Nguyễn Ðạt Thịnh
Thứ Sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2009
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090612_06.htm
Ðại ngôn là nói lớn lối, là huyênh hoang, và theo ngôn từ bình dân là “nổ”. Tờ Nhân Dân nhật báo lột trần được bản chất “nổ” của Việt Cộng, trong một bài báo đăng ngày mùng 7 tháng Sáu 2009.
Nổ ngay từ cái tựa bài “Phát huy nội lực để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới”, rồi nổ trong phần giới thiệu chức và tước hai đồng chí cầm đầu công tác kiểm soát “phát huy nội lực” ngày hôm đó.
Ðồng chí số zắt là Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, trưởng ban Chỉ đạo "Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới" của Trung ương đã về làm việc tại xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Một mình ông Sang mà đội đến 3 cái nón, ủy viên bộ chính trị, thường trực ban bí thư, và trưởng ban chỉ đạo chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới.
Ðồng chí số zì là Cao Ðức Phát, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo Văn phòng T.Ư Ðảng, lãnh đạo TP Hà Nội, cũng 3 nón, cũng chức tước đầy mình. Hai ông này có ý thức được việc họ đội quá nhiều nón không?
Hai đồng chí, mỗi ông 3 nón, dắt nhau xuống “kiểm tra” thành quả “nông thôn mới” của xã Thụy Hương. Xã rộng 519,39 mẫu tây, dân số 7.926 người. Lợi tức do chăn nuôi và trồng trọt là 26,4 tỷ đồng, và do tiểu công nghiệp là 22,834 tỷ đồng; vì nhờ vị thế gần sát Hà Nội, nên ngoài 2 nguồn lợi tức này, người dân xã Thụy Hương còn ra làm công ngoài thành phố, số lợi tức này ước lượng 22,1 tỷ đồng.
Dân làng phục vụ nông nghiệp 37%, tiểu công nghiệp 32%, dịch vụ 31%. Bình quân thu nhập của xã đạt 9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 10,5%. Xã có trường THCS, trường tiểu học, trường mẫu giáo, có 6/7 thôn có nhà văn hóa, 85% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Trạm y tế xã có sáu cán bộ, trong đó có một bác sĩ, 6/7 thôn có y tá. Ðường liên xã có 5 cây số đã bê-tông hóa. Ðường liên thôn, xóm có 14 cây số rưỡi đã bê-tông hóa, đường nội xóm có 21 cây số đã được bê-tông hóa. Hệ thống thủy lợi có 2,5 km kênh trục chính và 7 km kênh cấp 3, cấp 4 đã được cứng hóa, có bốn trạm bơm, tổng công suất 4.200m3/giờ, tưới được 50% diện tích canh tác...
Theo đánh giá của viên chức xã Thụy Hương và huyện Chương Mỹ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã còn chậm, thu nhập nông dân còn thấp. Chưa có quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, sử dụng đất nông nghiệp, phát triển các khu dân cư mới. Cơ sở hạ tầng nông thôn, giao thông, thủy lợi, đường điện, trường học còn hạn chế. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân còn thấp, tỷ lệ dân nghèo cao...
Tỷ lệ không nghèo 89.5% mà Việt Cộng vẫn chưa hài lòng, đồng chí Trương Tấn Sang chỉ thị: chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh “công nghiệp hóa, hiện đại hoá” là việc quan trọng của Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Sang còn nói đẩy mạnh phát triển nông thôn không chỉ quan trọng đối với đời sống người dân và sự phát triển ở khu vực nông thôn mà còn quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mục tiêu của chương trình là nỗ lực để đến năm 2020, có tối thiểu 50% số xã trong cả nước đạt được các tiêu chí của nông thôn mới.
Xã Thụy Hương là một trong 11 xã của cả nước được chọn làm thí điểm, với những đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, ven đô thị lớn. Ðảng bộ, chính quyền xã Thụy Hương cũng như huyện Chương Mỹ cần quán triệt, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Bởi nếu xã Thụy Hương có cách làm sáng tạo, những kinh nghiệm hay sẽ giúp việc nhân rộng mô hình này tại các địa bàn đô thị nhanh và thuận lợi hơn.
Tán thành với kế hoạch triển khai chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới của TP Hà Nội, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: So với các địa phương khác, xã Thụy Hương có một số điều kiện thuận lợi, trong đó nguồn lực của chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân khá lớn. Do vậy, TP Hà Nội, huyện Chương Mỹ cùng các sở, ban, ngành và xã Thụy Hương cần có sự khảo sát kỹ, đánh giá đúng thực trạng, để có thể xây dựng các tiêu chí riêng, cao gấp từ 1,2 đến 1 rưỡi lần so với các tiêu chí của trung ương. Phải tính toán làm sao để khi hoàn thành việc xây dựng thí điểm, mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương có thể nhân rộng cho tất cả các xã ở Thủ đô Hà Nội và những đô thị có tiềm năng phát triển kinh tế cao, góp phần sớm rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa đô thị và nông thôn. Khi triển khai chương trình này, cần quán triệt tinh thần tự lực, tự cường, tự nguyện cao trong nhận thức và hành động, với phương châm phát huy nội lực, huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa vì đây là một cuộc vận động lớn của cả hệ thống chính trị cùng xây dựng nông thôn mới. Từng công trình, dự án, công việc trong chương trình đều phải được công khai, được sự đồng thuận, giá m sát của nhân dân. Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cần phải quan tâm toàn diện đến mọi mặt của đời sống nông thôn chứ không chỉ triển khai các dự án xây dựng hạ tầng hay phát triển kinh tế. Cần có sự đầu tư thỏa đáng, quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, bảo tồn bản sắc, giá trị văn hóa, xây dựng con người nông thôn mới.
Tất cả mọi thứ đều “hoành tráng”: xã có bác sĩ, có trường trung học, có đường làng được bê tông hoá, có kinh đào được “cứng hoá”, và xã được hai cán bộ lớn của Ðảng đến thăm viếng, được tờ báo chính thức của Ðảng ca ngợi thành tích.
Một trong những thành tích đó là lợi tức đầu người trong xã: 9,000,000 đồng mỗi năm. Nếu đem chia 9 triệu đồng bạc Việt Cộng chia cho 17,000 để có một con số bằng mỹ kim, dễ hiểu cho chúng ta hơn, thì lợi tức hàng năm của người nông dân xã Thụy Hương, xã kiểu mẫu của Việt Cộng là 530 mỹ kim, chưa tới một đồng rưỡi một ngày.
Con số này phủ nhận tất cả những thành tích “nổ” khác, và khiến người ưu tư với cuộc sống của đồng bào quốc nội phải đặt câu hỏi, “nếu lợi tức của người nông dân làng ‘nông thôn mới’ Thụy Hương mà chỉ có 1 mỹ kim rưỡi một ngày thì những xã ‘vùng sâu, vùng xa’ với tỉ lệ dân nghèo còn cao thì họ sống như thế nào?
Trong lúc lợi tức của người dân còn trên dưới 1 mỹ kim mỗi ngày thì các quan Việt Cộng mua xe hàng trăm ngàn mỹ kim, thua bạc hàng triệu mỹ kim! Càng múa, càng nổ chúng càng lún sâu vào vũng bùn bẩn thỉu của bất tài và tham ô.
Nguyễn Ðạt Thịnh.
No comments:
Post a Comment