Friday, November 13, 2009

TÀI LIỆU NGÀY 13-11-2009


Đơn khiếu nại của Giáo xứ Thái Hà ngày 13/11/2009
http://dcctvn.net/news.php?id=5807
Trang 1 :
http://dcctvn.net/images/picd/d992695.jpg
Trang 2 : http://dcctvn.net/images/picd/d992696.jpg
Trang 3 : http://dcctvn.net/images/picd/d992697.jpg
Trang 4 : http://dcctvn.net/images/picd/d992698.jpg
----------------------------------
Hình ảnh trống kèn giáo xứ Đàn Giản kêu oan cho Thái Hà (dcctvn)


Việt Nam chuẩn bị đạo luật trừng phạt báo chí bị xem là "vô kỷ luật"
Tú Anh
Bài đăng ngày 13/11/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 13/11/2009 16:37 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5680.asp
Theo các hãng thông tấn nước ngoài, trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền và nhân viên ngoại giao quốc tế tại Hà Nội đã chỉ trích chính quyền Việt Nam tìm cách bóp nghẹt các tiếng nói công kích gần đến ngày đại hội Đảng 2011.

Dự luật đề ra một loạt hành động có thể bị phạt tiền đến 40 triệu đồng hay án tù. Những trường hợp bị chiếu cố rất đa dạng từ phổ biến bài viết không được phép, tác phẩm bị cấm hay đã bị tịch thu, thông tin bất lợi cho nhà nước, hành vi tuyên truyền chống chế độ, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, tiết lộ bí mật quốc gia…

Báo chí khai thác các tài liệu liên quan đến điều tra đang diễn ra, như tội tham ô, cũng bị trừng phạt. Báo chí nước ngoài cũng bị dự luật này chi phối. Truyền thông quốc tế bị đe dọa hình phạt nếu "đi ngược lại" những chương trình do Hà Nội giám sát.

Thông tín viên nước ngoài từ nay bị kiểm soát gắt gao hơn, visa làm báo bị rút xuống phải xin gia hạn mỗi 6 tháng. Mỗi khi làm phóng sự ngoài nội vi Hà Nội phải xin phép. Không riêng gì ký giả bị trói buộc mà các cơ quan quốc tế cũng có thể bị phạt nếu tổ chức họp báo không thông báo trước hoăc phổ biến thông cáo báo chí không được phép của chính quyền Việt Nam.

Một số tờ báo trên mạng đã lên tiếng chỉ trích dự luật này. Bản tin tiếng Anh trên mạng của Thanh Niên, dựa theo các chuyên gia, nói dự luật này "nhắm sai mục tiêu". Theo các cơ quan thông tấn nước ngoài, trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền và nhân viên ngoại giao quốc tế tại Hà Nội chỉ trích chính quyền Việt Nam tìm cách bóp nghẹt các tiếng nói công kích gần đến ngày đại hội Đảng 2011. Không ít công luận trong nước còn nghi ngờ Hà Hội nhận lệnh của Bắc Kinh trấn áp phong trào chống bá quyền của Trung Quốc.



Công luận Việt Nam bất bình trước việc chính quyền đổ lỗi cho dân trong vụ xả lũ
Tú Anh
Bài đăng ngày 13/11/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 13/11/2009 17:16 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5679.asp
Công luận Việt Nam và nhất là nạn nhân vụ xả lũ ở tỉnh Phú Yên rất bất bình trước tuyên bố của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trên báo chí. Ông cho rằng các đập thủy điện sông Ba xả lũ "không gây chết người, riêng 122 người thiệt mạng trong vụ thì đó là do lỗi của họ sống trong vùng lũ".
Sau đợt xả lũ vừa rồi tại Phú Yên, vùng đất này được các tổ chức thiện nguyện cứu trợ mô tả là một vùng đất chết. Nhà báo Thanh Thảo cho biết thêm chi tiết từ cái nhìn của người quan sát tại chỗ

NGHE : Nhà báo Thanh Thảo
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5679.asp




Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và chuyện hồ thủy điện xả lũ
talawas blog
13/11/2009 7:13 sáng
3 phản hồi
http://www.talawas.org/?p=13143
Việc nhiều hồ thủy điện xả nước trong mùa lũ được dư luận cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại miền Trung trong thời gian vừa qua. Song PTT Hoàng Trung Hải khẳng định
lũ lụt nhiều nơi vừa qua không phải do các hồ thủy điện xả lũ và cho rằng không một thủy điện nào được xây dựng mà không có quy hoạch.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến tỏ thái độ không đồng tình với những lời phát biểu trên với những yêu cầu
Phải rà soát lại quy hoạch thủy điện”, “Phải thật sự lắng nghe…
Một thành viên trong nhóm Viet Ecology có
năm nhận xét về phát biểu của PTT Hoàng Trung Hải. Blogger Hiệu Minh góp ý với bài bình luận “Bè lũ…lịch sử” và gocomay BLOG đặt câu hỏi Thuỷ Điện ở ta có biết ăn thịt người?”.


Ngư dân tự vệ
Dương Danh Huy
12-11-2009
http://www.minhbien.org/?p=1498
Gần đây Quốc hội Việt Nam bàn về việc vũ trang cho như dân để tự vệ.
Nếu tấn công ngư dân Việt Nam là hải tặc thông thường việc vũ trang cho ngư dân còn có thể chấp nhận được. Nếu tấn công ngư dân Việt Nam là ngư dân Trung Quốc và Trung Quốc từ chối xử lý vấn đề thì việc vũ trang cho ngư dân còn có thể chấp nhận được.
Trong tình hình tranh chấp hiện nay, tấn công ngư dân Việt Nam thật sự là những tàu chiến có vận tốc cao, trên boong có đại liên hạng nặng.
Nếu xung đột vũ trang xảy ra, ngư dân vẫn không thể chiến đấu một cách ngang hàng với các tàu ngư chính Trung Quốc. Họ vẫn sẽ không tự vệ được.
Trung Quốc có thể tàn sát họ không còn nhân chứng rồi nói ngư dân VN dùng súng cướp ngư dân Trung Quốc hay tấn công các tàu ngư chính Trung Quốc.
Nếu ngư dân không vũ trang chạy vào Hoàng Sa trú bão mà bị Trung Quốc bắn, bắt, cướp thì rõ ràng là Trung Quốc sai. Nếu ngư dân Việt Nam có vũ trang thì Trung Quốc sẽ có thêm cớ để bắn, bắt ngư dân Việt Nam tránh bão.
Việt Nam phải bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền, nhưng phải bảo vệ bằng cách xây dựng một đội ngũ cảnh sát biển. Nếu xung đột vũ trang xảy ra với các tàu ngư chính hay thậm chí với tàu hải quân Trung Quốc thì đội ngũ này nên là điểm tiếp xúc đầu tiên chứ không phải ngư dân.
Song song với việc xây dựng một đội ngũ cảnh sát biển, Việt Nam phải công bố rõ ràng, rộng rãi trong nước và với quốc tế ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Nếu vũ trang cho ngư dân, có thể ra lệnh cho họ chiến đấu, nhất là trước khi dân tộc Việt Nam và thế giới biết rõ ràng đâu là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đòi hỏi, thì sẽ dẫn tới nhiều hy sinh nhưng sẽ không đạt được nhiều kết quả.


No comments: