Thursday, June 4, 2009

BÁO TÀU VIẾT VỀ QUÂN ĐỘI VIỆT

Giấc mộng thành “cường quyền khu vực“ của hải quân Việt Nam đến năm 2015
Hoàng Sa Trường Sa’s Blog
Monday June 1, 2009 - 08:01pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-YUyU5sE5bqcFBKQVPwtkvsJyac8qYGI-?cq=1&p=7712#comments

Hoàng Sa Trường Sa dịch từ mạng Sina Trung Quốc

Mấy năm trở lại đây dưới chính sách nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển tốc độ cao, mà nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài chủ yếu được lấy từ việc chiếm đoạt phi pháp tài nguyên tại Nam Hải (tức Biển Đông) (Bởi khả năng luyện dầu còn hạn chế, Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu thô. Sau khi Việt Nam chiếm bộ phận các đảo thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) liền tiến hành đấu thầu phân hàng trăm lô dầu khí trên vùng biển Nam Sa (Trường Sa), cấp tốc đấu thầu hợp thác khai thác dầu khí và khí thiên nhiên trên các vùng này. Một vài năm gần đây Việt Nam liên tiếp cùng với các nước Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nga, Pháp, Đức… kí kết các hợp đồng về thăm dò và khai thác dầu khí, khí thiên nhiên.

Việc khai thác phi pháp tài nguyên dầu khí tại Nam Sa (Trường Sa) đem về cho Việt Nam lợi nhuận lớn. Đến quý 1 của năm 2006 tổng công ty dầu khí Việt Nam đã khai thác sản lượng đạt tới 1237 vạn tấn, trong đó dầu thô là 86 075 tấn, khí thiên nhiên là 3,765 tỉ mét khối khí, sản lượng xuất khẩu dầu thô là 86 075 tấn, ngạch xuất khẩu đạt 4,14 tỉ đô là Mỹ. Việt Nam không những chỉ thu được những lợi ích to lớn về kinh tế mà còn lôi kéo được các quốc gia chủ yếu trên thế giới vào khu vực, khiến cho cục diện vấn đề Nam Sa (Trường Sa) bị quốc tế hoá.

Tính đến nay Việt Nam đã chiếm lĩnh 29 đảo Nam Sa (Trường Sa), về cơ bản khống chế khu vực phía Tây của quần đảo Nam Sa (Trường Sa). Nhằm duy trì những lợi ích về năng lượng thu được và mưu đồ tiến thêm một bước rộng hơn trong tương lai, lực lượng quốc phòng Việt Nam đang tấn tốc đầu tư nghiêng về Hải – Không quân.

Chính sách quốc phòng mới “Lục địa phòng thủ trên biển tấn công“

Sau đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, đã điều chỉnh chiến lược quân sự thành “lục địa phỏng thủ trên biển tấn công “đề xuất khái niệm mới về an ninh “Đầu tư sâu vào tuyến phòng ngự trên Biển, để giảm bớt phòng ngự lục địa“. Để thực hiện điều này hải quân Việt Nam thực hiện chế định lâu dài “Triển khai kế hoạch của năm 2000 trang bị cho hải quân Garba“ và “quy hoạch phát triển hải quân thế kỷ 21“. Tăng chi phí cho hải quân với số lượng lớn, và chi nhiều cho việc nghiên cứu chế tạo, mua sắm mới các tầu chiến cùng các vũ khí khác, còn xây dựng, mở rộng các quân cảng và cả các cảng dùng cho cả quân và dân sự trọng yếu tại các khu vực Trung, Nam bộ như Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cam Ranh…. và còn có kế hoạnh xây dựng một quân cảng mới tại khu vực bắc Bộ mà có khả năng đậu được cả những hàng không mẫu hạm trung bình. Một nhân vật trong quân đội Việt Nam tuyên bố: “Đến năm 2015 Việt Nam sẽ xây dựng được một lực lượng hải quân hiện đại hoá, đến lúc đó lực lượng hải quân Việt Nam sẽ có năng lực hộ tống viễn dương, và năng lực tác chiến trên biển, sẽ đạt được yêu cầu về bảo vệ các vùng biển đặc quyền và các vùng biển khác tương quan trong khu vực Biển Đông ”

Hiện nay hải quân Việt Nam phân thành 4 khu vực phòng thủ trên biển, tổng binh lực khoảng 5,5 vạn người, trong đó hải quân lục chiến 375 người, theo tin tức từ báo chí của Nga cho biết hải quân Việt Nam đang chế tạo từ 30 đến 40 tầu hải quân. Hải quân Việt Nam còn đang thay đổi hệ thống ra da cảnh giới tầm xa đối Biển nhằm tăng thêm năng lực khống chế vùng biển phía Nam Trung Quốc. Nguồn cung cấp vũ khí truyền thống cho Việt Nam là từ đồng mình Nga, vừa nâng cấp cải tiến, mua mới đồng thời Việt nam từng bước trang bị cho hải quân vũ khí mới do trong nước sản xuất.

Thay máu lớn cho trang bị vũ trang

Vũ khí chủ lực của Hải quân Việt Nam hiên nay là 2 chiếc hộ vệ loại nhẹ BPS – 500 và 5 chiếc hộ vệ Petya-III, tầu hộ vệ hạng nhẹ BPS – 500 được trang bị 2 dàn tên lửa chống hạm và 24 tên lửa phòng không SA – N = 10, còn tầu hộ vệ Prtya chủ yếu dùng để phản tầu ngầm, loại tầu này chưa trang bị tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, vũ khí chủ yếu mang theo là pháo bắn ngư lôi 533 mm, pháo phản tên lửa tầu ngầm 76mm.

Nhập từ Nga về 4 chiếc Tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I .là tầu chiến chủ yếu của hải quân Việt Nam hiện nay, đây là phiên bản xuất khẩu do Nga chế tạo, vũ khí chủ yếu mang theo là tên lửa chống hạm SS -N – 22, loại tên lửa này có khả năng tấn công các khu trục hạm hiện đại, có thể tấn công mục tiêu siêu xa ngoài 200 hải lí với tốc độ siêu âm, tốc độ tầu cao nhất là 36 dặm.

Tháng 12 năm 2007 cục thiết kế Kim Cang Thạch của Nga bàn giao cho Việt Nam một tầu Tia Chớp Molniya . loại tầu này trọng lượng nổi đạt trên 500 tấn, tốc độ tối đa hơn 40 dặm/ giờ, tầm hoạt động liên tục đạt tới 3800Km, trang bị 8 tên lửa siêu âm chống hạm 3M – 95, tầm bắn 130 Km, và 24 tên lửa phòng không tầm ngắn, Nga còn có kế hoạch chế tạo cho Việt Nam tiếp hai chiếc cùng loại và cho phép Việt Nam có thể tự sản xuất, cụ thể là tại nhà máy Quang Minh thành phố Hồ Chí Minh chế tạo số lượng lớn là 10 chiếc cùng loại.

Trong tương lai vũ khí quan trọng nhất của hải quân Việt Nam sẽ là khu trục hạm Gepard được nhập khẩu từ Nga về, Việt Nam đặt 2 chiếc đầu tiên đang được chế tạo, giá trị 350 triệu đô la Mỹ, ngoài ra còn hai chiếc khác sẽ lắp ráp tại thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch chiêc đầu tiên sẽ phục dịch vào năm 2010 Gepard là m ột tr ọng những thuyền hải quân hiện đại nhất hiện nay do Nga sản xuất có năng lực rất mạnh tác chiến với tầu ngầm và tấn công trên mặt nước.

Theo tư liệu từ hải quân Nga cho biết tầu Gepard cấp 3.9 thuộc loại 11661, đồng thời 11661 cuối năm 2006 còn được trang bị cho hạm đội của hải quân Nga, loại tầu này thường dùng làm tầu chỉ huy trên biển.

Tầu hộ tống Gepard có trọng lượng nổi là 2100 tấn, tốc độ lớn nhất là 28 dặm, năng lực tự vận hành lên tới 20 ngày đêm, lấy tốc độ 10 dặm hành trình của tầu lên tới 5000 hải lí, phía boong tầu có thể trang bị thêm trực thăng chiến đấu K-28 hoặc K-31, trên thuyền trang bị 4 vị trí khác nhau 4 dàn hệ thống tên lửa chống tầu ngầm 16 tên lửa dự bị, 1 pháo AK- 76M 76mm, 3 dàn dàn pháo hảo tốc, 2 dàn phóng ngư lôi lòng đôi 533mm, môt bộ RBu - 6000 , 12 ống phóng lựu dưới mặt nước...Để tăng cường tính cạnh tranh của Gepard trên thị trường quốc tế, công ty thiết kế của Nga còn đang tiếp tục cải tiến loại tầu này, sau khi cải tiến Geparb sẽ gồm 8 hệ thống phóng tên lửa, và tăng thêm hệ thống tên lửa phòng không Vô Phong - M.

Ngoài ra Nga còn chuẩn bị xuất khẩu cho Việt Nam tên lửa siêu âm chống hạm Bảo Thạch. Tên lửa siêu âm chống hạm Bảo Thạch là một trong những loại tên lửa tiên tiến nhất hiện nay của Nga, có thể tấn công mục tiêu cách xa ngoài 300 Km, mục tiêu giả tưởng chủ yếu nhằm vào các khu trục hạm và các hệ thống rađa của địch, nếu như hệ thống tên lửa Bảo Thạch trang bị cho tầu chiến Gepard cải tiến, thì năng lực tác chiến viễn dương và khống chế của hải quân Việt Nam sẽ tăng lên gấp bội, và thu được năng lực chiến đấu với đối phương giả tưởng có cả một hạm đội lớn khu trục hạm.

Hải không phối tác chiến, tranh thủ quốc tế phát triển quân lực

Trong hoàn cảnh chiến tranh ngày nay nếu nhìn từ cả chất lượng và quy mô hiện nay thì hải quân Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện để có thể không chế một cách hữu hiệu vùng biển xung quanh và các đảo đã phi pháp chiếm đóng, tức từ Nga mua các loại tầu chiến mới về phục dịch, những chiếc thuyền này cũng không có khả năng đối đầu với một biên đội các chiến ham lớn để khống chế hải quyền, đặc biệt là lực lượng hàng không binh của hải quân Việt Nam tương đối mỏng và yếu, khó có thể thực hiện các biện pháp tác chiến tầm xa, biên đội, cũng như chi viện. Đối với điều này quân đội Việt Nam hiểu rất rõ, do vậy những năm trở lại đây cùng với việc tận lực xậy dựng lực lượng hải quân, quân đội Việt Nam không tiếc công sức đầu tư cho không quân, sau khi tiếp tục nhập khẩu SU - 27, không quân Việt Nam còn có kế hoạch mua nhiều chiến đấu cơ tầm xa SU-30MK và máy bay tấn công Su - 39, những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại này đã tăng thêm khả năng đánh thọc sâu và lục địa và tấn công đột kích trên biển.

Ngoài việc mua vũ khí, hải không quân Việt Nam còn tăng cường đa dạng các hình thức hợp tác với Nga và các nước xung quành bằng nhiều hình thức, ngày 27 tháng 11 năm 2005 thuyền chỉ huy lực lượng hải quân Thái Bình Dương của Nga và 5 tầu chiến khác đã thăm căn cứ hải quân Cam Ranh, tháng 12 năm 2005 Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết hợp tác phòng vụ, theo đó sẽ giúp Việt Nam nâng cấp chiến đấu cơ Su - 27 và cung cấp các linh kiện phụ tùng, hiệp định còn bao gồm việc trao đổi định kỳ các tin tức tình báo các nội dung liên quan đến Biển Đông, năm 2006 Việt Nam cùng với Malayxia tuyên bố thiết lập đường dây nóng của Hải và không quân hai nước, để điều hoà và giải quyết việc khai thác các tài nguyên tại Biển Đông, các vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo... có thể dự kiến cùng với sự ngày càng lớn mạnh của lực lượng hải quân và không quân Việt Nam phạm vi hoạt động của các lực lượng trên biển của Hải quân Việt Nam cũng sẽ ngày càng được mở rộng.



No comments: