Tuesday, November 9, 2010

NGÀY TƯỞNG NHỚ : QUÁ KHỨ XÔ VIẾT TRONG HIỆN TẠI NƯỚC NGA (Kichbu)

Nov 5, '10 6:58 AM

Ngày tưởng nhớ: Quá khứ Xô Viết trong hiện tại nước Nga
День памяти: Советское прошлое в российском настоящем

Sara Mendelson
Teodor Gerber

29.10.2010

Nguồn: vedomosti.ru

Kichbu post on thứ sáu, 05/11/2010  19: 00

Ngày mai ở Nga là Ngày tưởng nhớ những nạn nhân của các vụ đàn áp chính trị, trong số các cuộc trấn áp đó có hàng chục triệu công dân vô tội Xô Viết, những người đã sống sót và đã chết, những người đã trải qua những vụ bắt bớ, bị đối xử tàn tệ, bị lưu đày hay là bị tử hình. Trước thời gian này không lâu, ngày 30 tháng mười là ngày có ý nghĩa chỉ đối với một số ít các nhà hoạt động nhân quyền và một bộ phận trí thức.


Sự thiếu quan tâm đến ngày này có nghĩa, theo quan điểm của chúng tôi, nước Nga hiện đại không muốn tìm cách hòa giải với những trường hợp đau buồn của giai đoạn lịch sử Xô Viết. Xã hội Nga không phải là xã hội duy nhất về bình diện này. Nhiều xã hội không dễ dàng thừa nhận những mặt đau buồn lịch sử của mình. Nhiều xã hội thay thế sự thảo luận cởi mở và đau xót bằng sự im lặng vụng về hay là phủ nhận một cách lộ liễu những tội ác của quá khứ. Đặc điểm của xã hội Nga hôm nay nằm ở chỗ rằng thời gian tính sổ với quá khứ Xô Viết, như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, đã đến.


Đúng một năm trước tổng thống Dmitry Medvedev trong videoblog của mình đã lên án một cách rõ ràng các cuộc đàn áp của thời đại Stalin: “Hàng triệu người đã chết vì bị khủng bố và kết tội vô căn cứ - hàng triệu…Không có sự thanh minh nào cho các cuộc đàn áp”. Tổng thống cho chúng ta hiểu rằng ông lo ngại bởi sự thiếu hiểu biết về thời kỳ bi thảm này, đặc biệt sự thiếu quan tâm vế vấn đề đó từ phía thanh niên. Thông điệp của ông thật đơn giản: cần phải dốc hết sức để đời đời ghi nhớ những nạn nhân của chủ nghĩa Stalin.


Vào tháng tư năm nay các quan chức Nga trong không khí cởi mở chưa từng có đã nói về việc các nhân viên các cơ quan đặc nhiệm Xô Viết đã tàn sát 22 000 binh lính và sĩ quan Ba Lan vào năm 1940 tại Katyn. Các tài liệu tối mật trước đây về tội ác này đã được chuyển cho các nhà nghiên cứu Ba Lan.

Việc phổ biến những kiến thức về quá khứ Xô Viết và sự cần thiết thảo luận nó là một trong những đề tài chủ yếu tại các cuộc gặp gỡ của câu lạc bộ tranh luận quốc tế “Valdai”, nơi hội tụ các chuyên gia Nga và phương Tây. Sergei Karaganov, một trong những người tham gia các cuộc gặp gỡ này và là người thân cận với giới lãnh đạo đất nước, đã mô tả Nga như một “Katyn to lớn với hàng triệu ngôi mộ vô danh nằm khắp nơi trên phần lớn lãnh thổ”. Trong bài báo được trích công bố 22 tháng bảy trên báo “Báo Nga”, Karaganov viết rằng sự im lặng trước các tội ác dưới các thời kỳ Stalin cản trở sự phát triển chính trị của Nga như thế nào.


Điều này và những sự kiện khác buộc phải suy nghĩ rằng giới tinh hoa trí thức và chính trị Nga đang ngày càng nghiêng về phía thảo luận công khai và kĩ lưỡng thời đại Stalin nhiều hơn. Những cốt cán của phong trào bảo vệ quyền con người đã hàng năm nay kêu gọi tiến hành tổ chức thảo luận. Nhưng xã hội Nga hiện nay nói chung nghĩ gì về vấn đề này? Công trình nghiên cứu của Trung tâm ngihên cứ quốc tế và chiến lược được tiền hành với sự hỗ trợ của Quỹ Ford bởi “Trung tâm-Levanda” Moscow nhằm giúp đỡ trả lời câu hỏi này. Các nhà xã hội học đã phỏng vấn 2009 người Nga ở độ tuổi từ 20 đến 59.


Các kết quả cho thấy: sự hiểu biết của người Nga về các vụ trấn áp của các thời kỳ Stalin rất hạn chế. Chỉ 28% trả lời đúng rằng “có hàng triệu hay là hàng chục triệu người” bị bức hại như thế này hay khác bởi các cuộc đàn áp; 31% số người được hỏi nêu ra con số ít hơn; 24% khó trả lời, còn 17% chưa bao giờ nghe đến các cuộc đàn áp. Một “sự bất tĩnh” như thế đặc biệt đặc tiêu biểu cho những người độ tuổi 20: 35% trong số họ chưa bao giờ nghe đến các vụ đàn áp. Thật khó tìm được một sự tương tự, nhưng hãy tưởng tượng, rằng 35% người Đức ở tuổi 20 của mình không biết gì về nạn diệt chủng do Hitle gây ra. 14% số người có thông tin đầy đủ hơn cả là những người còn có thể nhớ lại về những người thân của họ bị bắt vô cớ. Đặc biệt điều này liên quan đến 8% những người mà thân nhân của họ đã bị lưu đày, tử hình hoặc mất tích: họ biết về thời đại Stalin rõ hơn những nhóm người khác và có thái độ chỉ trích mạnh mẽ đối với thời kỳ này.


Trong xã hội còn có cả những người khát khao được biết nhiều hơn nữa: 45% đồng ý rằng “ phải biết thật sự về thời đại Stalin để tránh lặp lại những sai lầm của quá khứ”. Chỉ 24% cho rằng thay vào điều này đất nước cần “phát triển về phía trước, không cần băn khoăn đến quá khứ”. Trong số những người nghe đến các vụ đàn áp, 72% đồng ý rằng chính phủ Nga cần phải làm nhiều hơn nữa để mọi người nhận chân được quy mô thực sự của các tội ác, và 83% tin tưởng rằng cần phải dốc hết sức để mãi mãi ghi nhớ các nạn nhân.


Các kết quả của cuộc thăm dò dư luận nói rằng xã hội sẵn sàng cho một cuộc tranh luận sâu rộng về thời đại Stalin mà Medvedev đã có ý định bắt đầu một năm trước đây. Những nhà hoạt động nhân quyền và các cốt cán công dân có thể sảng khoái: những cố gắng của họ cuối cùng cũng đã được xã hội đánh giá  và được ủng hộ ở cấp lãnh đạo cao nhất. Thực tế, chúng ta đã phát hiện ra rằng xã hội có thái độ đối với hoạt động của những nhà bảo vệ các quyền con người với sự thiện cảm và lòng kính trọng trong lĩnh vực này. Các số liệu chứng minh một điều rằng liên minh của nhữ cốt cán của phong trào bảo vệ nhân quyền, các nhà khoa học và công chức có khả năng vạch ra những chiến lược chung toàn thể dân tộc cũng như địa phương truyền bá thông tin và cả những nạn nhân, cả những tội ác với sự giúp đỡ của giáo dục phổ thông, tượng đài, nghệ thuật và các phương tiện truyền thông đại chúng. Một trong những cách tiếp cận  - thúc đẩy 17% số dân, những người không biết là những người thân của họ từng là nạn nhân của chế độ Stalin, tìm hiểu về gia đình của mình với những khả năng của luật mới của Nga về tự do thông tin.


Biết về quá khứ nhiều hơn – tức là thực hiện một bước đi đến phi Stalin hóa. Những khả năng to lớn về hợp tác làm rõ lịch sử của Liên bang Xô Viết đang mở ra trước các chính khách Nga, dư luận xã hội và những nhà hoạt động nhân quyền. Nếu cơ hội này được sử dụng, những người Nga có thể dạy cho các nước khác bài học rằng xã hội có thể hòa giải với những trang lịch sử đớn đau của quá khứ của mình và chọn sự thật, chứ không phải lặng im.

---

Các tác giả: phó giám đốc Công ty phát triển quốc tế. Trong thời gian tham gia viết bài này là giám đốc dự án của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược; giáo sư xã hội học Đại học Wiskonsin-Madison.
Kichbu chưa hiệu đính.

.
.
.

No comments: