Thursday, November 11, 2010

CHỐNG THAM NHŨNG ? LUẬT CHƠI SẼ KHÔNG ĐỔI ! (Đào Hữu Nghĩa Nhân)

Đào Hữu Nghĩa Nhân
Nov 10, '10 12:18 AM

Hội nghị quốc tế về chống tham nhũng lần thứ 14 (IACC) khai mạc ngày 10 tháng 11 tại Bangkok Thái lan. Hội nghị diễn ra 4 ngày. Người ta dự đoán rằng hội nghị sẽ là nơi hội tụ của những người được mệnh danh " những người thay đổi luật chơi" (changing the rules of the game). Hội nghị kỳ này sẽ có khoảng 1500 người tham dự, bao gồm các cá nhân, các nhà chính trị các tổ chức của chính phủ, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, các hãng truyền thông,..

Hội nghị phòng chống tham nhũng lần này nhằm đáp ứng bốn thách thức: - Phục hồi lòng tin vì hòa bình và an ninh (restoring trust for peace and security)
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thị trường tài nguyên và năng lượng (Fuelling Transparency and Accountability in the Natural Resources and Energy Markets)
- Quản trị khí hậu (Climate Governance: Ensuring a Collective Commitment)
- Hành động toàn cầu vì một thế giới doanh nghiệp có trách nhiệm (Strengthening Global Action for an Accountable Corporate World)

Hội nghị này các cơ quan chính phủ Việt Nam cũng có tham gia, nhung theo TT thì chủ yếu đi nghe là chính, không có bất kỳ tham luận nào đóng góp cho hội nghị. Ngoài ra đại diện cho cá nhân đi tham dự hội nghị chống tham nhũng lần thứ 14 này có có bà Lê Hiền Đức, 80 tuổi được trao giải liêm chính của tổ chức IT.

Trong chương trình của IACC lần này về phần diễn giả hầu như chỉ là người nước ngoài, không thấy bất kỳ đại diện nào của VN. Về bà Đức thì cũng chưa biết liệu bà sẽ đóng góp gì cho hội nghị.

Vấn đề muốn đặt ra ở đây là vì sao phái đoàn chính phủ VN đi tham dự nhưng không hề có bất kỳ tham luận nào? Vì sao VN mới được tổ chức IT vinh danh là lực sĩ về chống tham nhũng mới đây lại không thể hiện bất kỳ thành tích nào tại hội nghị?

Việc đại diện chính phủ VN tham gia hội nghị IACC lần thứ 14 này có thể có hai kịch bản đặt ra đại loại như vầy:
Thứ nhất là vì được IT vinh danh nên bốn thách thức trên hầu như toàn là những chủ đề hóc búa mà VN  hoàn toàn bất lực?

Với thách thức về khôi phục lòng tin. được IACC nói như sau:
"Social injustice, lack of livelihood security, corruption in security and justice institutions and the resulting lack of trust all correspond with the power and impact of illegal networks worldwide. The insecurity caused by illegal networks destabilises social, economic and political orders worldwide, while individuals, especially the most vulnerable, bear the biggest cost – in many cases with their own lives. At the same time, the despair that comes from a lack of economic and social rights often leads to the proliferation of such networks. The increasing dynamism of these networks presents great challenges to domestic and international peace and security. This stream will include strategic discussions about solutions to overcome the causes and consequences of corruption and distrust in security and justice institutions as well as recommendations and partnerships to strengthen the fight against illegal networks, social injustice and human insecurity"

Đây là thách thức mà VN hoàn toàn buông xuôi trong trò chơi chống tham nhũng hiện nay. Nó có nghĩa, việc khôi phục lòng tin là điều bất khả dĩ đối với chính phủ VN hiện tại! Vì vậy chẳng lẽ tham luận của ta sẽ bao gồm các giải pháp như bắt bớ ngừoi chống tham nhũng, chỉ trích nhà nước trong việc thỏa hiệp với tham nhũng, bảo vệ các cá nhân tham nhũng có chức vụ và phe cánh ở cấp cao, mặc xác những người dũng cảm chống tham nhũng, tiêu cực...Hay lại có tham luận, tham nhũng ở ta chỉ là tham nhũng vặt, hầu hết chỉ xảy ra ở cấp làng xã, tổ dân phố hay các tổ chức phi chính phủ ,... Trong khi trung ương thì "sạch như nước suối ban mai giữa rừng", chỉ có một ít là nhiễm bùn đỏ cỡ độ 0,3%?

Về vấn đề tăng cường tính minh bạch, giải trình thị trường tài nguyên và năng lượng: "Public and private extractive industries and their related markets (forestry, water, land, fisheries, mining, oil, gas and particularly the energy market) are highly prone to corruption. Given the amount of money and interests involved, corruption in these sectors often determines the fate of democratic institutions, having detrimental impact on the environment and the lives of millions around the world. This stream will feature discussions about emerging corruption challenges within these markets and highlight successful strategies and practices based upon coordinated multi-sector anti-corruption engagement"

Đây có thể nói là vấn đề mà nhà nước chưa bao giờ dám giải trình minh bạch trước công chúng bao giờ. Nếu không muốn nói đây là lĩnh vực độc quyền nhà nước hoàn toàn, tức là nhà nước toàn quyền trong việc cho thuê rừng, hợp tác khai thác tài nguyên với bất kỳ ai, điển hình như việc khái thác bauxit không cần quan tâm đến phản ứng của dân chúng. Gần đây có một vài cá nhân đại biểu quốc hội lên tiếng quyết liệt nhưng vấn đề hầu như không thay đổi! Về bản chất quốc hội là cánh tay nối dài của đảng trong trò chơi quyền lực. Bởi nói theo nhà nước đây là chủ trương lớn của đảng! Hay như lĩnh vực xăng dầu kín như hũ nút chẳng hạn!...

Đối vấn đề quản trị khí hậu, được IACC định nghĩa như sau "The effects of climate change are already being felt all around the world, and without a collective commitment for greater climate justice, the situation is only going to get worse. The poor, particularly in the developing countries are most vulnerable. The outcome of the 15th Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change (COP15) and its implementation translate into one of the most complex and costly governance challenges in the global development arena.
Without effective monitoring, corruption will significantly undermine climate change adaptation and mitigation initiatives, thus thwarting the Millennium Development Goals and sustainable development agendas – the fundamental goals of the climate and related environmental agreements.
This stream will discuss the strategies and recommendations to reduce corruption risks and to increase accountability and transparency in “climate governance” frameworks looking into a global, regional and national perspective".

Nhà nước thể hiện tham nhũng quyền lực gần như tuyệt đối. Nhà nước không muốn bất kỳ tổ chức phi chính phủ, hay cá nhân nào có ý kiến phản biện tích cực, tham gia điều hành hay chia sẻ quyền lực. Đây có thể nói là vấn đề rất lớn của nước ta. VN là một trong các quốc gia ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt khi mực nước biển dâng sẽ nhấn chìm phần lớn diện tích trồng lúa của ĐBSCL. Chính vì tham nhũng quyền lực mà nhà nước không hề có những động thái phản đối các nước thượng nguồn xây dựng những con đập khổng lồ để tích nước. Nếu có chỉ là những phản đối yếu ớt và nhu nhược! Bởi quyền lực của đảng là dựa vào sự bảo kê của thằng bạn 16 chữ? Hậu quả của việc làm không cam kết chung này là mùa nước nỗi năm nay ĐBSCL có lượng nước về ít một cách kỷ lục. Vấn đề lũ lụt ở miền trung cũng là điển hình của cách làm tham nhũng trong quản trị khí hậu. Các tổ chức nhà nước quản lý không trách nhiệm đã cấp phép tràn lan các công trình thủy điện, xây dựng các con đường, phá rừng vô tội vạ,.. cho các cá nhân hay tổ chức mà không xem xét những hậu quả của nó.

Trong làm ăn kinh tế nhà nước lập ra hàng loạt các tập đoàn, với mong muốn các tập đoàn này sẽ là những quả đấm thép, các anh cả đỏ chủ lực, đầu tàu kéo kinh tế nước ta chạy rầm rập về tương lai. Tiếc thay với cách làm không giống ai, bơm một lượng vốn khổng lồ mà không cần biết tay chủ quản xài tiền ra sao? Thanh tra, hay kiểm tra gì cũng thiếu minh bạch, hậu quả là sụp đổ, để lại khoản nợ khổng lồ chia đều cho dân chúng ghánh, chính phủ thì hầu như không phải chịu trách nhiệm gì. Điển hình như sự sụp đổ của Vinashin, và còn hàng tá những tập đoàn nhà nước khác nếu thanh tra, kiểm toán minh bạch. Còn một vấn đề nghiêm trọng là việc hối lộ cho các công ty nhà nước từ các công ty quốc tế như việc in tiền của Securrency, hay Nexus technology,..

Đây là thách thức thứ tư của đảng và nhà nước ta, mà IACC gọi là hành động toàn cầu vì một giới doanh nghiệp có trách nhiệm:"The ongoing global crisis has been a crisis of trust; it is testimony to the dangers of poor accountability and a lack of transparency at the core of the most advanced economies. The increasing competition that results from the global slowdown may also fuel corruption, eroding public confidence in the business world and further impacting populations in developed and developing countries."
In that context, it is more urgent than ever to take stock of the progress accomplished in the prevention of business-linked corruption, at governmental and corporate levels, and to develop a holistic approach in the fight for a more transparent economy."


Với kịch bản thứ hai, việc chính phủ tham dự hội nghị có thể là xem như một động thái nắm bắt tình hình chống tham nhũng thế giới ra sao, để điều chỉnh hành vi của mình thích hợp? Tránh lộ liễu và thô như cách mà đảng ta đang làm!
Phần quan trọng không kém, bản thân sự có mặt của đảng còn là một bản tham luận lớn không cần diễn giải cho các thính giả hội nghị. Một nguyên nhân vì sao tham nhũng hết thuốc chữa tại Việt Nam!
Luật chơi liệu sẽ có thay đổi? Vâng sẽ có với thế giới! nhưng với chính phủ ta chắc vũ như cẫn. Chỉ lo không biết bà Đức nói gì ở hội nghị IACC, về nhà liệu có ăn mắm tôm không nữa?
.
.
.

No comments: