Thursday, November 11, 2010

ĐÀM PHÁN SONG PHƯƠNG và KHIẾU KIỆN TẬP THỂ (Đào Hữu Nghĩa Nhân)

Nov 11, '10 10:19 AM

Xem qua bài phỏng vấn của VietNamNet với TS Vương Hàn Lĩnh về vấn đề Biển Đông mới thấy được cái dã tâm của Trung Quốc: Họ không đồng ý vấn đề quốc tế hóa Biển Đông, đồng thời khăng khẳng định mọi vấn đề tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết cấp độ song phương. Tức là đối thoại kiểu quốc gia với quốc gia. Đây là hình thức đối thoại giữa chó sói và cừu. Chó sói đây là Trung Quốc, nước lớn, và cừu là những quốc gia có tranh chấp quyền lợi với Trung Quốc, những nước nhỏ.

Việc giải quyết tranh chấp theo kiểu song phương, tức là Trung Quốc muốn nhìn vào thực lực từng quốc gia và những đòi hỏi cụ thể từ họ mà sẽ đưa ra các giải pháp hợp lý dựa trên nguyên tắc cây gậy và củ cà rốt. Hay là thay vì bẻ đũa cả bó thì nay bẻ từng chiếc một cho dễ hơn! Bởi về thực tế quyền lợi Biển Đông không phải quốc gia nào cũng giống như nhau. Có người thì đòi hỏi về phần trăm lãnh thổ nhiều, có người đòi hỏi phần trăm lãnh thổ ít. Từ đó với tiềm lực quân sự và tài chính dồi dào, Trung Quốc sẽ đưa ra những hứa hẹn về tài trợ, viện trợ với những mức độ khác nhau với mục đích đạt được những yêu sách bẩn thỉu.
Hơn nữa đàm phán song phương bao giờ cũng là những thỏa thuận ngầm và bí mật. Rồi tiếp tục luân phiên thỏa thuận ngầm với các nước còn lại theo kiểu cuốn chiếu. Với kiểu đàm phán song phương ma mãnh này, duy chỉ mỗi Trung Quốc là biết rõ từng quốc gia có tranh chấp quyền lợi với nó về những đòi hỏi vấn đề cốt tử gì, để tiếp tục nắm thóp từng người. Sau khi thỏa thuận cuốn chiếu song phương chấm dứt thì cũng là lúc Trung Quốc tung cả gói bộ quy tắc ứng xử Biển Đông theo những gì mà Trung Quốc đạt được trong quá trình đàm phán với các nước. Lúc này các chiếc đũa đơn lẻ mới ngộ ra từng quốc gia có quá nhiều những lợi ích khác nhau, thậm chí xung đột mâu thuẫn lợi ích khác nhau vì chính những thỏa thuận song phương chết tiệt với Trung Quốc. Khi ấy ngư ông đắt lợi vì các nước có cùng quyền lợi với nhau đã không còn chia sẽ với nhau một quan điểm lợi ích!

Từ bài phỏng vấn trên, ta có thể thấy quan điểm cá mập xuyên suốt của Trung Quốc là từng bước dọn sạch những trở ngại trong quá trình chinh phục Biển Đông thành ao nhà của mình. Khi được hỏi việc tranh chấp Trường Sa:

"Việt Nam Net: Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được?"

"Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác."

Thêm nữa TS Vương Hàn Lĩnh này dẫn việc đàm phán song phương về vịnh Bắc Bộ và hiệp định về đánh cá chung giữa Trung Quốc và Việt Nam mà ông này bảo rằng có thể xem như một hình mẫu cho đàm phán song phương thành công tốt đẹp. Thật không thể hiểu nỗi một người có học hàm TS mà lại dốt đến thế. Vịnh Bắc Bộ là vấn đề biên giới nằm hoàn toàn giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam, chẳng dính dáng với nước nào cả. Nên sẽ chẳng có đòi hỏi đa phương nào ở đây cả.

Rõ ràng với cách trả lời như trên, Trung Quốc nghĩ việc đàm phán song phương thành công sẽ là bàn đạp từng bước cô lập hoàn toàn Việt Nam.

Xâu chuỗi sự kiện này với việc Nguyễn Tấn Dũng ban hành lệnh cấm công dân khiếu kiện đông người có gì đó rất giống nhau, có gì đó rất buồn cười và ấu trĩ.

Thời đại toàn cầu, thế giới phẳng mà anh muốn làm gì theo ý anh liệu có danh chính ngôn thuận hay không? Bắt bớ, hay đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp có phải là giải pháp khôn ngoan của các quốc gia cộng sản hiện đang làm? Khi chính sách và đường lối của anh đụng chạm đến quyền lợi của số đông và tập thể thì chỉ có thể đối thoại với số đông và tập thể đó giải quyết mâu thuẫn. Chứ anh không thể nói tôi chỉ giải quyết với từng cá nhân một với mục đích đẩy tôi vào thế yếu!
.
.
.

No comments: