The New York Times
Từ Việt nam tới cảnh ngục tù ở Séc
Crisis Strands Vietnamese Workers in a Czech Limbo
By DAN BILEFSKY
Published: June 5, 2009
http://www.nytimes.com/2009/06/05/world/europe/05iht-viet.html?_r=1
Tqvn2004 chuyển ngữ
http://danluan.org/node/1495
Đối với Van Dinh Trieu, 25 tuổi, chặng đường dài cách đây hai năm từ cách đồng lúa miền bắc Việt Nam tới một xưởng chế tạo xe tải ở phía đông Bohemia đáng lẽ phải đem lại một đường sống cho gia đình mình. Thay vào đó, anh Trieu - con của một gia đình nông dân nghèo - đã trở thành người không nghề nghiệp, không nhà cửa và nợ nần chồng chất ở quê nhà.
Anh Trieu nói cha mẹ già của anh đã thế chấp toàn bộ ruộng vườn của gia đình để vay 10 ngàn EUR, để trả cho hãng môi giới tiền vé máy bay và làm visa [sang Séc]. Nhưng chưa tới một năm sau khi đặt chân tới Cộng hòa Séc, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lấy đi công việc 8EUR mỗi giờ của anh ở Kogel, một nhà máy sản xuất xe tải của Đức, và bây giờ anh không còn có thể gửi tiền về nhà nữa. Anh lo sợ rằng mình sẽ phải hỏi xin tiền từ gia đình để sống sót.
"Trở về Việt Nam bây giờ cũng không ổn", anh nói trong những ngày gần đây, khi mà anh đang lo lắng tìm chỗ qua đêm. "Tôi không thể về nhà với bàn tay trắng, và không thể cưới vợ hay xây nhà. Đó là một sự xấu hổ đối với tôi".
Anh Trieu là một trong 20 ngàn người công nhân Việt Nam tới Séc vào năm 2007, một phần của dòng người nghèo tới từ Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nơi khác; những người được tuyển mộ tại Đông Âu để làm công nhân trình độ thấp vào thời điểm các nền kinh tế ở đây đang bùng nổ. Nhưng khi kinh tế trên toàn khu vực thu hẹp vào đầu năm nay, hàng ngàn người mất việc và bị trục xuất.
Tại Romania, hàng trăm người nhập cư Trung Quốc đứng giữa thời tiết giá lạnh ở Bucharest trong nhiều tuần lễ để phản đối các công ty dừng trả lương cho họ.
Các viên chức Séc nói họ lo ngại bất ổn xã hội do tình trạng xuất khẩu tụt giảm và lượng thất nghiệp - theo các nhà kinh tế dự đoán sẽ leo tới 8 phần trăm vào cuối năm nay - sẽ làm cho nhiều người Séc quay lại tìm kiếm công việc được trả lương thấp mà họ đã từng nhường cho lao động nước ngoài.
Xích mích vẫn tồn tại, cho dù vài ngàn người Việt tới Séc dưới thời Cộng Sản theo các chương trình lao động giữa các nước "anh em" những năm 1970 đã phần nào thành công trong việc tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về cộng đồng người Việt trong lòng người Séc. Chính phủ Séc hi vọng rằng các người nhập cư không có công ăn việc làm sẽ trở về nhà, bởi họ sợ rằng những người này sẽ làm xấu thêm sự chia rẽ vốn có giữa người Séc và các sắc dân thiểu số này.
Tháng trước, một đứa trẻ và bố mẹ người Romania đã bị bỏng nặng khi những kẻ tình nghi cấp tiến cánh tả ném bom lửa vào nhà của họ ở phía Đông Bắc Vitkov. Một số người trong cộng đồng người Việt lo sợ rằng họ cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công.
"Người Séc không thích chúng tôi, bởi chúng tôi trông khác biệt", anh Trieu nói, và cho biết thêm rằng anh đã từng bị đeo bám ở Chocen, một thành phố nhỏ phía Đông Bohemia nơi anh làm việc, bởi những người dân địa phương hô to "Việt Nam, về nước!". Những người lao động Việt Nam, anh nói, cũng đã bị từ chối phục vụ tại các sàn nhảy và khách sạn ở Séc.
Dưới một chính sách bắt đầu từ tháng Hai, bất kỳ một công nhân nước ngoài nào thất nghiệp muốn về nhà sẽ được cấp vé máy bay - hoặc xe lửa - một chiều miễn phí, kèm theo 500 EUR tiền mặt. Trong 2 tháng đầu tiên, có khoảng 2 ngàn người Mông Cổ, Ukraina và Kazakhstan đã nhận lời về nước. Nhưng còn nhiều người Việt Nam như anh Vân, với gánh nặng nợ nần, mong muốn ở lại và chờ thời cơ tốt hơn.
Ivan Langer, là bộ trưởng nội vụ đặt ra chính sách nói trên, nói ông lo ngại rằng sẽ có khoảng 12 ngàn công nhân nước ngoài không có công ăn việc làm dễ bị dẫn dụ vào các tổ chức tội phạm, hoặc bị bóc lột sức lao động như nô lệ.
Theo Trung Tâm Phòng chống Ma Túy Quốc gia, cảnh sát năm ngoái đã phát hiện 79 vụ trồng cỏ (trồng marijuana), và 70 trong số đó là do người Việt Nam điều hành. Một người Việt từ phía Nam thành phố Brno, bị tình nghi là buôn bán ma túy, và bị đánh tới chết bởi cảnh sát vào tháng Một.
Julie Lien Vrbkova, một chuyên gia người Việt đã làm việc như một phiên dịch cho nhiều nhà máy sản xuất xe có thuê người Việt, nói cô bị sốc trước điều kiện làm việc "như nô lệ", bao gồm lao động 12 tiếng một ngày và công nhân bị đánh nếu họ ngưng làm việc.
Bất chấp những căng thẳng gần đây, cộng đồng người Việt ở Cộng Hòa Séc vẫn là một trong những câu chuyện thành công nhất của các sắc tộc thiểu số ở Trung Ấu. Rất nhiều người phát đạt với những cửa hàng trên phố, nói tiếng Séc và gửi trẻ tới các trường Séc, nơi chúng luôn đứng đầu lớp.
Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Séc năm 1989, có thêm hàng ngàn người Việt gia nhập số đồng hương có mặt ở đây từ những năm 1970. Hôm nay, ước tính có khoảng 70 ngàn người Việt ở Cộng Hòa Séc, là cộng đồng nước ngoài lớn thứ hai, sau Ukraine.
Những người Việt đứng đầu ở đây nói họ sợ lớp người Việt đói khổ mới này sẽ phá hỏng môi trường cùng tồn tại mà họ đã xây dựng qua nhiều thập niên. Trong một thăm dò vào tháng Tư của Stem - một công ty chuyên thăm dò có trụ sở tại Praha - 66 phần trăm người Séc nói họ không thích có người Việt làm hàng xóm.
Nguyễn Linh, 22 tuổi, một người Séc thế hệ thứ hai gốc Việt, người đang vận động chính phủ nhằm cải thiện các chính sách hòa nhập xã hội, nói rằng những người Việt chăm chỉ muốn làm giàu lặng lẽ, trong khi người Séc lại muốn giả vờ như người Việt không tồn tại. Anh than rằng 4 thập niên đã trôi qua kể từ khi người nhập cư châu Á đầu tiên có mặt tại Cộng hòa Séc, vậy mà không hề có một khuôn mặt Á Châu nào trên truyền hình, trong văn hóa đại chúng của Séc, hay trong Quốc hội.
Ông Langer, nguyên bộ trưởng nội vụ, tranh luận rằng Cộng hòa Séc, vốn đã đóng cửa trước làn sóng nhập cư thời chiến tranh lạnh, đã không được chuẩn bị để giải quyết vấn đề những người mới tới. "Không giống như Pháp hay Đức, người dân Séc vẫn chưa quen với việc nhìn thấy các khuôn mặt Á Châu hay Phi Châu tại trường học".
Nhằm cải thiện quá trình hòa nhập xã hội, chính phủ Séc gần đây đã cho ra những quy định mới bắt người nhập cư muốn có giấy đăng ký kinh doanh phải học qua 120 giờ giới thiệu về Séc; nhưng những bài học đó giá là 200EUR, rất ít người nhập cư có thể theo được.
Jiri Kocourek, một chuyên gia xã hội học tại Việt Nam, tranh luận rằng việc bất đồng văn hóa đã càng trở nên tồi tệ vì sự thiếu hiểu biết của phía Séc. Ví dụ, ngữ pháp chính thức của Séc không cho phép các dấu tiếng Việt hiển thị trên các tài liệu chính thức như bằng lái xe. Điều này, ông nói, đã làm bộ máy hành chính Séc gặp rất nhiều rắc rối khi tìm cách phân biệt các cá nhân trong một cộng đồng mà hàng ngàn người có chung họ "Nguyễn".
Những thách thức về hòa nhập xã hội lộ rõ ở Sapa, một khu chợ Việt Nam ngổn ngang ở ngoại vi Praha, nơi những người nhập cư mới tới có thể tìm thấy mọi thứ, từ thợ cắt tóc người Việt tới các công ty bảo hiểm của Việt Nam, cũng như lĩnh vực kinh doanh bội thu của "cò" Việt Nam, những người biết tiếng Séc, sẵn sàng lấy phí từ 20EUR tới 5000EUR cho các công việc như thu xếp visa, đưa đồng hương tới khám bác sĩ, và thay bố mẹ tới họp phụ huynh cho các con.
Trần Thu Trang, 21 tuổi, một blogger người Việt tới Séc từ năm 13 tuổi - giờ đây tự gọi mình là Tereze, tên một ngôi sao Opera của Séc, đã nói việc xây dựng những thế giới song song và riêng rẽ [của người Việt] khiến cho nhiều người Việt, bao gồm cả những người đã sống ở đây cả thập niên, không nói được tiếng Séc, và buộc phải gọi "cò" để phiên dịch với chính quyền, ngay cả với những việc đơn giản như bị cảnh sát Séc hỏi giấy.
Trần Quang Hùng, giám đốc chợ Sapa, nói rằng có nhiều người Việt tới chợ tìm việc với hi vọng mỏng manh. Ông nói ông đã đề nghị với chính quyền Séc cho xây trường học cho người nhập cư, nơi họ có thể học tiếng Séc và tăng cơ hội kiếm việc. Nhưng ông nói đề nghị của mình đã bị từ chối.
"Lúc này nền kinh tế đang tồi tệ, và người Séc không muốn những người nhập cư này ở đây", ông nói. "Họ chỉ muốn họ quay về nước".
No comments:
Post a Comment