Monday, June 1, 2009

PHẢI LÀD 85 TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM CÙNG HÉT

PHẢI LÀ 85 TRIỆU TIẾNG HÉT CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ 1 TIẾNG HÉT
Châu Xuân Nguyên
Kỹ sư khai khoáng (Úc)
] 01 June, 2009 16:27
http://13nguyenxc.vnweblogs.com/post/11109/160136

Chào độc giả,
Hôm nay tôi viết bài thứ hai vì vừa đọc 1 entry của một người bạn là Bác Sĩ Tản về sự tàn phá môi trường đối với Biển Aral, Liên Xô cũ. Chuyện này có những điểm tương tự với Bauxite Tây Nguyên đến rùng mình, tôi để độc giả tìm những điểm tương đồng.

http://chaobacsy.vnweblogs.com/post/8364/159969

http://images.google.com/images?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla:en-US:official&um=1&q=Aral+sea&sa=N&start=120&ndsp=20

Với quyết tâm không gì lay chuyển của giới lãnh đạo Liên Xô, vào thập niên 40, hàng loạt đập nước đã được xây dựng. Kết quả của chương trình "dẫn thủy nhập điền" này là mỗi năm có từ 20 - 60 km3 nước được dẫn vào đồng, thay vì vào biển Aral. Được khích lệ bởi những cánh đồng bông tươi tốt, giới lãnh đạo lại đẩy mạnh việc xây dựng các công trình thủy lợi mà không hề màng tới số phận của biển Aral.

Ông Musabaev nhớ lại một cuộc họp của chính quyền Xô Viết tại Tashkent, thủ đô Uzbekistan, hồi thập niên 1960. Lúc đó, một vị thứ trưởng Bộ Tài nguyên nước và thủy lợi đã thuyết trình về kế hoạch đẩy mạnh sản xuất bông trong khu vực. Ông này nói chính quyền đã quyết định sẽ "lái" dòng chảy của hai con sông Amu Darya và Syr Darya để phục vụ cho các nông trường bông ở Kazakhstan và Uzbekistan. "Vậy thì biển Aral sẽ ra sao?", một người nào đó hét lên. "Biển Aral ư? Nó sẽ chết êm ái", vị thứ trưởng đáp nhẹ nhàng.

Những nhà Lãnh Đạo Liên Xô này bất chấp hậu quả môi trường, hiệu quả kinh tế đường dài (long term economic reasons) và nhất là lòng dân. Họ quyết định không có những nghiên cứu và khảo sát những quyết định này ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Tổng Thống Obama của Hoa kỳ, Thủ Tướng Kevin Rudd của Úc, tuy chính bản thân họ là Luật sư và nhà Ngoại Giao, tất cả những quyết định của họ liên quan đến vận mạng của người dân họ đều dựa vào những lời khuyên đúng nhất của thời điểm đó của những chuyên gia tài ba lỗi lạc nhất của quốc gia họ với tầm nhìn hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm vào tương lai để có những quyết định sâu sắc nhất cho người dân của họ.
Thí dụ điển hình là TT Obama sắp sửa thương lượng hiệp ước về vũ khí nguyên tử với Nga và Bộ Tham Mưu của ông ấy đã biết tất cả mọi tình huống của họ và của đối phương. Cũng như TT Rudd, thương lượng hiệp thương 2 chiều với TQ, tất cả đều nắm chắc trong tay những dữ kiện cần thiết của chuyên gia.

Trở lại chuyện Bauxite, tất cả bắt nguồn từ một công dân Việt Nam đi công du Trung Quốc ngày 12.03.2001. Công dân này ký Memorandum of Understanding (MOU) với TQ lúc đó mà không có một ý niệm gì về hậu quả môi trường, về hiệu quả kinh tế và điều quan trọng nhất là ý của 85 triệu dân. Không những thế, nhìn từ góc cạnh của một công dân Úc, tôi thấy rõ ràng sự bất cần (don't care) của người công dân này là 84.999.999 người công dân còn lại nghĩ như thế nào về MOU của Bauxite Dak Nông.


Còn ngạc nhiên hơn nữa đối với tôi là 84.999.999 người dân phó mặc tương lai, cuộc sống của họ cho 1 người, duy nhất 1 người.
http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20011203000335

Trân trọng kính chào độc giả,
Chau Xuan Nguyen

-----------------------------------------

TÀI LIỆU LIÊN QUAN :


Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Đại Sứ Quán CHXHCNVN tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20011203000335

Hà Nội (Ttxvn 3/12/2001)
Dưới đây là Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh:

" 1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2001.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tích nước Giang Trạch Dân; lần lượt hội kiến với ủy viên
Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ủy viên Trưởng ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tường Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Dung Cơ; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Lý Thụy Hoàn; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào. Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi ý kiến sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm, hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí thân thiết và hữu nghị.

Hai bên cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thành công tốt đẹp, chuyến thăm này là một sự kiện trọng đại trong quan hệ hai Đảng, hai nước vào đầu thế kỷ mới, góp phần quan trọng vào việc tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ Xxi, và sẽ có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

2- Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong 80 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc nhất định giành được nhiều thành tưu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tưu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hơn 70 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam nhất định giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hai bên quyết tâm, xuất phát từ thực tế của mỗi nước, tiếp tục tìm tòi và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trọng đại trong việc xây dựng Đảng và Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội tiến bộ.

3- Hai bên hài lòng chỉ rõ, kể từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước, sự giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Hai bên đã ra các Thông cáo chung năm 1991, 1992, 1994, 1995 và các Tuyên bố chung năm 1999 và 2000, lần lượt ký Hiệp ước biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Hai Đảng, hai nước đã trao đổi rộng rãi và sâu sắc về những kinh nghiệm đổi mới, cải cách mở cửa, xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước, lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước đã nâng lên một tầm cao mới. Hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp và quan trọng của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

4- Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước; không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ mới không những phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hai bên quyết tâm kiên trì phương châm chỉ đạo 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", quán triệt và thực hiện một cách toàn diện mục tiêu và nhiệm vụ đã được nêu rõ trong bản Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước, không ngừng nâng tầm cao và chất lượng của quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt - Trung, làm cho hai nước và nhân dan hai nước Việt Nam - Trung Quốc đời đời hữu nghị.

5- Nhằm tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ mới, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các ban ngành Đảng, Chính quyền, Quốc hội, các đoàn thể nhân dân và các địa phương, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... giữa hai nước; tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước giữa hai bên; tham khảo lẫn nhau về kinh nghiệm đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng Đảng; tăng cường sự giao lưu hữu nghị với hình thức đa dạng và nội dung phong phú giữa thanh, thiếu niên hai nước, làm cho mối tình hữu nghị truyền thống đã được các bậc tiền bối cách mạng hai nước dày công vun đắp cũng như sự nghiệp hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

7- Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký Hiệp định biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và sự ổn định của khu vực. Hai bên đồng ý tuân theo nhận thức chung của các nhà lãnh đạo hai nước, nhanh chóng hoàn thành các công việc đàm phán tiếp theo có liên quan đến Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ, để Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ cùng với Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ sớm có hiệu lực, tích cực thúc đẩy và tăng nhanh tiến trình công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực tìm kiếm khả năng và biện pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc de dọa sử dụng vũ lực đối với những bất đồng nảy sinh, cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thỏa đáng với thái độ bình tĩnh, xây dựng không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

8- Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính chính phủ với Đài Loan.

9- Hai bên hài lòng với những nhận thức chung rộng rãi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên cho rằng hòa bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội đã trở thành trào lưu của thời đại hiện nay. Hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc tha thiết mong muốn thế giới hòa bình bền vững, cuộc sống yên ổn lâu dài; tha thiết mong muốn xây dựng một trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lý, thúc đẩy các nước cùng phồn vinh và phát triển. Hai bên phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền trong công việc quốc tế; phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Hai bên chủ trương tôn trọng lịch sử văn hóa, chế độ xã hội, mô hình phát triển của các nước và các nền văn minh trên thế giới.

Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức Asean trong việc giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục góp sức tăng cường quan hệ đối tác láng giềng tin cậy giữa Trung Quốc và các nước Asean, nỗ lực và đóng góp tích cực vào sự ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu á, đặc biệt là khu vực Đông á.

10- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thể, nồng nhiệt và hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời gian thuận tiện trong năm tới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời"./.

No comments: