Monday, June 22, 2009

LIÊN HIỆP CHÂU ÂU YÊU CẦU VIỆT NAM THR LS LÊ CÔNG ĐỊNH

EU yêu cầu thả nhanh LS Định
Cập nhật: 13:59 GMT - thứ hai, 22 tháng 6, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090622_lecongdinh_latest.shtml
Hơn một tuần sau khi LS Lê Công Định bị bắt khẩn cấp tại TPHCM, hôm nay, Liên hiệp châu Âu chính thức lên tiếng nhắc lại lời kêu gọi Việt Nam thả ông Định một cách nhanh chóng.

Trong thông cáo báo chí hôm 22/06/2009 gửi ra từ Đại sứ quán CH Czech, nước đang làm chủ tịch luân phiên của EU, các lãnh đạo Sứ bộ EU tại Hà Nội nêu quan ngại về điều kiện ông Định bị bắt giữ, việc không được tư vấn pháp lý.
Đặc biệt là các nhà ngoại giao Liên hiệp châu Âu quan ngại về vụ phát trên đài truyền hình quốc gia và các kênh truyền thông đoạn video ba phút vào tuần trước, mô tả ông Định đang đọc lời thú tội.

Thông cáo đưa ra qua lời ông Roman Musil từ Đại sứ quán Czech, EU cũng nhắc lại cuộc đối thoại nhân quyền với chính phủ Việt Nam và muốn nước này thả nhanh chóng Luật sư Lê Công Định cùng tất cả những ai hoạt động bất bạo động bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ một cách hòa bình.

EU hoan nghênh "tiến bộ rõ rệt mà Việt Nam đạt được trong việc cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội của công dân và trong cả tự do tôn giáo."
Nhưng Liên hiệp châu Âu cũng nói "vẫn có những quan ngại nghiêm trọng gần đây về các diễn biến trong lĩnh vực quyền dân sự và quyền chính trị, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận".
EU bày tỏ quan điểm rằng luồng thông tin tự do và việc chia sẻ ý tưởng là "sống còn" cho một xã hội phát triển bền vững tại Việt Nam.

Đối thoại nhân quyền
Vụ bắt khẩn cấp LS Định hôm 13/06 cũng trở thành đề tài trong cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu tổ chức hôm thứ Ba 16/06 tại Hà Nội.
Đây là cơ chế trao đổi quan điểm về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, tổ chức một năm hai lần.
Gần đây nhất, báo cáo nhân quyền Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Miliband công bố cuối tháng 3/2009 nói tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2008 vẫn có những điểm gây quan ngại bất chấp một số tiến bộ.
Anh nói Hà Nội đã cố gắng để tăng quyền dân sự và chính trị cũng như mở rộng tự do tôn giáo.
Nhưng báo cáo cũng nói về những 'thụt lùi' về quyền con người.
Họ nêu ra sáu lĩnh vực gây quan ngại bao gồm: tự do thể hiện ý kiến, việc trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo, số án tử hình cao và cách quản lý và tính chịu trách nhiệm của chính quyền.
Về truyền thông, báo cáo nói: ''Chúng tôi thấy sự thắt chặt rõ ràngđối với truyền thông đại chúng trong năm 2008.''
Bộ Ngoại giao Anh nhắc tới các vụ xét xử nhà báo, blogger và vụ một nhà báo Mỹ bị công an ''đánh bị thương''.
Báo cáo nói Liên hiệp châu Âu hiện vẫn đang có danh sách tù nhân và người bị giam giữ mà họ cho rằng không đúng mức ở Việt Nam và danh sách tính tới tháng Mười năm ngoái vẫn có hơn 40 người.

No comments: