Nguyễn Trường Kỳ
Đăng ngày 05/11/2010 lúc 11:50:21 EDT
Đăng ngày 05/11/2010 lúc 11:50:21 EDT
Lịch sử đã ghi, nhà Hồ (1400-1407) cướp ngôi nhà Trần, và nhà Mạc (1527-1667) cướp ngôi nhà Hậu Lê, đã bị dân chúng không thuận theo nên cả hai triều đại đều thất thủ trước quân xâm lăng nhà Minh. Ba cha con Hồ Quí Ly vì dám chống cự lại nên đã bị bắt giải về Tàu khi Minh Thành Tổ mượn cớ là nhà Hồ cướp ngôi nên đem quân xâm lăng nước ta năm 1406, nhân dịp Trần Thiểm Bình trá xưng là con vua Trần Nghệ Tông xin vua Minh đem quân đi trừng phạt kẻ tiếm ngôi. Họ Mạc thì khôn ngoan hơn khi Minh Thế Tông đem quân Nam chinh năm 1540, do con cháu Nhà Lê sang báo chuyện soán ngôi, đã tự trói mình ra hàng, nộp sổ sách điền thổ và dâng đất, bạc vàng nên mới được yên thân và tránh được nạn xâm lăng từ phương Bắc. Học được hai bài học trên nên đến năm 1593, Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc ra khỏi thành Thăng Long, dưới danh nghĩa phò Lê, diệt Mạc, nên không bị Bắc Phương lấy cớ xâm lăng. Sáu năm sau, Trịnh Tùng lập phủ Liêu, thu tóm mọi quyền hành, vua Lê Kính Tông chỉ còn hư vị, mọi quyền hành đều do phủ Chúa Trịnh nắm giữ. Năm 1554, Nguyễn Hoàng là con thứ hai của Nguyễn Kim, sau khi Cha mất, đã xin nhờ bà chị Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm, cho mình vào trấn thủ Thuận Hoá, để lánh nạn. Từ vùng đất xa kinh thành, năm 1600 trở đi, Nguyễn Hoàng phát triển Đàng Trong để chống chọi lại với Trịnh Tùng Đàng Ngoài , cũng lấy cớ là phò Lê, diệt Trịnh, và dựng nên phủ Chúa Nguyễn. Trong gần 200 năm, chiến tranh tương tàn, hai phủ chúa Trịnh, Nguyễn chia đôi sơn hà, lập nên chế độ phong kiến toàn thịnh ở hai miền Nam Bắc, lấy sông Gianh làm biên giới. Con cháu nhà Chúa được cả quyền thế tập, với danh vị là Thế Tử, khác với Thái Tử là con Vua, và từ đó danh từ Cung Vua – Phủ Chúa ra đời .
Khi Thế chiến thứ II chấm dứt, Hồ Chí Minh cướp được chính quyền sau khi Nhật đầu hàng đồng minh. Nước Tàu, dưới quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch chịu trách nhiệm đưa quân qua ViệtNam giải giới quân đội Thiên Hoàng. Hồ Chí Minh đã học bài học của Mạc Đăng Dung liền vận động dân chúng đóng góp tiền của trong tuẩn lễ Vàng, để đem ra biên giới dâng cho quân Tưởng. Nhờ thế mà quân Tàu đã không tiến qua biên giới, và phe cộng sản đã giữ được thế đứng và bảo toàn được thực lực để chuẩn bị 9 năm kháng chiến chống Pháp sau đó.
Từ năm 1954, sau khi được Pháp và Trung Cộng bắt tay nhau chia cho quyền làm chủ miền Bắc ViệtNam , Đảng Cộng Sản đã thiết lập một chế độ độc tài, toàn trị, do Đảng Cộng Sản (ĐCS) nắm trọn quyền. Hồ Chí Minh vừa là Chủ Tịch Đảng kiêm luôn Chủ Tịch Nước. Khi cuộc chiến chống phá Miền Nam bắt đầu thành hình, vai trò của ông Hồ lu mờ dần, ông mất quyền lãnh đạo đảng, chỉ được nắm chức Chủ Tịch Nước cho đến lúc mất năm 1969. Tôn Đức Thắng được đưa lên thế vào chỗ của ông Hồ. Cung Vua – Phủ Chúa thời cộng sản bắt đầu từ đây. Chức vụ Tổng Bí Thư Đảng của Bộ Chính Trị ĐCS từ thời Lê Duẩn trở đi nắm toàn quyền sanh sát, còn Chủ Tịch nước, người được chọn từ thành viên của Bộ Chính Trị, đứng đầu guồng máy nhà nước nhưng không có thực quyền. Cho đến sau năm 1975, tóm thâu được cả nước, trên danh nghĩa là một bên lo việc Đảng, bên lo việc Dân, nhưng phía đảng đã chỉ huy mọi sự. Theo chủ trương của cộng sản quốc tế, nền hành chánh của nước Việt Nam Cộng Sản từ thời 1954 đã có bộ phận gọi là Nhà Nước từ thôn xã lên đến cấp quốc gia, nhưng cũng chỉ để cho có, thực chất chỉ là làm bù nhìn, bên cạnh mọi chi phối quyền lực đến từ phía Đảng. Đảng bộ từ dưới lên trên trong tổ chức đảng ủy, do bí thư đảng, một người cầm đầu ban Bí Thư, nắm trọn quyền. Những chức chủ tịch , như chủ tịch xã hay chủ tịch nước, không phải là nhân vật số 1, không có quyền định đoạt, mà chỉ là người thừa hành những chỉ thị từ phía đảng đưa qua. Rõ ràng đây là một hình thức Cung Vua – Phủ Chúa tân thời, được dựng lên để mị dân và quốc tế. Bàn tay vô hình của đảng nằm trong bóng tối chỉ huy mọi hoạt động của Nhà Nước. Nếu thành công thì cho là đảng sáng suốt chỉ huy, nếu thất bại thì đó là do lỗi của người điều hành của nhà nước dở, chứ bí thư đảng không chịu trách nhiệm trực tiếp. Bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu qủa, nhân đôi cấp số người được ăn lương do tiền thuế của dân. Người đóng vai nhà nước làm, người đóng vai đảng kiểm soát, cả hai không ai chịu trách nhiệm trực tiếp chuyện thành bại, bởi họ chấp hành theo đường lối tập thể lãnh đạo.
Gần đây do quá nhiều tất trách trong chuyện đầu tư và tệ nạn xã hội tràn lan, nhiều đại biểu Quốc Hội đòi tạm ngưng quyền của Chủ Tịch Nước và Thủ Tướng để cảnh cáo. Không thấy nói gì về trách nhiệm của Tổng Bí Thư. Trên diễn đàn dư luận có nhắc đến lời phát biểu của một đại biểu quốc hội từ Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật tại Quốc Hội, nhưng ông ta chỉ nói về đảng quyền chứ không dám đụng đến riêng ai: “…Đảng lãnh đạo nhưng phải theo nguyên tắc để Quốc Hội, Chính Phủ bàn, sau đó nghe cả hai mặt phải, trái rồi ra quyết định. Còn nếu cứ để Đảng làm thay thì các thiết chế khác thành hình thức thôi… Nếu muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thì mọi nghị quyết của đảng phải thể hiện bằng pháp luật trước khi đưa ra xã hội thực hiện. Nghị quyết của đảng chỉ có giá trị với đảng viên, xã hội không có trách nhiệm phải chấp nhận… ”.
Rồi ông Thuận nói tiếp: “ … Khi đảng ta quyết định tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, như thế ta đã thay đổi chủ nghĩa Mác… Với những thay đổi cốt lõi này ta phải thay đổi bản chất đảng. Đảng ta quyết định không thể đa nguyên, đa đảng, vậy thì đảng là đảng của ai…”. Rõ là ông này ngớ ngẩn. Đảng là đảng của người cộng sản chứ còn ai vào đây, chẳng lẽ đảng là của toàn dân Việt. Có lẽ những người “bưng bô” cho chế độ lâu nay bây giờ bắt đầu hiểu ý nghĩa của từ dân chủ là gì nên đã bớt sợ và can đảm lên tiếng. Hơi muộn đấy nhưng có còn hơn không.
Một đảng phái duy nhất có gần 3 triệu đảng viên chia nhau bổng lộc và nắm quyền kiểm soát 90 triệu đồng bào. Một tổ chức gọi là Quốc Hội, cơ quan đại diện cho dân, nhưng trên 95 phần trăm là người của đảng. Những người không là đảng viên chỉ được đưa vào làm cảnh cho có tính dân chủ. Đảng viên là người vừa nắm quyền hành chánh, vừa là đảng uỷ viên, vừa là đại biểu Quốc Hội, vừa là trung ương đảng viên, vừa là thành viên Bộ Chính Trị, thì làm sao đủ sáng suốt và làm việc minh bạch cho được.Tay trong, tay ngoài, lúc xuất đầu lộ diện, lúc hoạt động trong bóng tối, cho nên cho dù nay thay người này mai đổi người kia, tất cả cũng chỉ là một trò diễn tuồng, thay vai đổi chỗ để cùng chia chát và cùng hưởng lợi. Thế đó mà họ vẫn tuyên truyền là chế độ cộng sản dân chủ gấp vạn lần những chế độ tự do.
Vừa rồi, để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XI sắp tới, các tỉnh địa phương vẽ ra trò bầu cử trực tiếp các chức bí thư thôn, xã, lên đến huyện, tỉnh. Nghĩa là đảng viên đại biểu các cấp được bầu trực tiếp người bí thư cầm đầu đảng bộ của mình. Kết quả là không có ai ứng cử, chỉ có 1 người được đề cử vào các chức vụ và đã trúng cử với số phiếu tuyệt đối.
Khi Thế chiến thứ II chấm dứt, Hồ Chí Minh cướp được chính quyền sau khi Nhật đầu hàng đồng minh. Nước Tàu, dưới quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch chịu trách nhiệm đưa quân qua Việt
Từ năm 1954, sau khi được Pháp và Trung Cộng bắt tay nhau chia cho quyền làm chủ miền Bắc Việt
Gần đây do quá nhiều tất trách trong chuyện đầu tư và tệ nạn xã hội tràn lan, nhiều đại biểu Quốc Hội đòi tạm ngưng quyền của Chủ Tịch Nước và Thủ Tướng để cảnh cáo. Không thấy nói gì về trách nhiệm của Tổng Bí Thư. Trên diễn đàn dư luận có nhắc đến lời phát biểu của một đại biểu quốc hội từ Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật tại Quốc Hội, nhưng ông ta chỉ nói về đảng quyền chứ không dám đụng đến riêng ai: “…Đảng lãnh đạo nhưng phải theo nguyên tắc để Quốc Hội, Chính Phủ bàn, sau đó nghe cả hai mặt phải, trái rồi ra quyết định. Còn nếu cứ để Đảng làm thay thì các thiết chế khác thành hình thức thôi… Nếu muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thì mọi nghị quyết của đảng phải thể hiện bằng pháp luật trước khi đưa ra xã hội thực hiện. Nghị quyết của đảng chỉ có giá trị với đảng viên, xã hội không có trách nhiệm phải chấp nhận… ”.
Rồi ông Thuận nói tiếp: “ … Khi đảng ta quyết định tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, như thế ta đã thay đổi chủ nghĩa Mác… Với những thay đổi cốt lõi này ta phải thay đổi bản chất đảng. Đảng ta quyết định không thể đa nguyên, đa đảng, vậy thì đảng là đảng của ai…”. Rõ là ông này ngớ ngẩn. Đảng là đảng của người cộng sản chứ còn ai vào đây, chẳng lẽ đảng là của toàn dân Việt. Có lẽ những người “bưng bô” cho chế độ lâu nay bây giờ bắt đầu hiểu ý nghĩa của từ dân chủ là gì nên đã bớt sợ và can đảm lên tiếng. Hơi muộn đấy nhưng có còn hơn không.
Một đảng phái duy nhất có gần 3 triệu đảng viên chia nhau bổng lộc và nắm quyền kiểm soát 90 triệu đồng bào. Một tổ chức gọi là Quốc Hội, cơ quan đại diện cho dân, nhưng trên 95 phần trăm là người của đảng. Những người không là đảng viên chỉ được đưa vào làm cảnh cho có tính dân chủ. Đảng viên là người vừa nắm quyền hành chánh, vừa là đảng uỷ viên, vừa là đại biểu Quốc Hội, vừa là trung ương đảng viên, vừa là thành viên Bộ Chính Trị, thì làm sao đủ sáng suốt và làm việc minh bạch cho được.
Vừa rồi, để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XI sắp tới, các tỉnh địa phương vẽ ra trò bầu cử trực tiếp các chức bí thư thôn, xã, lên đến huyện, tỉnh. Nghĩa là đảng viên đại biểu các cấp được bầu trực tiếp người bí thư cầm đầu đảng bộ của mình. Kết quả là không có ai ứng cử, chỉ có 1 người được đề cử vào các chức vụ và đã trúng cử với số phiếu tuyệt đối.
Người cộng sản bây giờ không còn là vô thần và vô sản nữa. Họ làm ăn bất chính, hối lộ, thụt két, ăn chận của công nên giàu có hơn ai hết. Để giữ trọn tài sản bòn rút được của dân, của nước cho thế hệ con cháu, họ cúng tế và tin vào thần linh, chùa chiền, đình miếu hơn bao giờ hết, để nhờ cõi trên phù hộ cho họ được tiếp tục làm “đầy tớ nhân dân”. Cứ mỗi lần sắp đến đại hội đảng lại rộ lên chuyện phải bắt buộc kê khai tài sản các cán bộ chính quyền các cấp. Đòi hỏi là thế, nhưng có bao giờ họ dám thi hành. Lỡ lộ ra một Thứ trưởng hay một Bí thư tỉnh lương chưa quá 300 đô-la một tháng mà sở hữu những tài sản hàng triệu đô la. Tiền ở đâu ra? Nếu họ trong sạch, họ là đầy tớ của dân, có gì cần che dấu mà không dám công khai? Nếu vì đồng lương chết yểu, không đủ chi tiêu theo đà lạm phát phi mã, thì tại sao các cán bộ thi nhau mua chuộc chức quyền để tranh giành những chỗ ngồi cao?
Học bài học lý do gần đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô trong năm 1989 là do đặc lợi thời đó chỉ được chia chát và trao tay giữa một thiểu số đảng viên trên chóp bu, đảng cộng sản Việt
Ngày trước, dù có thừa khả năng tiếm mọi quyền của vua Lê, các Chúa Trịnh vì phải chống nhau với Chúa Nguyễn, sợ mất lòng dân nên họ cũng còn nương tay. Trịnh Tùng không ăn hết một mình còn cho vua Lê thu thuế 1000 xã gọi là Lộc Thượng Tiến để có tiền chi phí. Trong 35 năm qua, sau khi cả nước đã chung về một mối, cung Vua cũng là người của đảng mà phủ Chúa cũng là phe của đảng, nên ĐCS Hà Nội không cần phải kiêng nể ai. Họ toa rập, bè phái chia nhau hưởng trọn quyền lợi của kẻ cầm quyền. Thời phong kiến, tài sản đất nước là của họ tộc nhà vua, họ có quyền hưởng trọn. 65 năm làm cách mạng để giải phóng đất nước ra khỏi ách thống trị của thưc dân, ĐCS Việt
Blogger Đinh Tiến Lực thì nói nhỏ:
“…Nhà cầm quyền CSVN hiện chỉ cầm búa cầm liềm theo kiểu cầm chừng
Chính sách là cầm cố đất nước
Định hướng là cầm cái mọi nguồn viện trợ
Quan chức thì cầm cốc mua vui
Đối nội là cầm tù phản biện
Văn hóa nhắm mắt cầm loa
Thông tin bịt mồm cầm kéo…”
Chính sách là cầm cố đất nước
Định hướng là cầm cái mọi nguồn viện trợ
Quan chức thì cầm cốc mua vui
Đối nội là cầm tù phản biện
Văn hóa nhắm mắt cầm loa
Thông tin bịt mồm cầm kéo…”
Phải nói thêm nữa là: “Phủ Chúa cầm cương Cung Vua. Cung Vua cầm chầu cho Phủ Chúa”.
Nguyễn Trường Kỳ
Ngày 05/11/2010
Ngày 05/11/2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment