Tuesday, November 23, 2010

MỘT CHIẾN LƯỢC "PHÒNG NGỰ" ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC (Fareed Zarkaria)

Fareed Zakaria
15.11.2010

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Hai năm trước đây, Barack Obama là một siêu nhân. Còn bây giờ ông không thể làm được điều gì đúng nữa. Chuyến đi của ông tới châu Á đã được xem như là một thất bại vì ông đã không đạt được một thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc hoặc một cú giảm giá tiền tệ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm đã có những mục tiêu rộng hơn và phần lớn đã thành công, mặc dù đây mới chỉ là khởi đầu của một tập hợp các chính sách đối ngoại phức tạp vốn sẽ hình thành cốt lõi cho một chiến lược vĩ đại mới của Mỹ.
Đối với các tường thuật có tính tiêu cực, Obama chỉ có thể tự trách mình. Chắc chắn là do bị thúc dục bởi các cố vấn chính trị của ông, Obama đã định hình mục tiêu chuyến đi châu Á của mình như thể chỉ về công ăn việc làm, công ăn việc làm và công ăn việc làm. Nếu như tổng thống thực sự đặt định một chuyến đi cho mục tiêu thương mại thì ai đó đã gửi ông đến không đúng chỗ. Chỉ có một trong những quốc gia ông từng đến (Nhật Bản) là một trong sáu điểm đến ưu tiên cho hàng xuất khẩu của Mỹ. Ông có thể tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu để đi đến Canada và Mexico để có thể mua được gấp 20 lần hàng hoá và dịch vụ cho Mỹ như từ Ấn Độ và 10 lần so với Nam Hàn. (Thậm chí Indonesia cũng không phải là một trong 20 nước mua hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ.)

Thực tế, bằng cách mặc nhận chuyến đi đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, Obama đã thực hiện bước đầu của Mỹ trong một cuộc chơi quyền lực lớn mới đang trải ra ở châu Á. Cho đến nay, sự vươn dậy của Trung Quốc đa phần đã được nói đến như một sự trừu tượng. Nhưng các sự kiện trong vài tháng qua đã khiến sự vươn dậy của Trung Quốc trở nên rõ ràng trong cái nhìn của nhiều người châu Á. Họ đang xem Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao.

Phản ứng đúng không phải là môt chính sách ngăn chặn. Một so sánh rất dễ dàng đang được thực hiện giữa phản ứng của Mỹ đối với Liên Xô và chính sách của Washington đối với Trung Quốc. Liên Xô là một kẻ thù xâm lược toàn cầu. Họ đã tích cực đe dọa các nước phương Tây, các đồng minh, hỗ trợ chiến tranh và các phong trào du kích, tài trợ các đối thủ và các nhóm khủng bố, tất cả nhằm mục đích gây mất ổn định cho các quyền lợi của phương Tây. Liên Xô từng tự hiến mình như một mô hình thay thế cho các quốc gia trên thế giới. Mặc dù có một nền kinh tế bằng một phần nhỏ kích thước của Mỹ, điện Kremlin vẫn đã xây dựng một cơ sở quân sự rộng lớn với hàng chục ngàn vũ khí hạt nhân.

Ngược lại Trung Quốc đã chọn lựa tham gia vào trật tự thế giới do phương Tây bảo trợ, tham gia vào hệ thống thương mại và bằng các duy trì quan hệ hợp tác rộng lớn với phương Tây. Kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang gắn bó chặt chẽ với nhau. Đối với bất cứ sự khác biệt nào giữa Bắc Kinh và Washington, quan trọng là là phải đặt chúng trong bối cảnh lớn. Những bất đồng của họ về tiền tệ và thương mại - ít căng thẳng hơn so với giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong những năm cuối 1980 và đầu những năm 90 - không thể tạo nên một cuộc Chiến tranh Lạnh.

Các nước châu Á không trông mong Hoa Kỳ tạo nên một tập hợp các công ước chống lại quân sự Trung quốc kiểu chiến tranh lạnh. Đối với hầu hết các nước châu Á, Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của mình. Họ nhận viện trợ, tiền cho vay từ Bắc Kinh và họ cũng có vài bất đồng chính trị với Trung Quốc. Đối với tất cả các lo lắng về thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong vụ việc gần đây ở Biển Đông Trung Quốc, không một viên chức châu Á nào tôi từng tiếp xúc từng nghĩ đến bất kỳ phân tích nào có thể đưa đến một chính sách ngăn chặn. Thực tế, tất cả mọi người đều hy vọng rằng mối quan hệ gần gũi của Mỹ với Trung Quốc có thể được sử dụng để tiết chế hành động của Bắc Kinh. Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia mới, đã hết sức đúng khi ông vừa tuyên bố tuần trước, "Khu vực trông đợi Hoa Kỳ tôn trọng Trung Quốc, để tham dự vào việc xây dựng một mối quan hệ tích cực, xây dựng với Trung Quốc."
Tôi xin đề nghị suy nghĩ về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc băng môt chiến lược "phòng ngự" nhiều hơn. Nhiều quỹ đầu tư mua cổ phiếu với hy vọng rằng chúng sẽ tăng giá trị, nhưng họ cũng cá cược với một số công ty (hoặc các công cụ tài chính khác) để đảm bảo rằng nếu thị trường đi xuống, họ sẽ được bảo vệ. (Do đó mới có tên là các quỹ đầu tư phòng ngự [Hedge Fund]). Tương tự như vậy, nước Mỹ nên duy trì một mối quan hệ chặt chẽ và phong phú với Trung Quốc, hy vọng rằng mối quan hệ này sẽ đảm bảo một châu Á hòa bình và thịnh vượng. Tuy nhiên, nếu sự vươn dậy của Trung Quốc trở nên đe dọa và gây bất ổn, Mỹ cũng nên sẵn sàng có những liên minh mạnh mẽ với các cường quốc châu Á khác như Ấn Độ và Nhật Bản - mà chuyến đi của ông Obama tìm cách hình thành - như các khối căn bản để cân bằng chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Giống như nhiều quỹ đầu tư hedge funds, chiến lược của Mỹ cần phải có một "tiếp cận dài" (long bias) nghĩa là cần phải chú trọng nhiều hơn vào các nỗ lực để thu hút Trung Quốc, bởi vì cho đến nay đó là chiến lược thích hợp hơn (và ít tốn kém hơn) so với cách đi đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, lâu dài với một đất nước chẳng bao lâu nữa sẽ là một nền kinh tế lớn nhất của thế giới.
.
.

No comments: