13/11/2010
ĐƠN XIN THĂM NGƯỜI THÂN : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiDceAnPC7c7boweh2Z7k8zHcTwCg1eLD67pBB3zqcAqBQ0p1YtIyswFyDMnmtP3Reo_iXSsSznob1fAEpPG3xL22xrUWteFPwYKI3jN140d0YChKE278tbx9Aw0UmAvS0DWEbEUKdINQ/?imgmax=800
ĐỀ NGHỊ TRẢ LỜI CHO THÂN NHÂN ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ ĐANG BỊ TẠM GIAM
.
.
.
BBC
Cập nhật: 15:01 GMT - thứ sáu, 12 tháng 11, 2010
Luật sư Trần Đình Triển, người đang xin được đại diện cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ nói ông đã lường trước được khả năng ông Hà Vũ sẽ bị bắt.
Ông Triển, người nói rằng ông và Tiến sỹ Hà Vũ như hai 'anh em' nói:
"...Việc bắt giữ anh tôi đã dự đoán, tôi đã nói với anh rồi.
"Họ có thể làm bất cứ việc gì và anh có thể bị bắt giam. Nhưng anh không nghe tôi."
Ông Triển cũng nhắc lại điều mà ông từng nói trước đây về ông Vũ:
"Giữa tôi với anh Vũ thì vừa là một gia đình nhưng tôi vẫn nói rằng tôi rất buồn vì anh là người rất bảo thủ.
"Những việc anh làm nếu không khéo anh bị rơi vào bẫy, bởi vì khi một nhà nước pháp quyền và một nền dân chủ thì nó khác."
Ông Triển nêu chuyện bà Hillary Clinton chỉ trích ông Barack Obama kịch liệt nhưng vẫn được trọng dụng và là ngoại trưởng.
Trong khi đó ông nói "ở Việt Nam nếu như thế thì bà Hillary Clinton có thể về nhà mà nấu cơm cho chồng, còn ở nước Mỹ thì bà Hillary Clinton làm bộ trưởng bộ ngoại giao."
"Người ta tôn trọng cái tài, cái dân chủ đó, có quyền đưa ra. Còn ở Việt Nam nó chưa có cái đó ... vì vậy anh nói ra có ngày anh sẽ bị chết."
Đứng trên pháp luật
Trả lời BBC hôm 11/11 về đề nghị được bào chữa cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, ông Triển nói ông chưa nhận được phản hồi gì từ phía công an.
Tuy nhiên ông dự đoán:
"Thứ nhất tôi sẽ không được cấp giấy chứng nhận bào chữa [ở giai đoạn điều tra]. Và đến giai đoạn công tố thì cũng chỉ một tháng, hai tháng để viết cáo trạng thôi.
"Được cấp [giấy chứng nhận bào chữa] và được photo tài liệu thì cũng gây đủ trò.
"Tôi trân trọng ngành tòa án là thế này - khi luật sư đã có đầy đủ giấy tờ thì ngành tòa án sẵn sàng cấp giấy chứng nhận bào chữa và được photo các tài liệu.
"Còn cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát chưa bao giờ giải quyết cho luật sư chuyện ấy."
Ông Triển cũng nói với BBC vợ ông Vũ, bà Nguyễn Thị Dương Hà, đã gọi ông đến khi công an đang khám nhà bà nhưng ông không đến.
"Tôi trả lời với chị là bây giờ đang khám xét thì lệnh khám xét những thành phần nào được tham dự. Còn tôi đến không khéo lại vạ lây cho nên tôi không đến."
Vị luật sư nói ông luôn làm theo những gì Đảng và Nhà nước Việt Nam kêu gọi nhưng cáo buộc rằng có nhiều người ở Việt Nam đang 'làm theo quyền uy, đứng trên pháp luật.'
'Ngông cuồng'
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC cũng trong ngày 11/11, luật sư Trần Lâm, người từng bào chữa cho cô Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài, nói những hành động của ông Cù Huy Hà Vũ "gây bức xúc cho giới cầm quyền".
Ông Trần Lâm nói: "Họ thấy phiền nhiễu quá. Họ nhân nhượng nhưng rồi khó chịu quá thì họ phải làm, nhất là sắp sửa có Đại hội Đảng. Việc bắt là có chuẩn bị."
"Không phải là những hành vi sẽ gây tổn thất ghê gớm. Ông ấy làm nhiều chuyện gây ầm ĩ, thì họ muốn trị."
"Các vụ khác, người ta có tổ chức, có ý tưởng lật đổ, chống đối hẳn hoi. Còn đây ông Hà Vũ, nếu bảo là chống đối cũng đúng, mà bảo là ông muốn thực thi pháp luật thì cũng đúng."
Còn bà Dương Hà trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC thì bác bỏ ý kiến cho rằng vụ bắt chồng bà giống như vụ bắt Luật sư Lê Công Định.
Trong khi đó báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam nói ông Vũ bị bắt vì "liên tục phát ngôn và hành động ngang ngược, ngông cuồng."
Tờ này chỉ gọi ông Vũ bằng tên và viết:
"Theo dõi các hành động của Vũ, xem các bài báo Vũ viết trên các trang điện tử thì thấy rõ Vũ là người ngông cuồng, nghĩ rằng mình đứng trên mọi người, đứng trên pháp luật, Vũ cho rằng xã hội u mê cả, mình Vũ tỉnh.
"Vũ cho rằng với những tấm bằng cấp ấy, với những bài trả lời phỏng vấn nóng bỏng sự phỉ báng và chì chiết chính quyền ấy, Vũ đã là một thiên tài, Vũ phải làm chức này chức nọ mới xứng.
"Vì vậy, năm 2006, Vũ nộp đơn ứng cử Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin. Ngày ấy, đại diện Quốc hội và Bộ Tư pháp khẳng định việc tự ứng cử vào cơ quan hành pháp không có trong luật; Chỉ có Thủ tướng mới có quyền chỉ định các thành viên Chính phủ để Quốc hội thông qua.
"Vũ trở nên nổi tiếng. Vũ lại ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng lại bất thành, vì ngay ở tổ dân phố nơi Vũ sống, không ai đồng ý. Quẫn bách, Vũ cuồng say chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vũ yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Quân đội Nhân dân cũng như nhiều báo khác ở Việt Nam đều được coi là công cụ tuyên truyền của Đảng Cộng sản.
Một số nhà bình luận nói vụ bắt ông Vũ cho thấy độ bao dung ngày càng giảm đi của chính quyền trước những chỉ trích.
Vụ việc cũng gây nhiều ý kiến khác nhau ở trên mạng.
Có người đồng tình với việc bắt ông Vũ vì "khùng điên chính trị" nhưng nhiều người ủng hộ những gì ông làm và thậm chí có người nói họ "buồn nôn" khi đọc tin tức của những báo nhà nước về vụ này.
--------------------------------------
Trà Mi - VOA | Washington
, NGHE : Phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển
Human Rights Watch :
Human Rights Watch - November 10, 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment