Phan Nhật Nam
4-11-2010
I - Dẫn Nhập:
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt hơn 35 năm với ngày 30 tháng Tư, 1975 và nay đã đến lúc giới chính trị, quân sự, học thuật, truyền thông thế giới chuyên về lịch sử và quân sử của người Mỹ cũng như thuộc cộng đồng Việt Nam hải ngoại và những cá nhân trung trực hiếm hoi ở trong nước bắt đầu có cách nhìn khách quan và chính xác hơn đối với cuộc chiến Việt Nam. Đặc biệt đối với Quân Đội Việt Nam/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lực lượng quân sự chính yếu của cuộc chiến quốc-cộng kéo dài từ thập niên 50 mà do những định kiến chính trị, các chính phủ tham chiến, những người lãnh đạo, giới báo chí truyền thông của hai quốc gia Pháp, Mỹ.. hầu như cố tình làm nhẹ đi sự có mặt.
Riêng với phe đoạt thắng miền Bắc thì cách chủ quan thiên lệch kia lại là một điều tất nhiên trong toàn bộ sự tiếm dụng và do chính sách viết lại lịch sử một cách sai lệch của đảng cộng sản ViệtNam . Hôm nay chúng ta, Người Lính Miền Nam, những người đã đổ máu xương xây dựng nên giai đoạn lịch sử 21 năm từ 1954 đến 1975 với hai nền cộng hòa miền Nam không thể im lặng, và đã đến lúc phải chiếm giữ vị trí đích thực của bản thân và đồng đội đã bị đối phương cũng như đồng minh trong thời gian dài cố tình xóa bỏ.
Bởi lịch sử 21 năm kia là một diễn trường khách quan và trung trực nhất đã vĩnh hằng tồn tại qua minh chứng Cộng Hòa không chỉ là một ý niệm chính trị nhưng là một thực thể cao cả luôn được mọi dân tộc tôn vinh. Và Người Lính việt Nam Cộng Hòa chính là tác nhân hàng đầu đã nuôi dưỡng bảo vệ thực thể ấy đến giờ phút cuối cùng: Chúng ta không nói lời khoa trương tự tán dương về một điều không thực vì giữa đường phố Sàigòn, trên cầu xa lộ, nơi Ngã Tư Bảy Hiền, trước trại Hoàng Hoa Thám, ở Ngã Ba Chợ Lớn.. những Người Lính Nhảy Dù trong tập thể người lính miềnNam đã chết cùng lần với vận nước.
Năm vị tướng lãnh vị quốc vong thân trong ngày 30 tháng Tư, năm 1975 có đến ba vị vốn xuất thân từ Tiểu Đoàn 3 và 5 Nhảy Dù - Đơn vị tiểu đoàn độc nhất trên thế giới khai sinh đến năm vị tướng lãnh cho quân đội. Tiểu Đoàn cũng là Tiểu Đoàn Nhảy Dù ViệtNam đã nhảy xuống trận địa Điện Biên Phủ lần thứ hai vào những giờ phút căn cứ nầy nằm trong tầm pháo trực xạ của pháo binh cộng sản tháng 4, 1954. Chiến sử Binh Chủng Nhảy Dù thế nên phải được viết dẫu muộn màn nhưng rất vô cùng cần thiết. Cám ơn hai tác giả Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên, các bạn đã hiện thực một cách triệt để và toàn vẹn nhất khẩu lệnh của binh chủng: Nhảy Dù Cố Gắng
II- Nội Dung: Cuốn sách gồm ba phần chính:
21-Thứ Nhất: Tổ chức -Trình bày một cách đầy đủ diễn tiến lần thành lập các đơn vị và nhân sự chỉ huy binh chủng với Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn (1951); Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn (1959); Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn (1965); Các Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn và Lữ Đoàn chiến thuật; Phần tổ chức nầy cũng đề cập đến lần thành hình và phát triển lực lượng pháo binh nhảy dù mà thoạt đầu chỉ là những đơn vị súng cối nặng và hoạt động của Toán Cố Vấn 162 Hoa Kỳ. Chiếm một vị trí quan trọng trong phần tổ chức là các tiểu đoàn tác chiến và các đơn vị chuyên môn, yểm trợ hành quân cho tất cả các đơn vị thuộc binh chủng.
22-Thứ Hai: Chiến Sự - Đây là phần quan trọng nhất chiếm đến 500 trang trong tổng số 600 trang của cuốn biên khảo. Qua từng trang chiến sự, chiến hữu và người đọc sẽ hình dung lại cuộc chiến đấu tưởng chừng như một câu chuyện truyền kỳ của Quân Đội Việt Nam/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Binh Chủng Nhảy Dù nói riêng.. Câu chuyện kỳ tích kể lại một cách trầm lặng nhưng lẫm liệt hào hùng với tình huống cực độ nguy nan khi người lính nhảy dù xuống vũng lửa của trận chiến làm rung chuyển thế giới nơi lòng chão Điện Biên Phủ miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 xa xôi đến lần trực thăng vận xuống bãi đáp Tân Châu, Hồng Ngự ở miền Nam đầu thập niên 60. Trận chiến tiếp trận chiến để thấy từ vùng rừng miền Đông Nam Phần ở Đồng Xoài, Bình Long đến núi rừng Cao Nguyên Trung Phần nơi Đức Cơ, Pleime người lính nhảy dù luôn hiện diện tại những mục tiêu nguy nan hiểm nghèo nhất.
Lính nhảy dù chiến đấu để bảo vệ dân và thành phố Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Sàigòn.. vào những giờ phút đầu tiên khi quân cộng sản tấn công lúc Giao Thừa Tết Mậu Thân 1968.
Mũi nhọn tiến công của đơn vị nhảy dù đi về phía Tây xa nhất trong cuộc hành quân Toàn Thắng 1970 đánh vào trung ương cục miềnNam trên đất Miên. Các tiểu đoàn nhảy dù cũng là đơn vị nhảy xuống trận địa Hạ Lào đầu tiên và rút lui cuối cùng khi toàn bộ vùng hành quân của Chiến Dịch Lam Sơn 719 hoàn toàn nằm trong vùng pháo tập tiên liệu của Bắc quân. Giải vây An Lộc, chiếm giữ các cao điểm chiến thuật trong vùng Đông Trường Sơn để chiến dịch tái chiếm Quảng Trị được hoàn thành với máu xương của mỗi người lính đổ xuống làm thắm tươi thêm Ba Sọc Đỏ của lá Cờ Vàng được đơn vị bạn dựng trên Cổ Thành Đinh Công Tráng vào ngày 15 tháng 9 năm 1972. Và còn ai ngoài người lính của các tiểu đoàn ND đã với sức chiến đấu thần kỳ vượt cao hơn hẳn tất cả chiến binh thế giới bằng sức người vượt từng tấc, từng phân suờn đá núi Thường Đức, Quảng Nam để chiếm lĩnh cao độ 1062. Chiến binh của Sư Đoàn Nhảy Dù là những người lính miền Nam đánh trận cuối cùng ở Long Khánh giữ cửa ngỏ vào Sàigòn trong ngày cuối tháng 4 năm 1975.
Phần Chiến Sự của cuốn sách tường trình toàn diện và toàn vẹn chuỗi ngày dài chiến đấu của đơn vị khiến mỗi người lính nhảy dù khi đọc lại với bao nhiêu cảm xúc chen lẫn tự hào - Ngày ấy mỗi người trong trong tập thể chúng ta đã sống như thế - đã chiến đấu như thế
23- Thứ Ba - Phần trình bày các Tư Lệnh.
III- Những nhận xét và đề nghị:
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội của cuốn sách chúng tôi ghi nhận được những điều cần được điều chỉnh như sau:
31- Lỗi kỹ thuật: Trước tiên là lỗi về in ấn, chính tả, hỏi, ngã.. Đây là một khuyết điểm có thể nói xuất hiện hầu như trong tất cả trang sách. Điều nầy có thể giải thích do các tác giả không đủ thời giờ để kiểm soát lại bản thảo cuối cùng trước khi đem in, hoặc do những máy điện toán được thảo chương sẵn để tự điều chỉnh những lỗi chính tả mà khổ thay lại do những thảo chương viên thuộc thế hệ người Việt trẻ ở hải ngoại không nắm vững luật hỏi, ngã của cấu trúc văn phạm tiếng Việt nên những từ ngữ như: “đã; những; vẫn; lữ (đoàn), sĩ (quan).. đều được đánh dấu hỏi “?”.. thay vì dấu ngã “~” cố định.
Cũng trong phần kỹ thuật là hình thức lay-out những chương quan trọng - Bắt buộc phải chiếm một trang riêng với tiêu đề đặt ở đầu trang để người đọc dễ theo dõi và phân định. Ví dụ: Phần Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (Từ trang 257 đến 296)
32- Lỗi về những ghi chú, tiểu sử nhân sự, thời điểm.. Nhiều hình ảnh lấy từ tài liệu ngoại quốc với lời ghi chú cơ hữu không được chuyển thành Việt Ngữ (Ví dụ: Ảnh Tuớng Nguyễn Văn Hinh (Trg 9); Tư Lệnh Đỗ Cao Trí (Trg 15); Trận Đồng Xoài của TĐ7ND xẩy ra ngày 11 và 12 tháng 6, 1965 chứ không là ngày 13 (Trg 187); Thiếu Tướng Cao Văn Viên trao quyền tư lệnh cho Trung Tá Dư Quốc Đống Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 1 ND cuối năm 1964 chứ không là 19/6/1964 để tiếp lên Đại Tá dẫu vừa thăng cấp Trung Tá sau trận Bình Đại (Tháng 8/1964) (Trg 600). Những lỗi về hạng mục nầy còn có nhiều nơi trong sách, chúng tôi chỉ nêu những điểm điễn hình.
33- Những đề nghị: Cuốn sách dày đến hơn 600 trang được chuẩn bị trong gần 10 năm bởi hai tác giả không chuyên nghiệp trong công tác biên soạn dẫu đã có những cố gắng rất lớn nhưng vẫn còn những thiếu sót xin được đề nghị bổ sung để lần tái bản sau nầy được hoàn chỉnh hơn. Những đề nghị ấy là:
- Cần phải tham chiếu tài liệu từ phía cộng sản để đối chiếu địch tình và ý niệm điều quân của đối phương với chúng ta mới có được kết luận chính xác chung nhất về mỗi trận chiến. Ví dụ Trận Đồng Xoài (Trg 182-190), trận liệt của BTTM/QLVNCH từ trước đến nay vẫn ghi nhận là do hai đơn vị Q762 và Q763 của Công Trường 7 cộng sản của Tư Lệnh Trần Văn Trà dự chiến. Tuy nhiên quân sử cộng sản lại ghi rõ là do các Trung Đoàn 271, 272, 273 của Công Trường 9 do Lê Trọng Tấn chỉ huy phối hợp với 2 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn bộ binh của Khu 6 miền Đông Nam Bộ (vốn do Trần Văn Trà chỉ huy). Những yếu tố về địch tình vừa nêu ra không thuần tuý chỉ thuộc về phạm vi của trận chiến, nhưng cho phép người viết nhận định ra tính chiến thuật của trận đánh trong toàn cảnh chiến lược của cuộc chiến tranh. Biết rõ các đơn vị và hoạt động của địch ở Trận Đồng Xoài sẽ giúp người viết nhận định đủ và đúng toàn cảnh của cuộc chiến qua liên hệ giữa Trận Bình Giả, Phước Tuy (12/1964); Trận Ba Gia, Quảng Ngãi (5-6/1965) trong cùng một thời kỳ mở rộng chiến tranh từ du kích chiến sang vận động chiến của phía cộng sản để từ đấy kết luận chiến sự với góc cạnh chính xác và cụ thể hơn.
- Đề nghị cuối cùng là cần tham khảo hơn nữa những tài liệu chính trị liên quan đến cuộc chiến cho dù chỉ chuyên viết về chiến sự. Bởi lẽ chiến tranh chỉ là mặt hiện thực những tranh chấp chính trị, là phương thức để giải quyết những xung đột chính trị. Và cho dù quân đội của tất cả mọi quốc gia đông-tây, kim-cổ trước sau chỉ là phương tiện của các chế độ chính trị. Tuy nhiên suốt lịch sử Người Lính đã hiện diện trường cữu trong cuộc tranh chấp quyền lực mà họ không hề có quyết định dự phần. Người Lính hiện diện trong lòng Đồng Bào và Đồng Đội của họ.
Xin trang trọng đề nghị những điều trên đến với hai chiến hữu Nhảy Dù Võ Trung Tín, Nguyễn Hữu Viên với thật lòng quý mến hãnh diện.
Cali , Ngày 1 Tháng 11, 2010
Thiếu Úy Phan NhậtNam
Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù - KBC 4919
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt hơn 35 năm với ngày 30 tháng Tư, 1975 và nay đã đến lúc giới chính trị, quân sự, học thuật, truyền thông thế giới chuyên về lịch sử và quân sử của người Mỹ cũng như thuộc cộng đồng Việt Nam hải ngoại và những cá nhân trung trực hiếm hoi ở trong nước bắt đầu có cách nhìn khách quan và chính xác hơn đối với cuộc chiến Việt Nam. Đặc biệt đối với Quân Đội Việt Nam/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lực lượng quân sự chính yếu của cuộc chiến quốc-cộng kéo dài từ thập niên 50 mà do những định kiến chính trị, các chính phủ tham chiến, những người lãnh đạo, giới báo chí truyền thông của hai quốc gia Pháp, Mỹ.. hầu như cố tình làm nhẹ đi sự có mặt.
Riêng với phe đoạt thắng miền Bắc thì cách chủ quan thiên lệch kia lại là một điều tất nhiên trong toàn bộ sự tiếm dụng và do chính sách viết lại lịch sử một cách sai lệch của đảng cộng sản Việt
Bởi lịch sử 21 năm kia là một diễn trường khách quan và trung trực nhất đã vĩnh hằng tồn tại qua minh chứng Cộng Hòa không chỉ là một ý niệm chính trị nhưng là một thực thể cao cả luôn được mọi dân tộc tôn vinh. Và Người Lính việt Nam Cộng Hòa chính là tác nhân hàng đầu đã nuôi dưỡng bảo vệ thực thể ấy đến giờ phút cuối cùng: Chúng ta không nói lời khoa trương tự tán dương về một điều không thực vì giữa đường phố Sàigòn, trên cầu xa lộ, nơi Ngã Tư Bảy Hiền, trước trại Hoàng Hoa Thám, ở Ngã Ba Chợ Lớn.. những Người Lính Nhảy Dù trong tập thể người lính miền
Năm vị tướng lãnh vị quốc vong thân trong ngày 30 tháng Tư, năm 1975 có đến ba vị vốn xuất thân từ Tiểu Đoàn 3 và 5 Nhảy Dù - Đơn vị tiểu đoàn độc nhất trên thế giới khai sinh đến năm vị tướng lãnh cho quân đội. Tiểu Đoàn cũng là Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt
II- Nội Dung: Cuốn sách gồm ba phần chính:
21-Thứ Nhất: Tổ chức -Trình bày một cách đầy đủ diễn tiến lần thành lập các đơn vị và nhân sự chỉ huy binh chủng với Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn (1951); Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn (1959); Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn (1965); Các Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn và Lữ Đoàn chiến thuật; Phần tổ chức nầy cũng đề cập đến lần thành hình và phát triển lực lượng pháo binh nhảy dù mà thoạt đầu chỉ là những đơn vị súng cối nặng và hoạt động của Toán Cố Vấn 162 Hoa Kỳ. Chiếm một vị trí quan trọng trong phần tổ chức là các tiểu đoàn tác chiến và các đơn vị chuyên môn, yểm trợ hành quân cho tất cả các đơn vị thuộc binh chủng.
22-Thứ Hai: Chiến Sự - Đây là phần quan trọng nhất chiếm đến 500 trang trong tổng số 600 trang của cuốn biên khảo. Qua từng trang chiến sự, chiến hữu và người đọc sẽ hình dung lại cuộc chiến đấu tưởng chừng như một câu chuyện truyền kỳ của Quân Đội Việt Nam/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Binh Chủng Nhảy Dù nói riêng.. Câu chuyện kỳ tích kể lại một cách trầm lặng nhưng lẫm liệt hào hùng với tình huống cực độ nguy nan khi người lính nhảy dù xuống vũng lửa của trận chiến làm rung chuyển thế giới nơi lòng chão Điện Biên Phủ miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 xa xôi đến lần trực thăng vận xuống bãi đáp Tân Châu, Hồng Ngự ở miền Nam đầu thập niên 60. Trận chiến tiếp trận chiến để thấy từ vùng rừng miền Đông Nam Phần ở Đồng Xoài, Bình Long đến núi rừng Cao Nguyên Trung Phần nơi Đức Cơ, Pleime người lính nhảy dù luôn hiện diện tại những mục tiêu nguy nan hiểm nghèo nhất.
Lính nhảy dù chiến đấu để bảo vệ dân và thành phố Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Sàigòn.. vào những giờ phút đầu tiên khi quân cộng sản tấn công lúc Giao Thừa Tết Mậu Thân 1968.
Mũi nhọn tiến công của đơn vị nhảy dù đi về phía Tây xa nhất trong cuộc hành quân Toàn Thắng 1970 đánh vào trung ương cục miền
Phần Chiến Sự của cuốn sách tường trình toàn diện và toàn vẹn chuỗi ngày dài chiến đấu của đơn vị khiến mỗi người lính nhảy dù khi đọc lại với bao nhiêu cảm xúc chen lẫn tự hào - Ngày ấy mỗi người trong trong tập thể chúng ta đã sống như thế - đã chiến đấu như thế
23- Thứ Ba - Phần trình bày các Tư Lệnh.
III- Những nhận xét và đề nghị:
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội của cuốn sách chúng tôi ghi nhận được những điều cần được điều chỉnh như sau:
31- Lỗi kỹ thuật: Trước tiên là lỗi về in ấn, chính tả, hỏi, ngã.. Đây là một khuyết điểm có thể nói xuất hiện hầu như trong tất cả trang sách. Điều nầy có thể giải thích do các tác giả không đủ thời giờ để kiểm soát lại bản thảo cuối cùng trước khi đem in, hoặc do những máy điện toán được thảo chương sẵn để tự điều chỉnh những lỗi chính tả mà khổ thay lại do những thảo chương viên thuộc thế hệ người Việt trẻ ở hải ngoại không nắm vững luật hỏi, ngã của cấu trúc văn phạm tiếng Việt nên những từ ngữ như: “đã; những; vẫn; lữ (đoàn), sĩ (quan).. đều được đánh dấu hỏi “?”.. thay vì dấu ngã “~” cố định.
Cũng trong phần kỹ thuật là hình thức lay-out những chương quan trọng - Bắt buộc phải chiếm một trang riêng với tiêu đề đặt ở đầu trang để người đọc dễ theo dõi và phân định. Ví dụ: Phần Tổng Công Kích Năm Mậu Thân (Từ trang 257 đến 296)
32- Lỗi về những ghi chú, tiểu sử nhân sự, thời điểm.. Nhiều hình ảnh lấy từ tài liệu ngoại quốc với lời ghi chú cơ hữu không được chuyển thành Việt Ngữ (Ví dụ: Ảnh Tuớng Nguyễn Văn Hinh (Trg 9); Tư Lệnh Đỗ Cao Trí (Trg 15); Trận Đồng Xoài của TĐ7ND xẩy ra ngày 11 và 12 tháng 6, 1965 chứ không là ngày 13 (Trg 187); Thiếu Tướng Cao Văn Viên trao quyền tư lệnh cho Trung Tá Dư Quốc Đống Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 1 ND cuối năm 1964 chứ không là 19/6/1964 để tiếp lên Đại Tá dẫu vừa thăng cấp Trung Tá sau trận Bình Đại (Tháng 8/1964) (Trg 600). Những lỗi về hạng mục nầy còn có nhiều nơi trong sách, chúng tôi chỉ nêu những điểm điễn hình.
33- Những đề nghị: Cuốn sách dày đến hơn 600 trang được chuẩn bị trong gần 10 năm bởi hai tác giả không chuyên nghiệp trong công tác biên soạn dẫu đã có những cố gắng rất lớn nhưng vẫn còn những thiếu sót xin được đề nghị bổ sung để lần tái bản sau nầy được hoàn chỉnh hơn. Những đề nghị ấy là:
- Cần phải tham chiếu tài liệu từ phía cộng sản để đối chiếu địch tình và ý niệm điều quân của đối phương với chúng ta mới có được kết luận chính xác chung nhất về mỗi trận chiến. Ví dụ Trận Đồng Xoài (Trg 182-190), trận liệt của BTTM/QLVNCH từ trước đến nay vẫn ghi nhận là do hai đơn vị Q762 và Q763 của Công Trường 7 cộng sản của Tư Lệnh Trần Văn Trà dự chiến. Tuy nhiên quân sử cộng sản lại ghi rõ là do các Trung Đoàn 271, 272, 273 của Công Trường 9 do Lê Trọng Tấn chỉ huy phối hợp với 2 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn bộ binh của Khu 6 miền Đông Nam Bộ (vốn do Trần Văn Trà chỉ huy). Những yếu tố về địch tình vừa nêu ra không thuần tuý chỉ thuộc về phạm vi của trận chiến, nhưng cho phép người viết nhận định ra tính chiến thuật của trận đánh trong toàn cảnh chiến lược của cuộc chiến tranh. Biết rõ các đơn vị và hoạt động của địch ở Trận Đồng Xoài sẽ giúp người viết nhận định đủ và đúng toàn cảnh của cuộc chiến qua liên hệ giữa Trận Bình Giả, Phước Tuy (12/1964); Trận Ba Gia, Quảng Ngãi (5-6/1965) trong cùng một thời kỳ mở rộng chiến tranh từ du kích chiến sang vận động chiến của phía cộng sản để từ đấy kết luận chiến sự với góc cạnh chính xác và cụ thể hơn.
- Đề nghị cuối cùng là cần tham khảo hơn nữa những tài liệu chính trị liên quan đến cuộc chiến cho dù chỉ chuyên viết về chiến sự. Bởi lẽ chiến tranh chỉ là mặt hiện thực những tranh chấp chính trị, là phương thức để giải quyết những xung đột chính trị. Và cho dù quân đội của tất cả mọi quốc gia đông-tây, kim-cổ trước sau chỉ là phương tiện của các chế độ chính trị. Tuy nhiên suốt lịch sử Người Lính đã hiện diện trường cữu trong cuộc tranh chấp quyền lực mà họ không hề có quyết định dự phần. Người Lính hiện diện trong lòng Đồng Bào và Đồng Đội của họ.
Xin trang trọng đề nghị những điều trên đến với hai chiến hữu Nhảy Dù Võ Trung Tín, Nguyễn Hữu Viên với thật lòng quý mến hãnh diện.
Thiếu Úy Phan Nhật
Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù - KBC 4919
.
.
.
No comments:
Post a Comment