Phải Đánh Đổi Những Gì Để Về Sống Tại Việt Nam
unknown-unknown
9-6-2009
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=332357#post332357
Tôi mới vừa trở lại Hoa Kỳ sau một chuyến công tác ngắn ngủi tại VN. Gặp lại hai thằng bạn thân từ trại tị nạn VN, một cơ hội hiếm có.
Một thằng bạn thân của tôi, một kỷ sư điện tử mới bị thất nghiệp trong cuộc khủng hoảng KT hiện tại, đang muốn trở về sống luôn tại VN. Ý định này không có gì mới hay ngạc nhiên với tôi, bởi nó đã âm ỷ cháy trong tâm thức của thằng bạn thân thiết nhất này của tôi tại HK từ bao nhiêu năm nay. Tôi luôn nói với nó rằng, việc về sống luôn tại VN là một điều không đáng và nó nên đi chơi VN vài tháng cho thỏa chí và thỏa mãn nỗi nhớ quê hương, trước khi tiếp tục cuộc sống tại HK. Thật ra, bạn tôi sau khi thất nghiệp có một "job offer" khác, nhưng không đã nhận bởi nó muốn lợi dụng thời gian thất nghiệp này để về VN tìm hiểu thêm về khả năng có thể trở lại sống nơi chôn nhau cắt rốn này.
Tôi không phản đối việc bạn tôi về sống tại VN, nhưng tôi phản đối những lý do và những việc bạn tôi sẳn sàng làm để có thể về sống tại VN. Đây là những lý luận được đưa ra từ cả hai bên, của tôi và bạn tôi, trong một cuộc tranh luận có thể là khá "sôi nổi" nhưng cũng đầy sự cảm thông giữa hai thằng bạn, có sự làm chứng của hai vợ chồng người bạn mà tôi tá túc tại gia nhà của họ trong thời gian tôi làm việc tại VN.
Trong những dịp đi chơi với hai đứa bạn thân này tại VN, tôi thường xuyên nghe thằng bạn (muốn về VN) về cảm giác vui vẻ mà nó cảm nhận khi trong thời gian khoảng gần hai tháng mà nó về VN du ngoạn, cũng như về việc "sống chung với lũ" như là một cách đối phó với những điều bất bình thường nhan nhản tại VN. Dần dần, tôi nhận ra rằng thằng bạn thân tôi sẳn sàng đánh đổi những điều căn bản tự do nhất mà nó đã liều mạng tìm kiếm, giống như tôi, cách đây hơn 20 năm. Và điều này làm cho tôi hết sức bực bội và đau lòng. Trong một buổi cơm tối đi với hai vợ chồng người bạn, cuộc tranh luận đã xảy ra.
Bởi đã là bạn thân từ 20 năm qua, tôi hiểu rõ những điểm mạnh yếu của thằng bạn thân, về tất cả phương diện từ thể lực đến tâm lý, từ khả năng chuyên môn nghề nghiệp đến tánh tình. Bạn tôi là một người giàu tình cảm nhưng cũng rất bộc trực, nóng nảy trước những sai trái của cuộc sống. Nó thường hay nóng giận dùm cho cả tôi, khi tôi kể lại về những việc mà những đồng nghiệp (cũng là Việt Kiều) đã làm đối với tôi hay đám cấp dưới tại VN.
Tôi đặt vấn đề về việc khả năng bạn tôi có thể hội nhập tại một cuộc sống hết sức xô bồ, lộn xộn về mặt trật tự xã hội (giao thông, môi trường) cho đến những thay đổi theo chiều hướng xấu đi về mặt đạo đức của con người nói chung. Trong cuộc tranh luận này, tôi đã nói thẳng thắn (trước mặt hai vợ chồng người bạn) về việc xã hội VN ngày nay ngày càng có nhiều người xấu hơn người tốt. Thằng bạn này của tôi cho rằng tôi đang nói xấu về dân tộc mình. Tôi nói rằng không phải tôi đang nói xấu đồng bào mình, nhưng đang nói lên một hiện tượng thật sự đang xảy ra tại VN và tôi cho nó biết lý do của sự suy đồi là do hệ thống giáo dục và chế độ cai trị của CS đã bào mòn đi những đức tính tốt đẹp của đa số con người Việt nam. Hai vợ chồng người bạn của tôi cũng xác nhận điều này khi họ nói về quan hệ bạn bè ngày nay không còn giống như xưa, khi những người trở nên khá giả trong đám bạn bè(vì bất cứ lý do gì, nhưng thường là do tham những bất chính) sẻ từ từ cách xa đám bạn bình thường hay vẫn còn nghèo khó hơn.
Anh bạn của tôi cũng nói về sự ganh tị thường có ở xã hội VN, ngay cả trong những nhóm bạn chơi lẫn nhau. Một ví dụ nhãn tiền nhất là anh bạn này vừa bị một người bạn, vốn cũng là một người đã mang ơn anh ta cứu giúp từ mấy năm trước, đã phản bội và nói xấu anh ta nhằm "hớt" tay trên một phi vụ làm ăn. Người bạn này, nhân cơ hội anh bạn này đang đi qua HK thăm con đang du học, đã làm việc một cách vô trách nhiệm (hay chính xác hơn là cố tình phá hoại) để anh bạn của tôi đã phải mất uy tín với khách hàng, buộc phải đền bù và mất hợp đồng vốn đã được ký kết. Đối tác của anh bạn tôi, một tổng giám đốc của một tập đoàn FDI nước ngoài, đã tiết lộ là người này đã nói xấu anh bạn tôi với họ về một số điều. Nhưng kẻ này đã "underestimate" về sự thân thiết của anh bạn tôi với người TGD này. Kẻ phản bội này nghĩ rằng, nếu nói xấu và làm mất uy tín của anh bạn tôi, thì công ty này sẻ chọn anh ta để xây một nhà xưởng mới (tôi không thể hiểu được logic của con người này được).
Tôi nói với thằng bạn tôi rằng, thực tế sống và làm việc trong vài năm trước cho tôi thấy rằng, xã hội VN đang tồn tại những hành động gian dối nhiều hơn những hành động lương thiện (cho dù những người có bản chất vốn dĩ tốt đẹp, nhưng đã bị tha hóa hay thỏa hiệp để làm những chuyện trái với đạo đức, lương tâm, và luật lệ xã hội). Thằng bạn của tôi cho rằng tôi nói xấu và khuếch đại những xấu xa của con người VN trong nước.
Tôi dùng ví dụ về chế độ cai trị tại VN hiện tại, chỉ ra rằng có thể 9/10 những người đang nằm trong guồng máy cai trị đang là những kẻ sâu mọt, bòn rút tham nhũng và sách nhiễu những người dân bình thường. Tôi nói rằng, những người trong hệ thống cai trị tại VN, nếu không tự động "từ chức" thì phải thỏa hiệp để biến thành những con người xấu, thì mới có thể tồn tại trong hệ thống này cho dù lúc ban đầu họ là những con người tốt. Bạn tôi nói rằng, ở Hoa Kỳ cũng đầy dẫy những người xấu ở các công xưởng hay các cơ quan chính quyền chứ không riêng gì VN. Tôi phản biện rằng không bao giờ tôi cho rằng xã hội Hoa Kỳ là toàn những người tốt, nhưng kết cấu chính trị và xã hội được xây dựng trên những nguyên tắc đúng đắn, giúp giảm thểu việc những người xấu có thể lạm dụng quyền hành, chưa kể việc không khuyến khích "người tốt" trở thành người xấu khi vào làm việc tại cho các cơ quan chính quyền hay các công xưởng.
Tôi đặt ra một trường hợp nếu bạn tôi, nếu sống tại VN sẻ bị những kẻ trong chế độ cai trị CS nhũng nhiễu, đòi hối lộ thì bạn tôi sẽ làm gì. Bạn tôi nói rằng nó cũng sẻ phải "hối hộ" như một trong những việc làm "sống chung với lũ" để đánh đổi về việc được sống tại VN. Quả thật, tôi thật sự cảm thấy sốc về câu trả lời này. Tôi hỏi rằng như vậy liệu bạn tôi đang sắp phải đánh đổi "nhân cách" của mình để được sống tại VN. Tôi cho rằng việc hối lộ là một hành động "luồn cúi" mà đa phần những người dân VN đang phải gánh chịu. Tôi hỏi tại sao bạn tôi, đã thoát khỏi một chế độ đầy dẫy sự áp bức về chính trị (từ chế độ cai trị) cho đến xã hội (trong quan hệ chủ tớ), lại muốn tự nguyện chui trở lại vào chiếc lồng sau khi đã thoát khỏi nó.
Bạn tôi phản biện như sau:
1. Việc chấp nhận phải hối lộ không phải là "đánh đổi" nhân cách nhưng là một hành động "sống chung với lũ." Hàng triệu con người VN đang sống như vậy, đâu có nghĩa là đang mất "nhân cách." Bạn tôi, và hai vợ chồng người bạn, cho rằng khi hối lộ cho đám công chức cấp thấp (như công an phường, công chứng) để họ làm việc, là thực ra đang "sai khiến" những người này thay vì đang bị "sách nhiễu, hạch sách" để phải chung chi.
2. Việc áp bức trong quan hệ giữa người với người cũng thường xảy ra tại Hoa kỳ trong các hãng xưỡng, chứ không riêng gì ở VN. Bạn tôi đem ra nhưng ví dụ mà nó thấy, hay nghe kể lại về việc những người bị gánh nặng gia đình (mượn nợ nhiều, etc.), phải bị áp bức từ cấp trên phải ngậm "bồ hòn làm ngọt", etc.3. Bạn tôi nói rằng việc đánh đổi những tự do cá nhân khác, để khỏi bị sự dằn vặt về nỗi nhớ quê hương khi sống ở xứ người, là một sự đánh đổi tương đồng (hay xứng đáng.)
Tôi phản biện rằng:
1. Hành động hối lộ là một cách sống "luồn cúi" là theo đúng định nghĩa của hành động đó, chứ không thể "massage" nó bằng một định nghĩa nào khác. Việc dùng chữ "sống theo lũ" chỉ là ngụy biện. Việc người trong nước phải sống như vậy là bởi họ không có sự chọn lựa nào khác.
2. Quan hệ áp bức chủ tớ ở Hoa Kỳ, xảy ra ở mức độ ít hơn tại Hoa Kỳ, và nó chỉ xảy ra ở phạm trù dân sự xã hội, khác với sự áp bức trù dập chính trị xảy ra nhan nhản tại VN. Thêm vào đó, sự áp bực trong quan hệ chủ-tớ ở VN xảy ra với cường độ gấp nhiều lần và ở mức độ nặng nề hơn gấp nhiều lần. Tôi nói những ví dụ mà nó nêu ra là những trường hợp cá biệt, bởi bản thân nó và đa phần bạn bè của nó lẫn tôi, đều chưa từng trải qua việc này. Tôi nói rằng, nếu những người (bị chèn ép bởi cấp trên) biết "liệu cơm gắp mắm" không mượn nợ quá khả năng chi trả trong trường hợp bị thất nghiệp thì không có gì phải sợ nếu bị chủ đuổi việc. Thêm vào đó, luật lệ của các công ty tại Hoa Kỳ khá chặt chẻ, nên một cấp trên không dễ gì đuổi việc cấp dưới, nếu không có những sai phạm nghiêm trọng về lỗi. Tôi nói rằng, đa phần những bất đồng giữa cấp trên-cấp dưới tại Hoa Kỳ thường liên quan đến những bất đồng về chuyên môn hay về khác biệt về tính tình giữa cấp trên cấp dưới. Tôi cho rằng, ở Hoa Kỳ rât hiếm có việc nhũng nhiễu cấp dưới để được "nhận phong bì" hay đòi hỏi cấp dưới làm những việc sai trái mang tính cách lạm dụng, nhũng nhiễu, hay tham nhũng như thường xảy ra tại VN.
3. Tôi nói rằng nỗi nhớ quê hương luôn nằm trong "tiềm thức" của mỗi con người, kể cả trong bản thân tôi (và nó đã là một trong những yếu tố thôi thúc tôi trở về làm việc tại VN trước đây). Nhưng tôi cho rằng, "lá rụng về cội" mang yếu tố bản năng, nên việc chấp nhận việc đánh đổi những giá trị mà tôi cho thuộc về "nhân cách" mang yếu tố "lý trí" là không thể đánh đổi. Việc phải chấp nhận bản thân bị chèn ép, nhũng nhiễu để phải chung chi cho đám cai trị vô nhân, theo tôi là một việc làm đánh đổi "nhân cách con người" mà tôi không bao giờ chấp nhận, cho dù lòng thương nhớ về quê hương có mạnh mẻ đến chừng nào.
Bạn tôi nói rằng, nếu những người già cả, đang sống tại Hoa Kỳ hay các xứ sở tự do khác ở Tây Phương, nếu không bị phụ thuộc vào những đồng tiền trợ cấp + bảo hiểm y tế, thì họ đã về VN sống hết rồi. Tôi nói đó là điều không sai. Tức là nếu VN là một xứ sở thịnh vượng và tự do, nơi con người được chăm sóc và bảo vệ theo đúng giá trị của họ (tức người già phải được chăm sóc,) thì không những họ mà cả tôi và những người trẻ tuổi khác không việc gì đã phải bỏ xứ ra đi. Nhưng một thực tế là một số lượng lớn, kể cả người lớn tuổi, vẫn chọn xứ người để sống mặc cho đời sống tinh thần có bị "thiệt thòi" do nỗi nhớ nhà, cho thấy rằng đa số đã chọn (và đa số thường đúng nhiều hơn sai) và đánh đổi những cái mà họ cảm thấy giá trị hơn.
Còn nhiều điều khác chúng tôi đã tranh cãi, mà khó có thể nhớ hết được. Nhưng cảm giác của tôi là buồn và thất vọng về những điều mà thằng bạn thân tôi sắp phải "thỏa hiệp" để được sống tại VN. Tôi cho rằng, một trong những lý do mà thằng bạn tôi suy nghĩ như vậy, bởi nó vốn ít (hay có thể nói là không để ý) gì đến những vấn đề liên quan đến chính trị, những thối nát tận gốc rễ của đám chóp bu trong chế độ cai trị tại VN. Tôi nghĩ nếu bạn tôi tham gia, theo dõi những tranh luận tại x-cafe, có thể quan điểm và suy nghĩ của nó sẽ khác xa mới những gì nó đang suy nghĩ.
Xin mời các bạn cho ý kiến!
unknown
Xem phần thảo luận tại đây :
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=332357#post332357
No comments:
Post a Comment