường dân ở Nam Hàn kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên.

Tại sao lại xảy ra lúc này?
Căng thẳng đã lên cao từ tháng Ba, khi một chiếc tàu hải quân của Nam Hàn trong cùng khu vực này bị đánh đắm, giết chết 46 thuỷ thủ. Seoul đã cáo buộc đây là một cuộc tấn công bằng thủy lôi của Bắc Hàn, mặc dù miền Bắc phản bác việc dính líu đến sự kiện này. Vào đầu tháng này, hải quân Nam Hàn đã nổ súng cảnh cáo một chiếc tàu đánh cá Bắc Hàn sau khi chiếc tàu này xâm phạm đường biên giới. Chiếc thuyền của miền Bắc đã rút lui.
Một số nhà phân tích đã liên lệ hành động của miền Bắc hôm thứ Ba với nhu cầu lương thực của quốc gia này. Chính quyền Obama đà từ chối bãi bỏ lệnh cấm vận đối với miền Bắc, vốn được thiết lập để trừng phạt chương trình vũ khí hạt nhân của họ. "Họ thấy rằng họ không thể gây áp lực với Washington, vì thế họ lại dùng Nam Hàn làm con tin," Choi Jin-wook, một nhà nghiên cứu hàng đầu tại Học viện Thống nhất Quốc gia Nam Hàn đã nói với tờ New York Times. "Họ đang ở trong tình thế tuyệt vọng, và họ cần có lương thực ngay lập tức chứ không phải sang năm."

Nó có liên quan gì đến tình hình giới lãnh đạo Bắc Hàn?
Kim Jong Il, nhà lãnh đạo bệnh tật và ẩn dật của Bắc Hàn, được cho là đang từ từ chuyển giao quyền lực cho con trai mình, Kim Jong Un, vừa mới được đề bạt lên chức tướng bốn sao hôm tháng Chín vừa rồi.
Một số nhà phân tích tin rằng quá trình chuyển giao này đã khiến Bắc Hàn nôn nóng phô trương sức mạnh quân sự của mình. Kim Jong Il nổi tiếng là người áp dụng phương hướng "quân đội trên hết" đầy hung hãn trong môi trường chính trị, và từng tuyên bố sẽ biến quân đội Bắc Hàn thành một "trụ cột cách mạng." Chính quyền này có thể đang muốn cho thế giới thấy rằng những chính sách quân-sự-trên-hết sẽ tiếp tục thắng thế dưới quyền kẻ kế vị. "Nền tảng quyền lực của người con bắt nguồn từ giới quân đội, và quyền lực của quân đội hiện đang mạnh hơn bao giờ hết," Cheong Seong-Chang, một thành viên của Học viện Sejong tại Seoul nói với tạp chí Time.

Thế giới đã phản ứng ra sao?
Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nhật Bản đã lên án cuộc tấn công của Bắc Hàn, cùng với việc người Mỹ kêu gọi miền Bắc "ngưng hành động hiếu chiến của mình". Trung Quốc nói rằng họ "quan ngại" trong khi Nga kêu gọi sự kềm chế và một giải pháp hoà bình đối với cơn khủng hoảng.

Hoa Kỳ đóng vai trò gì trong việc này?
Hoa Kỳ muống Bắc Hàn quay lại bàn hội nghị sáu bên về chương trình vũ khí hạt nhân. Những thương thảo này, vốn bao gồm cả Nga, Trung Quốc, Nhật bên cạnh Mỹ và hai quốc gia Triều Tiên, đã được khởi đầu từ năm 2003, sau khi Bắc Hàn từ chối tham gia Hiệp ước Chống Chạy đua Hạt nhân. Những mục tiêu thương thảo là nhằm có được một thoả thuận ngoại giao hoà bình để chế ngự khả năng hạt nhân của miền Bắc - nhưng những thương thảo này đã nằm trong tình trạng bế tắc từ năm 2008, và đầu tuần này, một nhà khoa học Mỹ đã cho biết rằng ông đã được giới thiệu một cơ sở làm giàu chất nguyên tử tối tân của Bắc Hàn, khiến cho việc nối lại đàm phán càng thêm khó đoán.
Các chuyên gia nói rằng sự kiện hôm nay lại đưa thêm một khó khăn mới.
Cả hai việc hé lộ về cơ sở chế biến uranium và vụ tấn công vào Nam Hàn vào hôm thứ Ba có thể là những biểu lộ của miền Bắc về quan ngại của họ đối với việc chính quyền Obama và những đồng minh chắc chắn sẽ không lùi bước bằng cách nới lỏng cấm vận chẳng hạn. "Tôi nghĩ là họ nhận thấy rằng họ không thể trông đợi được điều gì từ Washington hoặc Seoul trong vài tháng tới, vì thế tôi nghĩ rằng họ đã khiêu khích," Choi Jin-wook, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Học viện Quốc gia Thống nhất nói với CNN.

Chúng ta nên sợ hãi đến mức nào?
Nam Hàn đang đặt quân đội của mình trong "tình trạng khủng hoảng" và Thủ tướng Lee Myung-bak được cho là đã ra lệnh tấn công căn cứ tên lửa của Bắc Hàn nếu họ có "thêm dấu hiệu khiêu khích." Có lẽ là sẽ không có, mặc dù là có khả năng, một hành động quân sự kế tiếp.
Nam Hàn hiện không có chương trình vũ khí hạt nhân. Bắc Hàn được cho là đã có 8 đến 12 quả bom hạt nhân. Nhưng bên cạnh vấn đề hạt nhân, bất kỳ xung đột quân sự nào giữa hai quốc gia cũng có thể làm khu vực này mất ổn định một cách tồi tệ, đặc biệt là nếu chính quyền Bắc Hàn bị sụp đổ - một viễn cảnh mà một số người Nam Hàn e ngại là sẽ dẫn đến việcTrung Quốc chiếm quyền kiểm soát.
.
.
.

No comments: