Thursday, November 12, 2009

NHÀ THỜ và BỨC TƯỜNG

Nhà thờ và bức tường
Trần Khải
12-11-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6893
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình sụp đổ Bức Tường Berlin, một bước đột khởi đã giúp nước Đức thống nhất, hòa bình và đã cho dân tộc Đức hòa giải, và từ đó sống tự do... Trong đó, trong sức mạnh chung đã đẩy sụp Bức Tường Berlin có sức mạnh của tiếng chuông nhà thờ, lời cầu nguyện và quyết tâm của những người có lòng tin.
Ngôi nhà thờ Tin Lành này được phóng viên Deborah Potter trên báo USA Today tuần qua kể lại qua bài báo “The church that helped bring down the Berlin Wall” (Ngôi nhà thờ đã giúp phá sập Bức Tường Berlin), dịch toàn văn như sau.

St. Nikolai Lutheran Church. Nguồn: wikimedia.org

http://www.dcvonline.net/php/images/112009/St.NikolaiLutheranChurch.jpg

Nhà thờ Tin Lành này có tên là St. Nikolai Evangelical Lutheran Church. Bây giờ không đổi nhiều kể từ thời thế kỷ 16. Nhạc sĩ Bach từng chơi nhạc cụ organ nơi đây và thánh âm nơi đây vẫn còn quyến rũ, nhưng chính lịch sử gần đây của nhà thờ trong những ngày cuối Cuộc Chiến Tranh Lạnh và vai trò nơi này đối với sự sụp đổ của Bức Tường Berlin mới là điểm thu hút du khách hiện nay.
Mục sư Christian Fuhrer nhậm chức chăm sóc tín đồ tại nhà thờ này năm 1980, khi thế giới còn chia đôi bởi Cuộc Chiến Tranh Lạnh. Đức bị chia đôi, thấy rõ bởi bức tường dựng lên bởi chính phủ Đông Đức – có tên là Cộng Hòa Dân Chủ Đức – xây lên ở Berlin năm 1961 để không cho dân chúng bỏ chạy sang Tây Đức.

Tại Đông Đức, vô thần là chuyện chính thống bình thường. Các nhà thờ như nhà thờ St. Nikolai lúc nào cũng bị theo dõi, nhưng vẫn được phép mở cửa.

“In the GDR, the church provided the only free space,”
Mục sư Fuhrer nói với báo USA Today rằng, “Tại Đông Đức, nhà thờ cung cấp khoảng không gian tự do duy nhất. Mọi thứ không thể nói ngoài công chúng lại có thể được thảo luận trong nhà thờ, và như thế nhà thờ đại diện cho không gian vật thể và tinh thần độc đáo mà trong đó mọi người được tự do.”Hồi đầu thập niên 1980s, mục sư Fuhrer bắt đầu các buổi cầu nguyện hàng tuần cho hòa bình.
Cứ mỗi Thứ Hai, tín đồ đọc lên các Bài Giảng Trên Núi của Chúa Jesus trước tiên, nhưng rồi tín đồ vào đông hơn, khi Liên Xô bắt đầu cởi mở với Tây Phương.

Mục sư Fuhrer nói về lễ cầu nguyện, “Đúng là một điều khá đặc biệt ở Đông Đức. Nơi đây thánh lễ chính đông hơn dưới mái nhà thờ ‒ người trẻ, cả có đạo Ky Tô hay không, và sau đó, những người muốn rời bỏ Đông Đức cũng tới dự lễ với chúng tôi và tìm ẩn trú nơi đây.”

Là một sinh viên đại học thời đó, Sylke Schumann là một trong hàng trăm người, rồi tới hàng ngàn người, dự lễ thắp nến tại khuôn viên nhà thờ St. Nikolai và rồi diễn hành trên đường phố, tay cầm đèn cầy và kêu gọi thay đổi.

Schumann nói, “Nhìn thấy tất cả những người này tụ họp ở nơi này... tuần này sang tuần kia, và ngày càng thêm đông người tụ họp, bạn có cảm giác rằng lần này, thực sự chính phủ phải lắng nghe người dân.”

Vào tháng 10-1989, vào lễ kỷ niệm 40 năm thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức, chính phủ bắt đầu bố ráp.
Những người biểu tình ở thành phố Leipzig bị đánh, bị bắt giam. Hai ngày sau đó, nhà thờ St. Nikolai Church trong lễ thắp nến hàng tuần đông nghẹt người. Khi kết thúc lễ, 70,000 người diễn hành xuyên qua thành phố, trong khi các chiến binh mang vũ khí đứng nhìn, nhưng không làm gì.

Schumann kể, “Tôi nhới lúc đó là một đêm lạnh, nhưng bạn không cảm thấy lạnh, chỉ bởi vì bạn thấy tất cả quanh bạn là ánh sáng, nhưng cũng bởi vì bạn thấy tất cả những người này, và như bạn biết thật sự là tuyệt vời để mình là một phần trong dòng thác người này, và bạn cảm thấy đầy năng lực và hy vọng.”
Schumann kể tiếp, “Đối với tôi, nó cho tôi một suy nghĩ run rẩy của đêm đó. Nhưng tuyệt vời. Trong nhà thờ, người ta đã biết cách chuyển sợ hãi thành can đảm, để vượt qua sợ hãi và để hy vọng, để có sức mạnh. Người ta tới nhà thờ, và rồi người ta bắt đầu cuộc diễn hành, và bởi vì họ không làm gì bạo động, công an không được phép hành động. Các cán bộ Đông Đức lúc đó nói, ‘Chúng tôi sẵn sàng cho mọi thứ, chỉ trừ đèn cầy và cầu nguyện.’”

Chúa Jesus và Bài Giảng Trên Núi là thôi thúc chính của Mục sư Fuhrer, nhưng Mục sư cũng mang cảm hứng từ Mục sư Đức và là tử đạo thời phát xít Dietrich Bonhoeffer, cũng như là từ Thánh Gandhi và Mục Sư Hoa Kỳ Martin Luther King, Jr.
Mục sư Fuhrer nói về Mục sư King “đã sửa soạn và thực hiện khái niệm của một cuộc phản kháng ôn hòa, bất bạo động trong một cách tuyệt vời. Rồi thì tới lúc chúng tôi ứng dụng Bài Giảng Trên Núi tại thành phố Leipzig này.”

Chỉ một tháng sau cuộc biểu tình khổng lồ này, bức tường giữa Đông và Tây Đức sụp đổ. Nhà thờ đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới thế giới: Chính phủ Đông Đức không kiểm soát nổi người dân nữa.
Mục sư Fuhrer nói, “Đây đúng là một phép lạ. Một cuộc cách mạng thành công, một cuộc cách mạng xuất phát từ nhà thờ. Thật tuyệt vời Thượng Đế đã đưa chúng ta thành công với cuộc cách mạng này.”Mục sư Fuhrer, năm ngoaí về hưu ở tuổi 65 theo luật nhà thờ, đã viết 1 cuốn sách về những ngày lịch sử ở đây. Nhà thờ này bây giờ đã trở về bình thường, không đông như thời trước biểu tình.

Nhưng Mục sư Fuhrer và các tín hữu không làm những gì họ đã làm lúc đó để thu hút tín đồ tới nhà thờ. Ngài nói, “Chúng tôi đã làm như thế, bởi vì nhà thờ phải làm như thế.”

© DCVOnline



No comments: