Thursday, November 25, 2010

HOA KỲ ĐƯA HÀNG KHÔNG MẪU HẠM VÀO NAM HÀN ĐỂ TẬP TRẬN


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
24.11.2010

WASHINGTON - Tối thứ Ba, Tổng thống Obama và Tổng thống Nam Hàn đồng ý tổ chức tập cuộc trận chung như là một phản ứng đầu tiên đối với sự việc pháo kích sát hại của Bắc Hàn vào một cơ sở quân sự của Nam Hàn, khi cả hai nước một lần nữa phải đấu tranh để giữ cho các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên không leo thang thành một cuộc chiến tranh trong năm nay.

Cuộc tập trận sẽ bao gồm việc di chuyển hàng không mẫu hạm George Washington và một số tàu hộ tống vào khu vực, cả hai để ngăn chặn các cuộc tấn công kế tiếp của Bắc và để ra hiệu cho phía Trung Quốc rằng nếu không kiềm chế được người đồng minh ngang bướng của mình họ sẽ phải chứng kiến một sự hiện diện lớn hơn của Mỹ trong khu vực lân cận.

Quyết định đã được đưa ra sau khi ông Obama tham dự vào cuối phiên phiên họp khẩn cấp tại phòng tình hình, tòa Bạch Ốc và sau đó đã gọi điện cho Tổng thống nam Hàn Lee Myung-bak để bày tỏ tình đoàn kết của Mỹ và bàn thảo về một phản ứng phối hợp.
Tuy nhiên, chỉ một vài giờ trước khi cuộc tấn công bắt đầu, Victor Cha, một cựu quan chức an ninh quốc gia thường giải quyết vấn đề Bắc Hàn trong chính quyền Bush đã cho biết Bắc Triều Tiên là: "vùng đất của các lựa chọn tồi tệ".
Một lần nữa ông Obama lại bắt buộc phải lựa chọn trong số các lựa chọn không hoàn hảo: đáp ứng bằng những lời lên án vụ tấn công và một sự thắt chặt khiêm tốn các biện pháp trừng phạt, vốn không giúp gì nhiều vào việc ngăn chặn cuộc tấn công mới; khởi sự cuộc thao dượt quân sự mà chủ yếu là có tính biểu tượng; hoặc phản ứng mạnh mẽ, vốn có thể nguy cơ đưa đến một cuộc chiến tranh lớn khiến Seoul, thủ đô Nam Hàn sẽ là mục tiêu đầu tiên.

Quyết định gửi hàng không mẫu hạm đến khu vực này được đưa ra khi quân đội Nam Hàn đã đi đến một tình trạng được coi là một "khủng hoảng." Tổng thống Lee cho biết ông sẽ ban lệnh tấn công một căn cứ của Bắc Hàn nếu có các dấu hiệu của cuộc tấn công mới.

Các đạn pháo kích của Bắc Hàn đã rót vào đảo Yeonpyeong, một làng đánh cá khiến người dân đã phải bỏ chạy bằng phà tới thành phố đại lục của Inchon - nơi mà quân đội của tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ vào mùa thu 60 năm trước, ba tháng sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra.
Ngày nay, Incheon là khu vực sân bay quốc tế chính của Nam Hàn, biểu trưng cho sự dễ tổn thương của một trong những nền kinh tế thế giới sôi động nhất trước lằn đạn pháo binh từ một trong những quốc gia nghèo và tự cô lập nhất thế giới.

Một quan chức cao cấp Mỹ nói rằng đánh giá mới của Mỹ cho thấy rằng, để trả đũa nhau, một tổng số khoảng 175 quả đạn pháo đã được bắn từ hai phía Nam và Bắc Hàn vào hôm thứ Ba.
Nhưng một quan chức Mỹ, qua quan sát hình ảnh từ vệ tinh cho biết, nhìn chung không có bằng chứng rõ ràng của các chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Một quan chức cao cấp Mỹ cho biết, trong lịch sử, các cuộc tấn công của miền Bắc đã từng là những trận không tập sấm sét, sau đó đã rút lại để dò xem phản ứng của thế giới. Cuộc tấn công lần này xảy ra chỉ một vài giờ sau khi Nam Hàn vừa hoàn tất một loạt các bài thao diễn quân sự từng có kế hoạch từ lâu, cho thấy cuộc tấn công của Bắc hàn là "có chủ ý".

Các tường thuật trên truyền hình cho thấy những đám khói đen lớn xoắn ốc cuộn lên từ hòn đảo này, cũng như hàng chục ngôi nhà bốc cháy. Cuộc pháo kích giết chết lính hai thủy quân lục chiến và hai thường dân sống trên đảo. Nam Hàn đặt các máy bay chiến đấu của mình trong tình trạng báo động - nhưng, đáng chú ý là đã không đưa các máy bay lên không hoặc phản công vào các căn cứ pháo binh của miền Bắc. Ông Obama đã được đánh thức lúc 03:55 bởi Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia mới của mình, người đã báo cáo với ông về cuộc tấn công.

Mới 11 ngày trước, Bắc Triều Tiên đã mời một nhà khoa học hạt nhân Stanford đến Yongbyon, khu vực hạt nhân chính của họ và chỉ cho ông thấy những gì được mô tả là một nhà máy ly tâm vừa được hoàn thành, một khi được hoạt động đầy đủ, có thể cho phép Bắc Triều Tiên làm giàu chất uranium vào nhiên liệu hạt nhân và sẽ tăng thêm được 8 đến 12 vũ khí hạt nhân nữa vào vào kho vũ khí của họ.

Phối hợp tất cả các dự kiện đó lại, cuộc pháo kích và việc phô trương khả năng hạt nhân đã được giải thích rộng rãi như là một nỗ lực để bơm uy tín của Kim Jong-un, con trai, cháu nội của hai người đàn ông duy nhất lãnh đạo đất nước, người rõ ràng sẽ thừa kế vị trí lãnh đạo. Thời gian cha của ông, Kim Jong-il, nhà lãnh đạo già yếu của Bắc Hàn Triều Tiên, tạo dựng uy tín cho mình, miền Bắc cũng đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công tương tự.
"Họ từng có lịch sử 60 năm của hành động khiêu khích quân sự - điều ấy nằm trong DNA của họ", một quan chức cấp cao cho biết. "Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là để phá vỡ chu kỳ lập lại đó ", một chu kỳ, ông nói, vốn đã là những hành vi xấu xa của Bắc Hàn được ban trả bằng những "cuộc đàm phán, các ưu đãi và phần thưởng". Ông nói rằng cuộc pháo kích sẽ trì hoãn bất kỳ nỗ lực nào nhằm tiếp tục cuộc đàm phán sáu quốc gia về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Dù ông Obama được đắc cử vì một lời hứa hẹn về các cam kết ngoại giao, chiến lược của ông về phía Bắc Hàn trong hai năm qua, được gọi là một "chiến lược kiên nhẫn," đã chứng minh rằng Washington sẽ không tham gia vào tình hình cho đến khi miền Bắc không còn hành động khiêu khích và chứng tỏ được rằng họ giữ được các cam kết phá hủy để cuối cùng là đi đến việc từ bỏ khả năng hạt nhân của mình.
Các hành động khiêu khích hiện đã tăng lên rõ rệt và không rõ những lựa chọn mới sẽ là những gì. Phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh hôm thứ Ba là kêu gọi nối lại cuộc đàm phán sáu quốc gia liên quan đến Bắc và Nam Hàn, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cuộc họp cuối cùng đã từng được tiến hành hai năm trước, vào cuối thời của chính quyền Bush.

Trong cuộc phỏng vấn, phụ tá của Obama đã làm sáng tỏ rằng Hoa Kỳ không có ý định sớm quay trở lại những cuộc đàm phán. Nhưng thẩm quyền của Hoa Kỳ có giới hạn.

Năm ngoái, khi Bắc Hàn thử nghiệm hạt nhân chỉ vài tháng sau khi ông Obama lên nắm quyền, Hoa Kỳ đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn. Các hình thức xử phạt cho các nước thẩm quyền và trách nhiệm được lên tàu, máy bay của Bắc Hàn neo, hạ cánh tại các cửa cảng trên thế giới để kiểm tra vũ khí. Nỗ lực dường như đã thành công phần nào - nhưng các thiết bị trong nhà máy ly tâm là quá mới khiến rõ ràng là các hạn chế thương mại đã không ngăn cản được miền Bắc từ việc xây dựng những gì mà Siegfried S. Hecker, nhà khoa học từng đến thăm khu vực chế tạo hạt nhân, gọi là một khu phức hợp hạt nhân "siêu hiện đại".

Cho đến nay, việc gián đoạn lớn nhất về các mối quan hệ gần đây là trong tháng Ba, khi một vụ nổ bất ngờ đánh chìm một tàu chiến của Nam Hàn, làm chết 46 thủy thủ. Nam Hàn và các nhà điều tra quốc tế cho biết vụ nổ là do một quả ngư lôi của Bắc Hàn. Miền Bắc đã kịch liệt bác bỏ điều này. Nếu phía Bắc đã đánh chìm chiến hạm, đấy sẽ là cuộc tấn công quân sự gây chết người nhiều nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1953.

Tổng thống Lee của Hàn Quốc quyết định không phản ứng bằng quân sự với vụ việc đánh chìm tàu (Cheonan) và được Washington ca ngợi cho sự kiềm chế của ông. Để khiến Bắc Hàn phải trả giá, ông đã áp đặt các hạn chế mới về thực phẩm với miền Bắc và chấm dứt việc buôn bán trị giá hàng trăm triệu đô la từng được dự định để khuyến dụ người dân nghèo khổ tuyệt vọng Bắc Hàn lựa chọn thu nhập thay vì tăng cường quân sự. Nhưng một số nhà phân tích tin rằng những vụ cắt viện trợ thực phẩm đúng là một cái cớ, nếu không muốn nói là động lực của cuộc tấn công vào hôm thứ Ba.

Choi Jin-Wook, một chuyên gia về Bắc Hàn tại Viện Quốc gia Thống nhất Hàn Quốc, một viện nghiên cứu ở Seoul, nói: "Đó là một dấu hiệu của sự thất vọng ngày càng tăng của Bắc Hàn."
"Washington đã không thèm để tai đến Bình Nhưỡng và Bắc Hàn thì nói rằng:" Nhìn đây. Chúng tôi vẫn còn sống. Chúng tôi có thể gây ra rắc rối. Các anh không thể tảng lờ chúng tôi được đâu".

Tuy nhiên đối với Obama, phản ứng mạnh mẽ hơn, bao gồm một cuộc cách ly hải quân của miền Bắc chứa đựng những rủi ro rất lớn. Một cuộc đối đầu trên bán đảo Triều Tiên sẽ cần đến sức mạnh không quân, hàng chục nghìn binh lính và một khả năng tái hồi cuộc chiến tranh Triều Tiên, một trận chiến mà các quan chức Mỹ tin rằng sẽ không kéo dài, nhưng có thể kết thúc trong sự tàn phá thủ đô Seoul nếu miền Bắc khai hỏa các dàn pháo binh gần biên giới.

Lý do để kềm chế một phản ứng ngược là những cuộc tấn công của Bắc Hàn, tương tự như những lần trước, đều có đặc điểm là đã được điều phối. Lần cuối cùng mà Bắc Hàn tham gia các hành vi phá hoại này là vào những năm 1980, khi họ cho nổ tung một máy bay chở khách của Hàn Quốc và cũng phát nổ một quả bom tại Myanmar trong một nỗ lực bất thành muốn ám sát tổng thống Nam Hàn. Cả hai cuộc tấn công được cho là đã theo lệnh của Kim Jong-il, nhân vật khi ấy là người thừa kế của cha Kim Il-sung, người cha của ông và là người sáng lập Bắc Triều Tiên.

Hiện tại, Kim jong Un, người con trai út của ông Kim đang ở vị trí đó. Ông được thăng chức vào 28 tháng 9 đến cấp bậc tướng bốn sao, một điều kiện tiên quyết cho uy thế sẽ lên nắm quyền của ông. Nhiều người nhìn các cuộc tấn công như một nỗ lực của một người đàn ông mà người Trung Quốc cho biết là ở độ tuổi 25, để thiết lập các uy tín về quân sự của mình.
.
.
.

No comments: