Thông LuậnĐăng ngày 12/11/2010 lúc 18:38:30 EST
Khi các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu sụp đổ một kịch bản tương tự đã không diễn ra tại Đông Á.
Lý do đầu tiên giải thích sự kiện này là văn hóa. Chủ nghĩa cộng sản dù sao cũng đã là một cải tiến lớn so với khuôn mẫu Khổng Giáo mà các nước thuộc văn hóa Trung Hoa đã trải nghiệm trong hơn hai ngàn năm, sự phản bác vì vậy đã chưa đủ mạnh.
Lý do đầu tiên giải thích sự kiện này là văn hóa. Chủ nghĩa cộng sản dù sao cũng đã là một cải tiến lớn so với khuôn mẫu Khổng Giáo mà các nước thuộc văn hóa Trung Hoa đã trải nghiệm trong hơn hai ngàn năm, sự phản bác vì vậy đã chưa đủ mạnh.
Lý do quan trọng hơn nhiều là Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên chưa ở cùng một mức độ chín muồi cho một thay đổi chế độ như Liên Xô và các nước Đông Âu. Chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu tiến trình sụp đổ tại Châu Âu hơn ba thập niên sau Thế Chiến II, sau khi Liên Xô và Đông Âu đã phục hồi, một thế hệ hậu chiến đã nắm phần chủ động trong những xã hội đã trở thành phức tạp, không còn phù hợp với cái nhìn quá thô sơ của Marx và Lenin. Hơn thế nữa các tiến bộ về truyền thông đã chọc thủng bức tường bưng bít che chở cho các chính quyền dối trá. Việc giải Nobel về hòa bình được trao tặng nhà bác học Andrei Sakharov đang bị lưu đày vì đòi dân chủ và sự xuất hiện ngay trong cơ quan đầu não của đảng cộng sản Liên Xô của những nhân vật có khuynh hướng dân chủ như Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin đã là những xúc tác phát động một tiến trình đã chín muồi. Vào lúc đó Trung Quốc vẫn chưa gượng dậy được sau những tàn phá của cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa trong khi tại Việt Nam vẫn còn mang thương tích nặng nề của cuộc chiến và những sai lầm thô bạo sau đó.
Nhưng hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày bức tường
Chúng đã đến tại Trung Quốc. Sự kiện Lưu Hiểu Ba, nhà dân chủ khởi xướng Hiến Chương 08 và đang bị cầm tù, được giải Nobel hoà bình 2010 là một biến cố lớn, lôi kéo sự chú ý của thế giới, kích động người Trung Quốc, cô lập chính quyền Bắc Kinh và đem lại cho phong trào dân chủ Trung Quốc một biểu tượng kết hợp. Cùng một lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo, lãnh tụ được lòng dân nhất Trung Quốc, công khai khẳng định Trung Quốc phải chuyển hóa nhanh chóng về dân chủ và bày tỏ quyết tâm giữ vững lập trường. Người ta không thể không liên tưởng tới sự kiện Andrei Sakharov được giải Nobel hoà bình và Boris Yeltsin đòi dân chủ ngay trong nội bộ đảng tại Liên Xô trước đây. Điểm khác nhau, nếu có, chỉ là sự kiện Trung Quốc hiện nay còn khó chống đỡ áp lực thay đổi hơn Liên Xô cuối thập niên 1980. Trung Quốc không có sức mạnh quân sự của Liên Xô; nền kinh tế tuy mạnh nhưng đang gặp những mâu thuẫn nội bộ lớn đồng thời cũng chịu nhiều áp lực mạnh từ bên ngoài – yêu cầu đòi tăng giá đồng Nhân Dân Tệ chỉ là một thí dụ – lại quá lệ thuộc vào ngoại thương để có thể thách thức thế giới. Hơn nữa Trung Quốc lại hiện đang rất cô lập sau những hành động vụng về trên Thái Bình Dương và Biển Đông khiến các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, đoàn kết sau lưng Hoa Kỳ. Mọi chỉ dấu cho thấy chế độ cộng sản Trung Quốc sắp phải đón nhận điều mà nó sợ nhất: diễn biến hòa bình.
Tại Việt Nam áp lực dân chủ hóa, từ xã hội dân sự cũng như từ ngay trong nội bộ đảng cộng sản, vốn mạnh hơn tại Trung Quốc; chế độ đã chỉ trụ được nhờ niềm tin vào chỗ dựa Bắc Kinh. Quan hệ Trung - Việt là một tương quan giữa trung tâm và ngoại vi. Một đặc tính của tương quan này là ngay khi trung tâm chao đảo thì ngoại vi có thể sụp đổ trước, như các chế độ cộng sản Đông Âu đã sụp đổ trước trước Liên Xô, và khiến cho sự sụp đổ của trung tâm nhanh chóng hơn. Và Đảng CSVN đang bối rối trước những chọn lựa quan trọng về đường lối cũng như về nhân sự lãnh đạo trước thềm đại hội XI, đại hội hiểm nghèo nhất trong lịch sử của nó.
Một kịch bản tương tự như những gì đã xảy ra cho các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu có thể sắp lặp lại trong vùng chúng ta. Những người mong muốn một tương lai dân chủ cho đất nước phải sẵn sàng để xứng đáng với đòi hỏi của khúc quanh lịch sử này.
Thông Luận
Thông Luận số 252, tháng 11-2010
Thông Luận số 252, tháng 11-2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment