Sunday, November 14, 2010

BOM BI - HẬU QUẢ và SÁCH LƯỢC (Bay Vút)

12/11/2010 - 16:14

Trong suốt 40 năm qua, hàng ngàn người thiệt mạng hoặc bị thương tật tứ chi do bom bi gây ra. Lào, Campuchia và Việt Nam là ba trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ bom bi.

Bom bi được cấu tạo từ những hạt bom rất nhỏ và nó có thể gây sát thương trên diện rộng. Đây là một hiểm họa với nhiều người không chỉ trong chiến tranh mà cả sau chiến tranh vì rất nhiều quả bom chưa phát nổ vẫn còn tiếp tục đe dọa tính mạng người dân.

Ngày 9 tháng 11 vừa qua, Hội nghị về bom bi đầu tiên đã đươc tổ chức tại thủ đô Vientiane, nước Lào. Hội nghị diễn ra trong vòng bốn ngày với sự tham gia của hơn một nghìn nhân viên chính phủ, đại diện lực lượng quân đội những người làm công việc từ thiện và các nạn nhân của bom mìn đến từ 23 nước chịu ảnh hưởng của bom bi.

Hội nghị được tiến hành với hy vọng khuyến khích các quốc gia loại trừ tất cả các chất nổ và cũng nhắc nhở họ quan tâm đến các nạn nhân. Trước đó, vào tháng 8 vừa qua, hơn 100 quốc gia đã cùng ký kết một Hiệp ước nhằm ngừng sử dụng, sản xuất và mua bán vũ khí.

Bom bi, hiểm họa còn đó sau nhiều năm
Bom bi là loại bom có thể được phóng từ mặt đất hay thả ngay trong không trung. Khi nổ loại vũ khí này sẽ phóng ra hàng trăm bom tròn nhỏ gây sát thương trên một vùng rộng. Rất nhiều những quả bom bi chưa phát nổ vẫn có thể còn nằm đó hàng thập kỷ sau chiến tranh, đe dọa tính mạng của nhiều người dân.

Trong một số trường hợp, bom bi có thể để lại hậu quả cả đời. Một ví dụ điển hình là Thoummy Silamphan, một người dân sống ở phía Bắc Lào. Cách đây 14 năm,trong khi đang đào măng tre, anh đã cuốc phải một quả bom bi nằm dưới đất và hậu quả là anh bị mất cánh tay trái khi chỉ vừa 8 tuổi.
Theo như con số chính phủ Lào đưa ra, 50 nghìn người dân nước này đã trở thành nạn nhân của bom bi sau chiến tranh Đông Dương. Bên cạnh đó, mỗi năm có thêm khoảng 300 người bị thương hay thiệt mạng do hậu quả của những quả bom này để lại.

Thomas Nash hiện đang là điều phối viên của Liên minh chống bom bi, bao gồm các tổ chức toàn cầu hoạt động với mục đích nâng cao nhận thức của con người về loại vũ khí nguy hiểm này. Ông cho biết: “Thật kinh hoàng khi nghĩ đến việc 35 năm sau khi chiến tranh đã qua đi, hàng ngày vẫn có những người thiệt mạng và bị thương tật do bom bi ở Lào, Việt Nam và Campuchia. Điều này thật khủng khiếp và khó chấp nhận.”

Không chỉ là vết thương bên ngoài cơ thể
John Rodsted là một nhiếp ảnh gia người Úc và cũng là một nhà hoạt động rất tích cực tại các nước bị ảnh hưởng bởi bom đạn. Anh cũng là một trong những người sáng lập ra Liên Minh Chống Bom Bi. John chia sẻ: “Tôi thấy rằng một trong những hậu quả nặng nề nhất về mặt xã hội là tình trạng đói nghèo ở nhiều nơi bởi vì họ không thể nào tái phát triển lại vùng đất không còn sử dụng được. Nếu những người tị nạn cố thoát khỏi vòng lẩn quẩn của chiến tranh thì họ chỉ còn cách là quay trở lại và sử dụng mảnh đất của mình để có thể tiếp tục sống. Và như thế có nghĩa là cuộc sống họ vẫn bị đe dọa.”

Tuy cả ba nước Lào, Việt Nam và Campuchia là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ bom đạn trên toàn thế giới, nhưng chỉ có Lào là nước duy nhất đã ký hiệp ước.

Thái độ các nước trong vấn đề bom bi
45 quốc gia khác đều thông qua hiệp ước này, mặc dù vẫn còn hơn 25 nước trong đó có Trung Quốc, Nga, Israel và Hoa Kỳ đã từ chối Hiệp ước này. Đây là những nước được xem là đang tích trữ và sản xuất đạn dược với số lượng khổng lồ.
Theo ông Thomas Nash thì điều đáng mừng ở đây là trong hội nghị lần này vẫn có đại diện từ các nước Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, hội nghị vẫn chưa nhận được sự ủng hộ nào từ phía Hoa Kỳ.
Ông Thomas Nash nhận định: “Chúng tôi cho rằng đó là một sai lầm lớn. Đáng lẽ ra Hoa Kỳ nên tham gia và trở thành một phần của cộng đồng quốc tế trong việc khắc phục các thiệt hại từ bom bi, nhất là tại các quốc gia như Việt Nam, Lào và Campuchia vì đây là những hậu quả do Hoa Kỳ để lại sau cuộc chiến tranh 35 năm về trước.”
Mặc dù Úc đã ký hiệp ước nhưng nước này đang bị cáo buộc về việc vi phạm điều lệ hội nghị do đã ban hành các luật lệ cho phép mình tiếp tay với các thành viên không tham gia ký Hiệp ước.
Theo John Rodsted, một nhà cải cách quân sự người Úc, đáng lý ra Úc nên hỗ trợ nhiều hơnbằng cách thông qua Hiệp ước này. Ông nhận định thêm: “Đây là việc khá dễ dàng đối với Úc. Chúng ta không có bom bi, chúng ta chưa bao giờ dùng đến bom bi, cũng không sản xuất hay mua bán bom bi. Quả thật tệ khi Úc vẫn chưa thông qua Hiệp ước này sau 2 năm ký kết.”
Hội thảo sẽ kết thúc hôm nay, ngày 12 tháng 11. Các quốc gia tham dự sẽ vạch ra một kế hoạch để tiến tới một thế giới không còn bom bi và đảm bào sự quan tâm bồi thường thỏa đáng đối với các nạn nhân bom bi.
.
.
.

No comments: