(11/09/2010)
Hãng McAcfee, một hãng lập trình bảo vệ an ninh cho máy điện toán, vừa công bố một danh sách những nơi nguy hiểm nhất khi chúng ta phải tiết lộ số An Sinh Xã Hội của mình.
Rất nhiều nơi trong số này có thể làm chúng ta phải kinh ngạc:
2. Ngân hàng
3. Bệnh viện
4. Cơ quan chính phủ tiểu bang
5. Cơ quan chính phủ địa phương
6. Cơ quan chính phủ liên bang
7. Các cơ sở y tế (đây là những doanh nghiệp làm dịch vụ và bán sản phẩm y tế, như phân phối sản phẩm cho bệnh tiểu đường hoặc chạy thận, dịch vụ thanh toán y tế, công ty dược phẩm...)
8. Các tổ chức phi lợi nhuận.
9. Các công ty công nghệ.
10. Các hãng bảo hiểm y tế và văn phòng bác sĩ.
Bảng xếp hãng này dựa trên số lượng vi phạm dữ liệu liên quan đến số An Sinh Xã Hội từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Điều đáng ngại nhất là chúng ta phải tiết lộ số An Sinh Xã Hội của mình để nhận được dịch vụ từ hầu hết các cơ quan này (yêu cầu theo luật hay theo quy định riêng của các cơ quan).
Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp để giảm rủi ro khỏi bị đánh cắp thông tin riêng tư và hạn chế thiệt hại.
- Đừng nhanh chóng đưa ra số An Sinh Xã Hội của mình. Chúng ta sẽ được yêu cầu tiết lộ số An Sinh Xã Hội của mình trong tình huống đòi hỏi phải xác minh danh tính (chẳng hạn như ghi danh xin thẻ tín dụng hay giấy phép) hoặc những vấn đề buộc phải thông báo cho sở thuế. Nếu yêu cầu phải tiết lộ số An Sinh Xã Hội, hãy hỏi họ xem nếu chỉ cho biết 4 số cuối có được hay không. Đừng bao giờ tiết lộ số An Sinh Xã Hội cho một người hay một tổ chức nào gọi điện thoại, liên lạc bằng điện thư hay trực tiếp với chúng ta trước. Ví dụ như Sở Thuế không bao giờ yêu cầu thông tin từ người đóng thuế qua điện thư (email).
- Cất thẻ An Sinh Xã Hội ở một nơi an toàn. Đừng để thẻ ở trong ví vì chúng ta có thể bị mất ví. Hãy cắt vụn những tài liệu có thông tin tư ẩn của mình khi chúng ta không cần đến những tài liệu đó nữa.
- Bảo vệ số An Sinh Xã Hội khỏi những kẻ trộm trên mạng. Chúng ta có thể bảo vệ thông tin tư ẩn của mình trên máy điện toán. Chúng ta nên lắp đặt một chương trình an ninh điện toán cho máy điện toán của mình.
- Kiểm soát thiệt hại. Ngay cả nếu chúng ta đã thực hiện các biện pháp trên, chúng ta vẫn có khả năng trở thành nạn nhận bị đánh cắp thông tin tư ẩn. Do vậy, chúng ta nên kiểm tra các tài khoản hàng ngày để phát hiện ngay ra bất kỳ vụ giao dịch nào mà chúng ta không thực hiện. Hãy vào trang web www.annualcreditreport để kiểm tra báo cáo tín dụng hàng năm của mình. Theo luật, dịch vụ này được cung cấp miễn phí mỗi năm một lần. Nhưng đừng kiểm tra cả 3 hãng Experian, Equifax và TransUnion một lần mà hãy chia đều ra trong cả năm.
Nếu phát hiện ra nghi ngờ gì, hãy hành động ngay để sửa chữa thiệt hại. Chúng ta có thể liên lạc tới các hãng báo cáo tín dụng để yêu cầu họ đặt cảnh báo gian lận hay đóng băng tín dụng đối với các tài khoản của mình. Các dịch vụ đặt cảnh báo gian lận được cung cấp miễn phí, buộc các hãng tài trợ phải thực hiện thêm một số bước để xác minh danh tánh của chúng ta trước khi cho vay mượn hay cấp thẻ tín dụng mới dưới tên của chúng ta. Còn việc đóng băng tín dụng buộc các công ty báo cáo tín dụng phải được phép của chúng ta thì mới được tiết lộ tín dụng của chúng ta cho ai khác. Các hãng báo cáo tín dụng có thể thu phí cho dịch vụ này nhưng nếu ai là nạn nhân bị đánh cắp danh tính thì được miễn phí.
Nếu ví của chúng ta có chứa thẻ tín dụng và thẻ An Sinh Xã Hội mà bị đánh cắp, hãy báo cho cảnh sát. Với báo cáo của cảnh sát, chúng ta có thể đặt một cảnh báo gian lận gia hạn, có giá trị trong 7 năm, cho báo cáo tín dụng của mình. Đồng thời chúng ta có được bằng chứng để giúp chúng ta nếu chúng ta là nạn nhân bị đánh cắp danh tính.
Hãy vào trang web của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (www.ftc.gov), mục đánh cắp danh tính để biết thêm thông tin những gì chúng ta có thể làm nếu danh tính của mình bị đánh cắp. (H.N.)
.
.
.
No comments:
Post a Comment