Tuesday, June 23, 2009

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ TRONG VỤ LÊ CÔNG ĐỊNH

Khía Cạnh Pháp Lý
TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Ba, 6/23/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=146132
Nhìn dưới khía cạnh pháp lý, vụ công an vây bắt luật sư Lê Công Định có phải là hợp pháp, dù là dưạ theo chính luật pháp của nhà nứơc CSVN? Và tại sao các luật sư qúôc tế lại bênh vực luật sư Lê Công Định, đòi xét xử minh bạch. trong khi nhiều luật sư quốc nội đồng thanh kết án luật sư này cho dù là tòa chưa xử gì hết?

Có một khía cạnh của vụ án cần suy nghĩ: mọi người tập trung vào luật sư Lê Công Định, và không có bao nhiêu người nhắc về Trần Huỳnh Duy Thức, một kỹ sư tin học và là một gíam đốc của một công ty tin học, bị bắt chung vụ. Và lại càng ít nhắc tới các nhân vật phụ bị bắt hai ngày sau khi công an bắt luật sư Chấn.Điều lạ nữa: Không có đảng hay tổ chức nào nhận là các đương sự thuộc tổ chức của mình? Lý ra, đây là cơ hội để đảng, hay tổ chức của mình được nổi tiếng vì đã có khả năng mời luật sư Lê Công Định tham gia hoạt động chứ?

Vậy đó, có phải là sự “bỏ rơi” naỳ là cần thiết? Và nếu tổ chức nào đó đã sẵn sàng “phủi tay,” bỏ mặc luật sư Lê Công Định thì nói gì tới các nhân vật phụ của hồ sơ này. Nhất là, khi luật sư Định đã “đọc bản nhận tội,” theo các bản tin và băng hình từ báo qúôc nội.
Nhìn cho kỹ, vụ bắt này trông không giống như phim ảnh Hoa Kỳ mà chúng ta thấy trên TV. Bất kể là chuyện “bắt khẩn cấp,” mà cảnh sát không hề đọc một câu thần chú “bạn có quyền giữ im lặng, cho tới khi gặp luật sư...” và vân vân. Hay là kiểu phim Mỹ không áp dụng ở VN?

Vậy ý kiến luật sư quốc nội ra sao? Và, vụ bắt luật sư Lê Công Định có hợp pháp hay không? Đài RFA, trong bản tin hôm 21-6-2009, phóng viên Trân Văn ghi lời phỏng vấn từ một số luật gia quốc nội, và nêu các điểm đáng chú ý sau:
-- Vụ này không có quyền bắt khẩn cấp, vì luật sư Lê Công Định không có dấu hiệu tẩu thoát hay tẩu tán hồ sơ, chứng cứ gì... Thế nên, “bắt khẩn” là sai phạm luật pháp của chính nhà nứơc CSVN.
-- Cũng nói qua đàì RFA, công an bắt khẩn cấp vào lúc chưa có chứng cứ. Bắt xong, mới đi tìm chứng cứ.
-- Công an đọc lén thư điện tử... mà theo luật CSVN, đọc lén là không hợp pháp.
-- Đặc biệt, công an khi họp báo đã tặng “phong bì” cho các nhà báo. Đaà RFA viết, “Một số blogger là nhà báo ở Việt Nam kể rằng, khi dự những cuộc họp báo hôm 13 tháng 6, họ đã được đối đãi tử tế hơn hẳn bình thường. Chưa kể mỗi người còn được tặng một phong bì, bên trong có 300.000 đồng.” Tại sao như thế?
Trong khi đó, đaì BBC loan bản tin rằng Liên Âu “yêu cầu thả nhanh LS Định.”

Bản tin BBC viết, “Trong thông cáo báo chí hôm 22/06/2009 gửi ra từ Đại sứ quán CH Czech, nước đang làm chủ tịch luân phiên của EU, các lãnh đạo Sứ bộ EU tại Hà Nội nêu quan ngại về điều kiện ông Định bị bắt giữ, việc không được tư vấn pháp lý.

Đặc biệt là các nhà ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu quan ngại về vụ phát trên đài truyền hình quốc gia và các kênh truyền thông đoạn video ba phút vào tuần trước, mô tả ông Định đang đọc lời thú tội.
Thông thông cáo đưa ra qua lời ông Roman Musil từ Đại sứ quán Czech, EU cũng nhắc lại cuộc đối thoại nhân quyền với chính phủ Việt Nam và muốn nước này thả nhanh chóng Luật sư Lê Công Định cùng tất cả những ai hoạt động bất bạo động bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ một cách hòa bình...” (hết trích)

Tại sao Liên Âu đòi hỏi như thế? Có phảỉ vì khi bắt là sai luật pháp? Có phải công an đã không cho phép luật sư Lê Công Định giữ im lặng, mà lại thúc ép đọc “lời nhận tội”? Và cái gọi là lời nhận tội đọc trong hoàn cảnh đó, trong khi không có luật sư biện hộ bên cạnh, sẽ có giá trị pháp lý qúôc tế nào hay không?

Sau khi chúng ta nghe ý kiến từ luật sư quốc nội qua đài RFA, rồi nghe ý kiến Liên Âu qua BBC, bây giờ là ý kiến Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế (IBA) qua đài VOA. Bản tin ngày 19-6-2009 của VOA nói:“Hiệp hội luật sư quốc tế nói rằng việc Việt Nam bắt giữ 'một cách tùy tiện' một luật sư nhân quyền là đi ngược lại với các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế và với chính hiến pháp của Việt Nam.
Viện Nhân Quyền của Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế (IBA) đã đưa ra lời nhận định này trong một lá thư gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Tư và hãng thông tấn Pháp AFP cũng nhận được bản sao lá thư này vào chiều ngày thứ Năm.
Theo AFP thì lá thư bày tỏ quan ngại rằng vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định hôm thứ bảy tuần trước có liên hệ trực tiếp tới hoạt động của ông với tư cách là một luật sư đã biện hộ cho các nhà hoạt động dân chủ và là người gần đây đã tham gia vào việc phản đối dự án khai thác bauxite gây nhiều tranh cãi ở Tây Nguyên.
Lá thư do hai đồng chủ tịch Viện nhân quyền là Thẩm phán Nam Phi Richard Goldstone và ông Martin Solc của Cộng hoà Czech ký, có đoạn viết 'chúng tôi quan ngại rằng vụ bắt giữ này có thể liên quan đến việc ông Lê Công Định đã đưa ra những quan điểm chỉ trích chính phủ Việt Nam'.
Viện nhân quyền là một bộ phận của Hiệp hội Luật sư Quốc tế có trụ sở ở London. Hiệp hội này đại diện cho 30,000 luật sư trên toàn thế giới.
Lá thứ cũng lưu ý rằng hiến pháp Việt Nam cũng như Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết, đều có qui định về việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Công ước này cũng có những điều khoản ngăn cấm việc bắt người bừa bãi.
Lá thư viết tiếp rằng vì lý do đó mà hiệp hội quan ngại rằng vụ bắt giữ này đã mâu thuẫn với chính Hiến Pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế...” (hết trích)

Thực ra, vẫn còn ý kiến của một số luật sư trong nước, đã lớn tiếng lên án luật sư Lê Công Định, và các lời lên án này đăng rộng rãi trên báo chí quốc nội. Nhưng không ai chú ý, vì chỉ là nối dài trang báo Công An thôi.

Điều chúng ta muốn thấy rằng, luật sư Lê Công Định cần có một luật sư bào chữa vững vàng, được tự do tiếp cận để xem xét hồ sơ và “chứng cứ,” và có quyền gọi các nhân chứng ra tòa để trình bày -- và nếu luật sư bào chưã thấy cần, có thể gửi thư mời các nhân vật có tên trong hồ sơ thuộc các đảng pháí mà luật sư Lê Công Định bị xem là có liên hệ ra trình bàỳ trứơc tòa, trong một phiên tòa công khai.

Và thêm nữa, cần có luật sư bào chưã cho anh Trần Huỳnh Duy Thức và các nhân vật phụ bị bắt chung hồ sơ.

Nếu không làm những chuyện đơn giản như thế, thì còn gì mà nói nữa.


No comments: