Friday, December 19, 2008

VÌ SAO VN TỤT HẬU SO VỚI LÁNG GIỀNG ?

Vì Sao Việt Nam Tụt Hậu So Với Láng Giềng?
Thứ Năm, ngày 18 tháng 12 năm 2008
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20081218_05.htm

Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009 của Ngân Hàng Thế Giới World Bank phổ biến đầu tháng này nói rằng, Việt Nam có thể mất cả nửa thế kỷ mới đuổi kịp Indonesia và một thể kỷ rưỡi mới sánh bằng Singapore, tính theo thu nhập trên đầu người, và gần 100 năm mới theo kịp Thái Lan.
Cách chuyên viên của World Bank đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho phúc trình của họ. Theo đó, năm 2007, thu nhập trên đầu người ở Việt Nam thấp chỉ chừng hơn một phần ba của nguời dân tại, Indonesia. Còn nếu so với Singapore thì thấp hơn chừng 40 lần. Với đà phát triển hiện nay của các nứơc đựoc đem ra so sánh thì, World Bank ước tính Việt Nam mất 51 năm để theo kịp Indonesia và chờ 158 năm đối với Singapore.
Báo cáo 'Vietnam Development Report 2009' ra 4-5/12 tại Hà Nội đánh giá các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu vốn, mô hình phát triển của Việt Nam trong hơn 10 năm qua và nói nước này vẫn "cạnh tranh kém", dù có tăng trưởng cao.
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều dưới trung bình, không vượt quá năm điểm.
Nhưng dù có chịu tác động bên ngoài, tương lai Việt Nam những năm tới tùy thuộc hoàn toàn vào "các quyết định về chính sách kinh tế".

Không cải thiện gì

Báo cáo trích ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói ba năm qua gần như không có cải thiện trong việc thực hiện năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.
Ngân hàng Thế giới tin rằng Cải cách hành chính công nếu thành công sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được từ 800 triệu đến 1.3 tỉ đôla. Giới cấp viện cũng thừa nhận rằng việc đánh giá tác dụng của viện trợ nước ngoài cho Việt Nam là "khó khăn", nhất là trong các dự án cụ thể.
Điều không thuận lợi cho Việt Nam, tính từ cuối 2008, là thế giới bên ngoài đang ngày càng trở nên "khó đoán trước" (uncertain).
Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà giới chuyên gia gần đây cũng cho rằng lạm phát cao, xuất cảng giảm và các vụ tham nhũng, thất thoát đầu tư khiến bức tranh kinh tế Việt Nam tới đây không sáng sủa.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho rằng tâm lý muốn co cụm, hoặc đảo ngược quá trình hội nhập quốc tế là "một sai lầm" và khuyến khích Việt Nam tiếp tục hội nhập.
Với thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt đôla Việt Nam còn thua xa Indonesia (1918 USD) Thái Lan (3850 USD), và Singapore (35163 USD).
Lấy chỉ số tăng thu nhập trung bình căn cứ vào giá mua hàng từ 2001-2007 so với con số tương tương ứng của ba nước này, thời gian để Việt Nam đuổi kịp các họ đó là hơn nửa thế kỷ đến một thế kỷ rưỡi.

Ý kiến chuyên gia


Trả lời đài Á Châu Tự Do về nhận định của Ngân Hàng Thế Giới, Tiến sĩ Trương Bổn Tài, giáo sư Kinh tế thuộc Viện Đại Học San Jose, California, nhấn mạnh rằng, nếu đẩy mạnh tiến trình đổi mới thì Việt Nam sẽ không mất nhiều năm để theo kịp Indonesia hay Singapore:
"Đo lường trong quá khứ thường dựa vào chỉ số cụ thể, nói về tương lai, như cần phải bao nhiêu năm nửa mới đạt tới, thì điều đó, không đúng lắm, vì không một chỉ số nào có thể đo được tương lai, hoặc sự bất ổn định của tình thế. Kết quả trong tương lai, tùy thuộc nhiều yếu tố khác, vì dụ cơ cấu chánh quyền có thay đổi, dân chủ hóa, qua nhiều bài học lịch sử từ Nhật Bản chẵn hạng, thì chỉ cần 30 năm thôi thì đã có sự tiến bộ thấy rõ. Trong quá khứ, Việt Nam đã từng được xếp hạng trên một số quốc gia láng giềng, về nhiều mặt".

Từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai, nguyên à Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam nay là chuyên viên nghiên cứu về thời cuộc trong nước cho rằng, lịch sử cho thây dân tộc Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam sẽ vượt qua mọi trở ngại, thử thách để tồn tại và vững tiến:
"Đất nước mình có truyền thống bất khuất lâu đời, đã có những lúc bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Sau hàng ngàn năm bị Bắc thuộc, Vịêt Nam lại trổi dậy, với những cuộc khởi nghĩa, những trang sử chói lọi thời 2 Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi. Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong lịch sử xóa bỏ chế độ thuộc địa, rồi đánh thắng một cường quốc chưa nếm mùi thất bại."
Xét về khía cạnh kinh tế, xã hội, giáo sư Tương Lai khẳng định, Việt Nam sẽ phát triển nhanh: "Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế thế giới hiện giờ, Việt Nam không thể tránh được khó khăn, tuy nhiên theo một chuyên gia người Pháp thì Việt Nam luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho vấn đề khó khăn gặp phải. Với những nỗ lực và sáng kiến của cả dân tộc, dù gặp trở ngại, Việt Nam quyết không chịu buông xuôi, mà tìm mọi cách vượt qua".

Nhắc lại, trong báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân Hàng Thế Giới, khi đề cập tới giai đoạn tới, World Bank cho biết, nếu tính bằng đô la Mỹ, thì GDP trên đầu người của Việt Nam , chắc chắn sẽ vượt qua mức 1000 đô la trong năm 2008, tức là đạt đến kết quả sớm hơn 2 năm, so với mục tiêu được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội từ năm 2006 đến 2010.

Không thay đổi sẽ còn tụt hậu
16 Tháng 12 2008 - Cập nhật 11h00 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081216_vietnam_long_catchup.shtml
Ngân hàng Thế giới tức World Bank nói người Việt Nam còn thua về thu nhập cá nhân tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Tuy nhiên nếu tính thu nhập bình quân bằng đôla Mỹ thì Việt Nam chỉ cần 15 năm là đuổi kịp Indonesia, 22 để bắt kịp Thái Lan và 63 năm với Singapore.

Báo cáo 'Vietnam Development Report 2009' ra 4-5/12 tại Hà Nội đánh giá các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu vốn, mô hình phát triển của Việt Nam trong hơn 10 năm qua và nói nước này vẫn "cạnh tranh kém", dù có tăng trưởng cao.
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều dưới trung bình, không vượt quá năm điểm.
Nhưng dù có chịu tác động bên ngoài, tương lai Việt Nam những năm tới tùy thuộc hoàn toàn vào "các quyết định về chính sách kinh tế".

Không cải thiện gì

Báo cáo trích ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói ba năm qua gần như không có cải thiện trong việc thực hiện năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.
Ngân hàng Thế giới tin rằng Cải cách hành chính công nếu thành công sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được từ 800 triệu đến 1.3 tỉ USD.
Giới cấp viện cũng thừa nhận rằng việc đánh giá tác dụng của viện trợ nước ngoài cho Việt Nam là "khó khăn", nhất là trong các dự án cụ thể.
Điều không thuận lợi cho Việt Nam, tính từ cuối 2008, là thế giới bên ngoài đang ngày càng trở nên "khó đoán trước" (uncertain).
Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà giới chuyên gia gần đây cũng cho rằng lạm phát cao, xuất khẩu giảm và các vụ tham nhũng, thất thoát đầu tư khiến bức tranh kinh tế Việt Nam tới đây không sáng sủa.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho rằng tâm lý muốn co cụm, hoặc đảo ngược quá trình hội nhập quốc tế là "một sai lầm" và khuyến khích Việt Nam tiếp tục hội nhập.

Với thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt đôla Việt Nam còn thua xa Indonesia (1918 USD) Thái Lan (3850 USD), và Singapore (35163 USD).

Lấy chỉ số tăng thu nhập trung bình căn cứ vào giá mua hàng từ 2001-2007 so với con số tương tương ứng của ba nước này, thời gian để Việt Nam đuổi kịp các họ đó là hơn nửa thế kỷ đến một thế kỷ rưỡi.
Nhưng nếu lấy chỉ số thu nhập bình quân tính bằng đồng đôla Mỹ thì Việt Nam chỉ cần 15 năm là đuổi kịp Indonesia, 22 để bắt kịp Thái Lan và 63 năm với Singapore.

Ngân hàng Thế giới đặt câu hỏi liệu Việt Nam sẽ đi theo số phận của Liên Xô cũ hoặc thành công như Mauritius, một quốc gia nhỏ bé đã cải tổ thắng lợi.

No comments: