Sunday, June 7, 2009

CHIẾN LƯỢC BIỂN "LỚN"

“Chiến Lược Biển (Lớn)!?”

Đăng bởi vantuyen.net on Tháng Sáu 7, 2009

http://baotoquoc.com/2009/06/07/%e2%80%9cchi%e1%ba%bfn-l%c6%b0%e1%bb%a3c-bi%e1%bb%83n-l%e1%bb%9bn%e2%80%9d/

Tháng 4/08, trong khi nhiều nơi trên Thế giới phản đối cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh 2008, Đài Loan cũng tẩy chay, không rước đuốc Thế vận thì CSVN lại nhờ lực lượng công an Tầu Cộng qua giúp bảo vệ rước đuốc! Công an CSVN dọa rằng những người biểu tình phản đối có thể bị lực lượng an ninh CS Tầu giết chết!

Ngày 23/4/08 bộ trưởng ngoại giao Tầu Cộng Dương Khiết Trì qua VN để hối thúc việc “phân định biên giới, lãnh hải” và chỉ thị cho Hà Nội bảo vệ “tốt” rước đuốc ngày 29/ 4 sắp tới.

Người viết đã có nhận định:

RƯỚC VOI !

Cộng Tầu rước đuốc, Vẹm mời voi !

Cô độc Bắc triều đỡ lẻ loi

Tận tụy cúc cung dù khác giống

Khinh khi từ khước dẫu cùng nòi

Chư hầu được dịp nêu công trạng

Thiên tử chắc chi đã thụt vòi

Ác hiểm gian tham truyền thống Hán

Sau ngày Thế vận để mà coi !

(24/4/08)

Từ ngày đó đến nay chỉ mới một năm mà đã có biết bao biến cố xẩy ra đúng y: VC công khai dâng Tây Nguyên cho thiên triều, Trung Cộng tăng cường tàu chiến đến biển Đông để ngăn cấm, xua đuổi, ủi chìm bất cứ tàu đánh cá nào của ngư dân VN dám lai vãng, ngay cả trên hải phận của VN! Bắc Kinh cho tuồn hàng hóa tràn ngập vàoVN bằng hai đại đao xa lộ chỉa thẳng vào Hà Nội đã hoàn tất, chưa kể hàng lậu tuôn vào mọi ngõ ngách trên biên giới phía Bắc, phía Lào và trên mặt biển!

Mặt trận kinh tế đã và sẽ làm cho dân VN liểng xiểng, lao đao mà chẳng biết đối phó ra làm sao, đảng và nhà nước CS nhiều thập niên ngụp lặn trong nền kinh tế chỉ huy, chỉ lo giữ vững ngôi báu nên chẳng có chút vốn liếng kinh nghiệm gì trước khi mở cửa, vừa lấm lét bước tới vừa nhìn lui, nhất nhất đi theo sự dẫn dắt gạt gẫm của Bắc Kinh. Từ hợp tác “chiến lược toàn diện” đến “vành đai kinh tế” rồi “đặc khu kinh tế” đưa đến hậu quả phát triển kinh tế là phải: Học cách cùng tồn tại hòa bình với hàng Trung Quốc

Làm sao mà “tồn tại hòa bình được” chỉ có chết chìm trong điêu đứng, đến nay mới hốt hoảng:

Theo (TuanVietNam05/06/2009 06:02 (GMT + 7)) -Đương đầu với cuộc “tổng tấn công”của hàng Trung Quốc: Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.

Bài viết thú nhận kết quả thâm hụt mậu dịch “kỷ lục”của VN đối với TC là không có dấu hiệu suy giảm.

Thế nhưng quan chức Hà Nội vẫn tự ru ngủ: “theo đánh giá của Bộ Thương mại, Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội vô cùng to lớn tại đất nước hơn 1 tỷ dân này.”

“Từ năm 2004, lãnh đạo hai nước đã xác định: Với lợi thế địa lý số 1 – có chung đường biên giới trên bộ dài đến hàng ngàn km - với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy tương đối thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, hoạt động buôn bán qua biên giới giữa hai nước là một bộ phận cấu thành của quan hệ kinh tế.”

Trong khi TC đã có “Tầm nhìn chiến lược”: từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa nền kinh tế, đã xác định “mở cửa toàn diện, nhiều hình thức, nhiều tầng”, trong đó có mở cửa ven biên giới đất liền.

“Trung Quốc thực hiện những chính sách ưu đãi như: xóa bỏ mọi sự hạn chế về hình thức sở hữu đối với các thành phần tham gia mậu dịch biên giới; xóa bỏ mọi sự hạn chế, ràng buộc của chính quyền địa phương sở tại đối với mậu dịch biên giới; xóa bỏ sự hạn chế về kim ngạch, đảm bảo các giao dịch của mậu dịch biên giới qua một cửa; thực hiện việc miễn thuế, giấy phép xuất nhập khẩu đối với những hàng hóa bình thường….”

Phía VC thì chẳng có chính sách gì hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, bài báo kêu gọi:

“Đừng để doanh nghiệp Việt Nam đơn độc”

“Một khi Việt Nam đã gia nhập WTO, những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp quá trực tiếp, “lộ liễu” không còn được chấp nhận nữa vì có thể vi phạm điều lệ. Nhưng vẫn có những việc Chính phủ có thể làm – và làm tốt – để giúp doanh nghiệp nội đương đầu với hàng ngoại.

Ví dụ như cung cấp thông tin về thị trường Trung Quốc và các chính sách của Bắc Kinh đối với các thị trường láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam. Sao cho không còn những vụ như vụ dưa hấu Việt Nam bị ách ở cửa khẩu Tân Thanh vì doanh nghiệp không cập nhật được những thay đổi trong luật kiểm dịch của Trung Quốc.”

Và khuyến cáo:

“Doanh nghiệp VN: Phải tự cứu mình”

“Trước làn sóng hàng Trung Quốc, không còn thời gian để mỗi doanh nghiệp Việt Nam trong ngành có liên quan bình tâm chờ đợi một chiến lược hay vài chính sách “hỗ trợ” từ phía Nhà nước.”

Một kết luận, gợi ý:

“Nhưng dẫu sao thì, việc hàng nghìn người tiêu dùng Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối thỏa thuận nhập khẩu thịt bò Mỹ (“món” này cũng bị người Nhật Bản tẩy chay), người tiêu dùng Trung Quốc tổ chức những phong trào bài hàng hóa Nhật, cũng khiến chúng ta nên xem xét đôi chút về tinh thần dân tộc. Dĩ nhiên, đó lại là một câu chuyện khác rồi.”

-Chỉ mới khám phá chất độc hại trong thực phẩm TC mà một kỷ sư đã bị đuổi việc, chuyện biểu tình chống hàng hóa TC chớ có nằm mơ!

Một bài cảnh báo khác nói về hàng lậu, cùng tờ báo trong ngày:

“Đã đến lúc tuyên chiến với hàng nhập lậu từ Trung Quốc 05/06/2009 10:53 (GMT + 7) (TuanVietNam)- Đã đến lúc Quốc hội và Chính phủ phải ban hành Luật phòng chống buôn lậu và có chế định pháp lý phân công trách nhiệm rõ ràng, chấm dứt sự trùng dẫm hiện tại.”

Tình hình đã đến hồi nguy ngập, không thể “cùng tồn tại hòa bình với hàng hóa Trung Quốc” được nữa !

Mới vào WTO, VC huênh hoang: “Vươn ra biển lớn”, nhưng chưa đầy một năm lạm phát phi mã, vật giá tăng vọt, tham nhũng lớn mạnh:

ĐỪNG NGHE VẸM NÓI…

Nhìn lên miệng giếng Vẹm huênh hoang

Thực tế giờ đây đã rõ ràng

Thuyền thúng đội đầu ra biển lớn

Dép râu ôm bụng vượt không gian

Tiền Hồ in lạm tài kinh tế

Bão giá tăng dần giỏi việc quan

Tham nhũng ! Hứa, thề: cấp bách chống

Hãy chờ, cứ đợi, chớ kêu than !

(21/2/08)

Từ thành lập huyện đảo Tam Sa, xua đuổi các hảng dầu khí của Anh , Mỹ ra khỏi hải phận VN, nay Tàu Cộng tăng cường tàu chiến kiểm soát biển Đông, đâm chìm tàu đánh cá của VN hoặc cướp đoạt phương tiện, phạt tiền và xua đuổi, tất cả tàu bè khác phải nằm bờ bãi. Hà Nội câm lặng tự sướng với “Chiến lược biển đến năm 2020!”

Nhiều ý kiến của các “quan chức, trí thức khoa bảng VC” qua bài báo TuanVietNam-04/06/2009 09:12 (GMT + 7) Kinh tế biển: Cần chính sách nhất quán và hợp tác quốc tế Với ba mặt giáp Biển Đông, VN ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao, và làm gì để thoát khỏi tình trạng này?

Sau khi nêu lên những điểm khó khăn và trở ngại về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, những khiếm khuyết yếu kém của đảng và nhà nước, những phương án, những biện pháp để đối phó với tình hình được đề nghị…nói chung là:

-Phải có chính sách nhất quán và “tư duy biển”:

“Điều quan trọng và cấp thiết là Việt Nam phải có một chính sách quốc gia về biển mang tầm chiến lược và tổng hợp hơn, theo nghĩa phải quán triệt tư duy về biển cho toàn xã hội. Ông Hoàng Việt nhận xét:

Như hiện nay, chúng ta đang bị phân tán. Nhà nước chưa có chính sách nhất quán, hoặc có mà chưa phổ biến cụ thể tới các “công dân biển”, còn người dân thì… không biết”.

“Ông Nguyễn Chu Hồi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo - cũng có ý cho rằng chúng ta đang “có vấn đề” từ chiến lược: “Việt Nam thiếu tính nhất quán về đường lối. Các chính sách, ví dụ Luật Biển, được ban hành rất chậm, chứng tỏ một sự ngắn hạn, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy về biển. Chúng ta đang “vươn ra biển lớn” với cái thế, cái tư duy rất “thuyền thúng””.

“Nếu so với khu vực, thì Trung Quốc đã có tầm nhìn chiến lược về Biển Đông từ rất lâu, với nhiều nghiên cứu khoa học bài bản và chiến dịch tuyên truyền rộng khắp về giá trị kinh tế cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Một số nghiên cứu của họ cho rằng trữ lượng dầu khí tại quần đảo Trường Sa lên tới 100 tỷ thùng (tuy rằng chưa nước nào trong khu vực thật sự tiến hành công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu ở đây).

“Về phần mình, Việt Nam vẫn chưa có một chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhân lực, trình độ kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi phải có đầu tư lớn về vốn, công nghệ cho các ngành kinh tế biển. Vậy mà ngay đến mô hình quản lý Nhà nước về biển, chúng ta cũng đang lúng túng, khi đây là một vấn đề có sự tham gia của nhiều cơ quan trong các lĩnh vực khác nhau: thủy hải sản, vận tải, hải quan, dầu khí, an ninh quốc phòng, thậm chí môi trường.” (hết trích)

Những phát biểu rất thẳng thắn một cách ngây thơ để đi đến kết luân:

“Vươn ra biển lớn” – điều tất yếu

“Lấy đại dương nuôi đất liền” là xu hướng của thế giới hiện nay. Việt Nam, với những lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, không thể đứng ngoài xu hướng đó, và “Chiến lược biển đến năm 2020” cho thấy chúng ta đã bước đầu có tư duy kinh tế biển.

Ngành cá và đóng tàu là những ngành chủ chốt của cái mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam gọi là “kinh tế biển”, một ý tưởng được nêu trong “Chiến lược biển đến năm 2020” của Chính phủ.

Khai thác dầu và khí đốt ngoài biển và sử dụng bờ biển cho du lịch cũng là những lĩnh vực Việt Nam muốn phát huy” – ba nhà kinh tế Jago Penrose, Jonathan Pincus và Scott Cheshier đã viết như vậy vào năm 2007, sau khi Chính phủ ban hành “Chiến lược biển đến năm 2020”.

… Chính phủ hy vọng tới năm 2020, các ngành cá, đóng tàu, vận tải biển, du lịch và các ngành dịch vụ liên quan sẽ chiếm hơn một nửa GDP so với mức 15% GDP năm 2005. Nhu cầu của thế giới về cá nuôi và tàu biển trọng tải lớn đang tăng…

Với các lợi thế sẵn có, “Chiến lược biển đến năm 2020”, cùng những chương trình hành động cụ thể và nhất là những chính sách ngoại giao, chính trị và kinh tế nhất quán hơn, có thể hy vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện được mong ước trở thành cường quốc về biển.” (hết trích)

“Ba nhà kinh tế…” chỉ nhắm mắt đứng trên lãnh vực “kinh tế” để “thánh phán” phụ họa cho “Chiến lược biển đến năm 2020” dao to búa lớn của VC, trí thức xhcn vin vào đó để tự ru ngủ mà quên đi thực trạng về tham vọng bá quyền của Bắc triều là chỉ một mực gia tăng cấp số nhân và tịnh tiến với tinh thần cúi đầu thuần phục một cách quá ư nhu nhược hèn hạ của đảng và nhà nước CSVN.

Những nhân vật đứng đầu một quốc gia nếu không có được là những thiên tài lỗi lạc nhất thì tối thiểu cũng phải là những người có đủ kiến thức để lắng nghe và phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai, phải hoặc quấy. Đối với con người của đảng CSVN chỉ đủ khả năng nghe, hiểu và tiếp thu những lời ca tụng nịnh hót. Những ý kiến ích nước lợi dân làm sao lọt được vào tai những tên hoạn lợn như Đỗ Mười, những tên cặp rằng như Lê Đức Anh…

Không có nghề nào xấu, chỉ có những người không chịu phát huy đúng nghề nghiệp của mình để nhảy qua lãnh vực khác không thích hợp làm rối loạn xã hội. Một kỷ sư lâm nghiệp Nông Đứt Mạnh nếu được tiếp tục sẽ là viên chức tốt trong công việc phát triển và bảo vệ rừng hơn là một chủ tịch quốc hội, một lãnh tụ đảng ngu ngốc cúi đầu dâng mọi thứ của đất nước cho ngoại bang mà vẫn thấy mình là người yêu nước.

Một y tá bộ đội Nguyễn Tấn Dũng nếu chịu khó “tu nghiệp tại chức” có thể trở thành một bác sĩ điều trị giỏi hơn là nhảy lên ghế một thủ tướng, làm sao đủ tri thức để nghe được những lời phân giải đúng sai, lợi hại về việc xử dụng tài nguyên, chiến lược quốc phòng của cả đất nước, môi trường sinh sống của cả một dân tộc?

Nói cho ngay, cái lò luyện “nhân tài xhcn CSVN” chỉ sản xuất, tôi luyện và gạn lọc ra được một loại người như thế để ngoi lên đỉnh cao quyền lực!

Cho nên sau hội thảo về “khai thác bauxite Tây Nguyên”, mấy trăm chữ ký của “trí thức quan tâm”, ba bức thư “khẩn thiết kêu gọi” của đại công thần chế độ là cựu tướng Giáp, rồi quốc hội “chất vấn” mọi việc đều trở lại như cũ:

“…Đất nước trong tay quyền nó bán:

“Can ngăn thì chúng chẳng nghe đâu!”

(Sanh Điếu Võ Nguyên Giáp, sau khi đọc thư thứ nhất của ông Giáp gởi cho Nguyễn Tấn Dũng)

Tin mới nhất: Hà Nội đã phái thứ trưởng ngoại giao đến đại sứ quánTrung Cộng để năn nỉ van xin “thôi ngăn cấm ngư dân VN” với thứ ngôn ngữ được ngụy trang như “đề nghị, giao thiệp, lưu ý…” :

VNNet 21:03′ 07/06/2009 (GMT+7) “Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam”

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết, ngày 4/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.

Thứ trưởng cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị của phía Việt Nam.(Theo TTXVN)

Thái thậm ô nhục ê chề!

7/6/09

nguyễn duy ân

No comments: