Sunday, November 8, 2009

HOA KỲ MUỐN NÓI ĐIỀU GÌ QUA CHUYẾN ĐI CỦA HẠM TRƯỞNG LÊ BÁ HÙNG

Hoa Kỳ muốn “nói” điều gì qua chuyến “trở về Quê Hương” của Hạm Trưởng Lê Bá Hùng?
Lê Đại Việt
Tháng Mười Một 7, 2009
http://baotoquoc.com/2009/11/07/hoa-k%e1%bb%b3-mu%e1%bb%91n-%e2%80%9cnoi%e2%80%9d-di%e1%bb%81u-gi-qua-chuy%e1%ba%bfn-%e2%80%9ctr%e1%bb%9f-v%e1%bb%81-que-h%c6%b0%c6%a1ng%e2%80%9d-c%e1%bb%a7a-h%e1%ba%a1m-tr%c6%b0%e1%bb%9fng-le-ba-hung/

CSVN nồng nhiệt chào đón HQ Trung Tá Hoa Kỳ, Lê Bá Hùng, Hạm Trưởng USS Lassen hôm 7/11 tại cảng Tiên Sa. Ảnh : US Navy
http://vietcongonline.files.wordpress.com/2009/11/113.jpg?w=300&h=207

Một cậu bé Việt Nam theo cha là một Trung Tá Hải quân miền Nam Việt Nam rời nước từ khi 5 tuổi mới trở về thăm quê hương.
Hôm 7 tháng 11 năm 2009, cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng đã đón chào cậu bé ấy, nay là Hải Quân Trung Tá Hoa Kỳ, Lê Bá Hùng, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Lassen. Bức ảnh trên báo trong nước cho thấy các sĩ quan cao cấp Hải Quân Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã nồng nhiệt tiếp đón Hạm Trưởng Lê Bá Hùng bằng những cái bắt tay thật chặt, những nụ cười rạng rỡ và bó hoa tươi thắm.
Chuyến trở về của Trung Tá Hùng không chỉ trên chiếc Khu Trục Hạm Lassen – Loại chiến hạm tối tân, trang bị hỏa lực mạnh mẽ nhất hải quân Mỹ mà còn có sự tháp tùng của Soái hạm USS Blue Ridge – Chiến hạm chỉ huy Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ mà tầm hoạt động và trách nhiệm ở Thái Bình Dương, bao gồm vùng Biển Đông – Hiện là điểm nóng nhất khu vực vì sự tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là trọng điểm.
Chọn hai Chiến hạm USS Lassen và USS Blue Ridge đến thăm Việt Nam trong thời điểm Biển Đông dậy sóng, Hoa Kỳ đã muốn nhắn gửi đến Việt Nam Cộng sản điều gì?

Soái hạm USS Blue Ridge – Chiến hạm chỉ huy Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ
http://dantoc.net/wp-content/uploads/373615-300x213.jpg

Lời nhắn thứ nhất : Hãy dựa lưng vào Hoa Kỳ, vì Mỹ vẫn là bá chủ đại dương.
Đài phát thanh RFI cho hay ngay khi đặt chân lên bờ, Trung tá Lê Bá Hùng đã trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam và ngoại quốc.
Báo Thanh Niên của Cộng sản Việt Nam, hỏi trong tình trạng đang căng thẳng tại Biển Đông hiện nay, thì việc hợp tác Mỹ-Việt sẽ giúp cải thiện như thế nào (tờ báo này muốn ám chỉ TQ chính là tác nhân gây nên mối căng thẳng). Trung tá Hạm trưởng Khu Trục Hạm USS Lassen trả lời rằng sự có mặt của Hạm đội Mỹ từ 150 năm nay nhằm mục đích “duy trì ổn định”.

Báo chí phòng vấn Hạm Trưởng HQ Trung Tá Hoa Kỳ Lê Bá Hùng
http://dantoc.net/wp-content/uploads/373613-300x199.jpg

Định nghĩa “ổn định” theo tự điển được hiểu là : Không thay đổi, không có biến động. Dùng Hạm Đội 7 để giữ ổn định có nghĩa là vị trí bá chủ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phải được giữ nguyên trạng. Con đường hàng hải huyết mạch của Hoa Kỳ và đồng minh như Nhật bản, Nam Hàn, Đài Loan… xuyên qua Biển Đông phải còn trong sự giám sát của Hải quân Mỹ.
Đưa Soái hạm của Đệ Thất Hạm đội đến Đà Nẵng, lời nhắn của Hoa Thịnh Đốn cho Hà Nội rất mạnh mẽ và rõ ràng : Hãy yên tâm. Chúng tôi sẽ không để Trung Quốc lộng hành trên biển hơn nữa! Và “đừng qui phục Bắc Kinh” và nếu tích cực hơn thì là “Hãy dựa lưng vào chúng tôi, vì chúng ta là bạn”.

Lời nhắn thứ hai : Hãy bước qua quá khứ
Chọn Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng, một Hạm Trưởng trong Hải Quân Hoa Kỳ, con của Hải Quân Trung Tá Việt Nam Cộng Hòa Lê Bá Thông trở về thăm quê hương trong phái bộ Hạm Đội 7. Hoa Kỳ muốn nói với Hà Nội rằng hãy cùng nhau bước qua quá khứ!
Thật ra tín hiệu “hãy quên quá khứ” không phải giữa người Mỹ và Cộng sản Việt Nam, bởi vì hai kẻ cựu thù này đã quên (hay đã đóng kịch quên) từ lâu rồi, khi các lãnh đạo cao nhất của họ đã lui tới thủ đô nhau từ bao nhiêu năm trước : Phan Văn Khải (6/2005), Nguyễn Minh Triết (6/2007), Nguyễn Tấn Dũng (12/2001 lúc đang là Phó Thủ Tướng và 6/2005 khi là Thủ Tướng) đã được đón tiếp ở Hoa Thịnh Đốn và Bill Clinton (12/2000 khi là Tổng Thống và 12/2006 lúc đã rời Tòa Bạch Ốc), George W Bush (11/2006) đã được chào mừng nồng nhiệt tại Hà Nội và rồi Barack Obama nữa cũng sẽ đến Việt Nam vào khoảng cuối năm tới theo như báo chí Hoa Kỳ đăng tải. Mỹ và Cộng sản Việt Nam phải quên thù cũ bởi vì kẻ thù mới đáng sợ hơn nhiều – một Trung Quốc ngày càng hung hăng, lộ rõ tham vọng cạnh tranh bá quyền với Hoa Kỳ và hung bạo lấn lướt, bắt chẹt Việt Nam.

Vậy thì tín hiệu “Hãy quên quá khứ” ấy rõ ràng nhắm vào thành phần hai phe người Việt trong cuộc chiến cũ. Hoa Thịnh Đốn đã dùng hình ảnh chuyến đi thăm quê hương của Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng như một biểu tượng.
Cái bắt tay của Hải Quân Trung Tá người Mỹ gốc Việt – xuất thân trong một gia đình từng là cựu thù với Cộng sản hẵn phải có một ý nghĩa được chính quyền và quân đội Hoa Kỳ cân nhắc, lựa chọn. Nó không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là có chủ đích gửi đi một thông điệp cho cả hai phía người Việt Nam : Cộng sản và không Cộng sản.

Thế nhưng nếu người Mỹ nghĩ rằng khi hữu sự, vì quyền lợi dân tộc, người Việt Nam dù là ở đâu cũng có thể bắt tay nhau để hành động, thì đó chỉ là sự mong muốn chủ quan. Dĩ nhiên đó là cái nhìn riêng của người Mỹ, có thói quen xét việc chỉ chú trọng trên thực tế, đến lý nhiều hơn là tình. Người Việt không như vậy, trọng tình nhiều hơn lý. Muốn bắt tay xã giao thôi thì cũng phải không ghét nhau, càng không phải là thù nhau. Huống hồ bắt tay “để làm việc” thì càng phải rạch ròi, thân thiện lắm!

Mới đây, có một nhà báo Việt Nam tại Đức đã cho rằng vẫn còn một ‘bức tường vô hình’ ngăn cách cộng đồng người Việt ở phía Đông và phía Tây nước Đức, dù 20 năm đã trôi qua sau sự sụp đổ của bức tường Berlin. Đó chính là bức tường lòng, bức tường tâm lý đã chia cắt hai khối người Việt trong cộng đồng Việt Nam tại nước tạm dung này. Hai “phía” người Việt ấy đến nước Đức từ nguồn gốc khác nhau: Miền Bắc và miền Nam Việt Nam và dù cả hai phía đều là rời bỏ quê hương, có người lo lắng cho đời sống kinh tế, có người lo sợ vì một chế độ chính trị độc tài khắc nghiệt nhưng họ đã không có chung một mối lo cho phía trước mặt.
Chỉ ở một Cộng đồng tương đối nhỏ như thế mà vết nứt của quá khứ còn sâu đến vậy, khó hàn gắn đến vậy, huống hồ …Bước qua quá khứ thật không dễ, nhất là một quá khứ bầm dập đầy thù hận.

Vậy liệu trước viễn ảnh phải mất chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải, quần đảo, tài nguyên của đất nước vì bị ngoại bang thôn tính, sáp nhập, những kẻ cầm quyền ở Việt Nam có đủ lương tri và khôn ngoan để có một quyết định đúng lúc?
Liệu họ có dám giải bài toán “thù hận của quá khứ” bằng quyết tâm từ bỏ độc tôn quyền lực (là nguyên nhân của áp bức, bất công), từ bỏ chủ nghĩa lỗi thời (là vật cản đà tiến của dân tộc), từ bỏ một đảng chính trị sa đà trong bao xung khắc, hận thù cao như núi và chính là thủ phạm xây nên bức tường lòng cách chia tâm lý, triệt tiêu nội lực dân tộc?

Muốn chống ngoại xâm, trừ diệt nội xâm chỉ còn mỗi một giải pháp : Thống Nhất Dân Tộc! Trong tận cùng sự hiểm nguy vẫn tiềm tàng thời cơ quật khởi. Lực lượng nào nắm được lòng dân sẽ khai mở được sức bật của dân tộc – Đó là chiếc đủa thần vạn năng cứu nước!

Trong hoàn cảnh hiện nay, dù cho có Mỹ thì Cộng sản Việt Nam muốn ổn định trong nước cũng không phải dễ. Có thể với sức mạnh của Hoa Kỳ, Hà- Nội-đồng-minh-của-Mỹ sẽ giữ được chính quyền nhưng rồi ra cũng sẽ là thứ chính quyền dây leo, không được sự hậu thuẩn của nhân dân.
Đối lại, dù cho có Cộng sản Việt Nam, Hoa Kỳ cũng không thể có được một đồng minh có trọng lượng, khi đó là một Việt Nam thiếu nội lực, bấp bênh, bị dân chúng căm ghét.

Bước qua quá khứ là một yêu cầu của tương lai, nhưng đòi hỏi rất nhiều ở thiện chí và quyết tâm. Có thêm một đồng minh để liên kết chống địch là điều cần nhưng chưa đủ. Phải đứng lên bằng lực của đôi chân mình, nhưng xem ra Hà Nội đang muốn đứng dựa vào nước ngoài… và chỉ ở một chân!



No comments: