Báo Tổ Quốc số 98, ngày 1/11/2010
Download :
Trong khi chỉ còn không đầy ba tháng trước Đại hội 11, Hội nghị Trung ương 13, được coi là có tầm quan trọng quyết định trong việc chuẩn bị đại hội, đã kết thúc trong bế tắc. Nó đã không giải quyết xong một vấn đề nào trong số những vấn đề phải giải quyết.
Người ta có thể dự đoán với rất ít rủi ro sai lầm là các dự thảo cương lĩnh, báo cáo chính trị và kế hoạch kinh tế sẽ được đem trình đại hội mà không có sửa chữa, để rồi sẽ được thông qua, mặc dù đây là những văn bản nhàm chán chỉ lặp lại những điều quá cũ, quá lỗi thời và không liên hệ gì tới thực tại đất nước. Cũng vẫn chưa có nổi thỏa hiệp về ban lãnh đạo mới, đặc biệt là về chức vụ Tổng Bí thư sau Đại hội 11; lý do là vì nhân sự lãnh đạo của đảng chỉ gồm những người tuy có thể rất mâu thuẫn với nhau về quyền lợi và tham vọng nhưng đều có cùng một chân dung chính trị dưới mắt quần chúng và đảng viên: họ đều không có thành tích nào đối với đất nước, không có công đối với đảng, cũng không có viễn kiến, hơn thế nữa đều tham nhũng. Nói chung đó là những cấp lãnh đạo mà mọi đảng viên bình thường đều có thể tự hỏi: “Họ hơn tôi ở chỗ nào?”. Như thế thì dù ai là Tổng Bí thư thì cũng sẽ chỉ là một tổng bí thư mờ nhạt trong một Bộ Chính trị yếu xuất phát từ một ban chấp hành trung ương thiếu ý chí của một đảng đã mất lý tưởng và định hướng.
Một cương lĩnh chính trị và một lãnh đạo như vậy không cho phép một thay đổi quan trọng nào. Nhưng ĐCSVN có thể tiếp tục đường xưa lối cũ được không? Chắc chắn là không. Trước hết, chính quyền nào cũng phải có một sự chính đáng nào đó. Điểm đặc biệt khiến Đại hội 11 không giống bất cứ một đại hội nào trong lịch sử ĐCSVN là nó sẽ chỉ có một ban lãnh đạo gồm toàn những người không hề có một công lao nào đối với đất nước cũng như đối với đảng. Những người lãnh đạo như thế chỉ có sự chính đáng nếu được nhìn như là dụng cụ của một chuyển hóa bắt buộc, nếu không họ không có lý do hiện diện và khủng hoảng lãnh đạo là điều chắc chắn. Mặt khác, ĐCSVN cũng sẽ phải làm một thích nghi quan trọng và khẩn cấp. Trong hơn hai mươi năm qua, kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Liên Xô và Đông Âu, chế độ cộng sản Việt Nam đã dựa vào Trung Quốc để tồn tại, nhưng ngày nay Trung Quốc không còn là một chỗ dựa nữa mà đã biến thành một đe dọa hàng ngày cho quyền lợi của Việt Nam; sự phẫn nộ của nhân dân Việt Nam, và của cả đa số đảng viên cộng sản, đã lên quá cao. Hơn nữa chính Trung Quốc cũng sắp biến động lớn. Giải Nobel Hòa Bình vừa biến Lưu Hiểu Ba thành một biểu tượng của dân chủ tại Trung Quốc tương tự như Sakharov tại Liên Xô trước đây, đồng thời thủ tướng Ôn Gia Bảo đang xuất hiện như một Yeltsin của Trung Quốc với những đòi hỏi dân chủ hóa ngày càng mạnh mẽ, trong khi đó thì Trung Quốc quá lệ thuộc vào ngoại thương để có thể thách thức thế giới trước thế cô lập ngày càng gia tăng. Trung Quốc đang ở trong một tình trạng tương tự như Liên Xô trước khi sụp đổ.
Dù muốn hay không chế độ cộng sản Việt Nam cũng phải thay đổi. Những đảng viên cộng sản sáng suốt và lương thiện không thiếu. Họ cần ý thức rằng không thay đổi trong một hoàn cảnh bắt buộc phải thay đổi đồng nghĩa với tự sát. Để nhìn ra lối thoát cho đất nước, cho đảng mình và cho chính mình.
Người ta có thể dự đoán với rất ít rủi ro sai lầm là các dự thảo cương lĩnh, báo cáo chính trị và kế hoạch kinh tế sẽ được đem trình đại hội mà không có sửa chữa, để rồi sẽ được thông qua, mặc dù đây là những văn bản nhàm chán chỉ lặp lại những điều quá cũ, quá lỗi thời và không liên hệ gì tới thực tại đất nước. Cũng vẫn chưa có nổi thỏa hiệp về ban lãnh đạo mới, đặc biệt là về chức vụ Tổng Bí thư sau Đại hội 11; lý do là vì nhân sự lãnh đạo của đảng chỉ gồm những người tuy có thể rất mâu thuẫn với nhau về quyền lợi và tham vọng nhưng đều có cùng một chân dung chính trị dưới mắt quần chúng và đảng viên: họ đều không có thành tích nào đối với đất nước, không có công đối với đảng, cũng không có viễn kiến, hơn thế nữa đều tham nhũng. Nói chung đó là những cấp lãnh đạo mà mọi đảng viên bình thường đều có thể tự hỏi: “Họ hơn tôi ở chỗ nào?”. Như thế thì dù ai là Tổng Bí thư thì cũng sẽ chỉ là một tổng bí thư mờ nhạt trong một Bộ Chính trị yếu xuất phát từ một ban chấp hành trung ương thiếu ý chí của một đảng đã mất lý tưởng và định hướng.
Một cương lĩnh chính trị và một lãnh đạo như vậy không cho phép một thay đổi quan trọng nào. Nhưng ĐCSVN có thể tiếp tục đường xưa lối cũ được không? Chắc chắn là không. Trước hết, chính quyền nào cũng phải có một sự chính đáng nào đó. Điểm đặc biệt khiến Đại hội 11 không giống bất cứ một đại hội nào trong lịch sử ĐCSVN là nó sẽ chỉ có một ban lãnh đạo gồm toàn những người không hề có một công lao nào đối với đất nước cũng như đối với đảng. Những người lãnh đạo như thế chỉ có sự chính đáng nếu được nhìn như là dụng cụ của một chuyển hóa bắt buộc, nếu không họ không có lý do hiện diện và khủng hoảng lãnh đạo là điều chắc chắn. Mặt khác, ĐCSVN cũng sẽ phải làm một thích nghi quan trọng và khẩn cấp. Trong hơn hai mươi năm qua, kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Liên Xô và Đông Âu, chế độ cộng sản Việt Nam đã dựa vào Trung Quốc để tồn tại, nhưng ngày nay Trung Quốc không còn là một chỗ dựa nữa mà đã biến thành một đe dọa hàng ngày cho quyền lợi của Việt Nam; sự phẫn nộ của nhân dân Việt Nam, và của cả đa số đảng viên cộng sản, đã lên quá cao. Hơn nữa chính Trung Quốc cũng sắp biến động lớn. Giải Nobel Hòa Bình vừa biến Lưu Hiểu Ba thành một biểu tượng của dân chủ tại Trung Quốc tương tự như Sakharov tại Liên Xô trước đây, đồng thời thủ tướng Ôn Gia Bảo đang xuất hiện như một Yeltsin của Trung Quốc với những đòi hỏi dân chủ hóa ngày càng mạnh mẽ, trong khi đó thì Trung Quốc quá lệ thuộc vào ngoại thương để có thể thách thức thế giới trước thế cô lập ngày càng gia tăng. Trung Quốc đang ở trong một tình trạng tương tự như Liên Xô trước khi sụp đổ.
Dù muốn hay không chế độ cộng sản Việt Nam cũng phải thay đổi. Những đảng viên cộng sản sáng suốt và lương thiện không thiếu. Họ cần ý thức rằng không thay đổi trong một hoàn cảnh bắt buộc phải thay đổi đồng nghĩa với tự sát. Để nhìn ra lối thoát cho đất nước, cho đảng mình và cho chính mình.
Ban biên tập
----------------------
Mục Lục
Thư tòa soạn : Lịch sử sắp sang trang sớm hơn dự đoán
Human Rights Watch: Việt Nam phải trả tự do cho các blogger và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa.
Phạm Quế Dương : Dưới chế độ thực dân chí Pháp, Việt Nam đã từng có tự do báo
Trần Lâm : Sự thay đổi đã gõ cửa!
Phóng viên dân chủ : Đình chỉ điều tra: Vụ án Bán nguyệt san Tổ Quốc
Đoàn Vệ Quốc Quân : Thơ. Giã biệt những chiều thu Thăng Long
Nguyễn Thanh Giang : Về chuyện Tổng bí thư sắp tới của ĐCSVN
Nguyễn Văn Huy : Nội dung các văn kiện chuẩn bị Đại hội đảng lần thứ 11
Vũ Thành Tự Anh : Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo
Tô Văn Trường : Lại nói về dự án Bô-xít Tây Nguyên
Việt Hoàng : Nobel Hoà Bình 2010 Thông điệp về quyền con người
Phan Bá Việt : Trung Quốc vẫn là chỗ dựa vững chắc của Đảng cộng sản Việt Nam?
CNN : Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trả lời phỏng vấn của Fareed Zakaria – CNN
Đào Như : ASEAN -Việt Nam và biển Đông sau Hội nghị thượng đỉnh ADMM+8
Hồi : Đối Mặt
.
.
.
No comments:
Post a Comment