Bối cảnh đằng sau vụ án các nhóm ăn cắp hoành hành lien quan đến vụ bắt phi công phụ của hãng Hàng không Quốc gia Việt nam
Ban tieng Nhat cua bao ASAHI SHINBUN
http://www.asahi.com/national/update/1218/SEB200812180003.html
2008-12-18 6h31
Liên quan đến vụ án bắt phó cơ trưởng của hãng Hàng không quốc gia VN ngày hôm qua, hiện tại Ủy ban hỗn hợp cảnh sát 16 tỉnh đang lần ra nhiều đầu mối dính líu đến các đường dây ngườI VN ăn cắp hàng hóa trong các siêu thị mà hầu hết họ đến Nhật với tư cách là các tu nghiệp sinh do chính phủ Việt nam phái cử sang Nhật học tập kỹ thuật. Vụ án cũng hé lộ sự việc động trời đó là lộ ra hoạt động buôn người với quy mô chính phủ có liên quan đến các công ty trực thuộc Bộ Lao Động và Thương Binh Xã hội của chính phủ Việt nam.
Tại tỉnh Kumamoto ,cảnh sát cũng đã bắt giữ 2 tu nghiệp sinh người Việt nam được các tổ chức trộm cắp này điều động đến tỉnh này để ăn cắp. Cả 2 người này hiện đang bị tòa án địa phương KUMAMOTO khởi tố với đồng tội danh.
Hai bị cáo này tên là Hòang Văn Hưng (23 tuổi) và Lâm Tăng Túc (23 tuổi) bị bắt tại trung tâm mua sắm phố KIKUYOU ở thị xã TAMANA vào ngày 10 tháng 8 năm nay với số tang vật là mỹ phẩm cao cấp gồm có 107 món trị giá tương đương 260000 yen.
Theo lời công tố của Viện Kiểm sát thì cả 2 bị cáo đến Nhật vào cuối tháng 2 vớ tư cách là Tu nghiệp sinh do một công ty trực thuộc Bộ Lao Động và Thương Binh Xã hội VN có tên là SOVILACO phái cử. Tại đây họ được một công ty kiến thiết ở thị xã KOSHI nhận vào hướng nghiệp và được cho sinh sống tại ký túc xá của hãng. Mỗi tháng họ được nhận tiền trợ cấp hướng nghiệp theo luật quy định dành cho TU NGHIỆP SINH là 80000 yen. Số tiền này họ gửi về Việt nam 60000 yen trong đó 10000 yen gọi là tiền Quản lý phí bắt buộc phảI nộp cho cán bộ công ty nói trên của chính phủ. Họ chỉ giữ lại 20000 yen để sinh sống. Có thể nói rằng với mức sống hiện tại thì 20000 yen là không thể nào trả nổi tiền sinh hoạt tạI Nhật. Đây là nguyên nhân đẩy họ đến con đường cùng cực phải tham gia vào các băng đảng ăn cắp VN để kiếm sống. Theo lời khai của bị cáo Tức thì họ là những nông dân nghèo ở quê ở VN, họ không phải là các kỹ sư hay chuyên viên có nhu cầu cần tu nghiệp kỹ thuật để đem kiến thức kỹ thuật về phục vụ quốc gia như tinh thần của Hiệp Định hợp tác đào tạo Tu nghiệp Sinh cho VN mà chình phủ VN đã ký với chính phủ Nhật. Mỗi người muốn đi sang Nhật phải nộp một số tiền lớn tương đương 1 triệu yen cũng như phải thế chấp nhà cửa cho các quan chức chính phủ, và số tiền họ gửI về VN hầu hết là dùng vào việc trả số nợ lớn này. Được biết lương của một giảng viên đại học VN hiện tạI là 540000 VND tương đương 3000 yen , theo đó con số 1 triệu yen là số tiền rất lớn với thu nhập của ngườI VN. Theo lờI phát ngôn không chính thức từ một cảnh sát viên trực tiếp điều tra thì Có thể coi đây là một hoạt động buôn người ở cấp chính phủ. Từ lời khai này cảnh sát đang mở ra hướng điều tra mới có lẽ cần đến sự hợp tác của Tổ chức hình cảnh Quốc tế (ICPO) hầu tìm hiểu về các hoat động buôn người quốc tế tại Nhật dưới chiêu bài phái cử Tu nghiệp Sinh của chính phủ Việt nam.
Theo lờI của một nữ nhân viên văn phòng của công ty hướng nghiệp cho họ thì bị cáo Hưng có gửi rất nhiều thùng hàng sang các tỉnh MIE, GUNMA,HIROSHIMA tổng cộng 4 lần vào cuốI tháng 7 cho đến đầu tháng 8. Theo lời khai bị cáo thì vào tháng 7 anh ta nhận được lời đề nghị tham gia vào nhóm ăn cắp mỹ phẩm từ một nhân viên của hang Hàng không Quốc gia Việt nam tên là Quyên, số hàng ăn cắp sau khi gửi tới cho họ ở các văn phòng của hang Hàng không VN và các địa điểm chĩ định sẽ được định giá và sẽ được chia 50% sau khi đưa về nước trot lọt. Tuy nhiên họ khai rằng chưa nhận được đồng nào thì đã bị bắt. Với tội danh tham gia ăn cắp ở mức độ băng đảng trên Viện kiểm sát đề nghị xử họ theo khung hình phạt giam giữ 1 năm sáu tháng.
Một Tu nghiệp sinh 35 tuổi làm việc cùng công ty hướng nghiệp của họ đến từ tỉnh Sơn Đông Trung QUốc cho biết họ làm việc rất siêng năng. Nếu họ không phải gửi tiền về nước thì thu nhập cũng đủ để sống và học tập. Người vợ của giám đốc công ty kiến thiết này đã bị sốc về việc họ bị bắt vì theo bà họ làm việc rất chăm chỉ. Bà cho biết sẽ không bao giờ nhận Tu nghiệp Sinh của VN nữa.
Trong lời trần thuật cuối cùng trước phiên xử , bị cáo Hưng đã nói ‘ Tôi rất hối hận việc đã làm, có thể người phụ nữ rủ rê chúng tôi cũng đã rủ rê rất nhiều tu nghiệp sinh khác.
Trong kỳ tới chúng tôi sẽ đăng tiếp phóng sự về nỗi khỗ cùng cực của các tu nghiệp sinh VN tại Nhật dưới tiêu đề 'Tu nghiệp sinh VN, những nô lệ mới của thế kỷ.
Bản tiếng Việt : http://www.doi-thoai.com/baimoi1208_242.html
Báo Nhật: Tu nghiệp sinh Việt thiếu tiền sống nên ăn cắp
Thursday, December 18, 2008
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=88319&z=157
Mới đây, một bài viết trên tờ Asahi Shimbun nêu ra các sự kiện tiếp theo tin một phi công của hãng hàng không quốc doanh CSVN Vietnam Airlines bị bắt giữ ở Tokyo với cáo buộc vận chuyển hàng hóa bị mất cắp tại các siêu thị, tiệm buôn ở nước Nhật về Việt Nam tiêu thụ.
Ngày 17/12/08 cảnh sát phi cảng quốc tế Narita, Tokyo, đã bắt giữ Ðặng Xuân Hợp, 33 tuổi, phi công phụ trên chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật vì bị nghi là “thành phần của một đường dây vận chuyển hàng hóa bị mất cắp tại các cửa hàng” từ Nhật về Việt Nam.
Theo bản tin Asahi, một ủy ban hỗn hợp cảnh sát của 16 tỉnh lần ra nhiều đầu mối liên quan đến các đường dây người Việt ăn cắp hàng hóa tại các siêu thị, cửa tiệm. Phần lớn các người lấy cắp đồ đều là các “tu nghiệp sinh” được đưa từ Việt Nam sang Nhật để tu nghiệp và làm việc theo sự thỏa thuận giữa hai chính phủ.
Trên nguyên tắc, đây là những chuyên viên được đưa sang Nhật để học hỏi thêm về kỹ thuật chuyên môn và trong một thời gian được làm việc và trả lương theo một hợp đồng có thể hai hay ba năm. Nước Nhật với trình độ kỹ nghệ hàng đầu thế giới về mọi mặt nên lương công nhân cũng như mức sống ở đây rất cao. Bởi vậy, dịch vụ đưa “tu nghiệp sinh” sang Nhật là một dịch vụ béo bở, hái ra tiền nên cơ quan xuất khẩu lao động quốc doanh của chế độ Hà Nội phải nắm lấy. Nhưng theo báo Asahi, lợi dụng vấn đề, hãng xuất khẩu lao động Sovilaco, trực thuộc bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội CSVN, có dấu hiệu biến sự nâng đỡ của chính phủ Nhật thành một dịch vụ buôn người. Các “tu nghiệp sinh” được đưa sang Nhật phần lớn chỉ là những người không phải thợ chuyên môn hay tệ hơn, không phải chuyên viên cần “tu nghiệp” mà chỉ nhà những người dân quê ít học. Họ đã phải nộp những số tiền lệ phí dịch vụ lớn để được đi bên cạnh lệ phí hàng tháng.
Báo Asahi nói cảnh sát tỉnh Kumamoto đang giữ và truy tố hai tu nghiệp sinh Việt Nam được các tổ chức trộm cắp điều động tới đó để lấy cắp.
Hoàng Văn Hưng, 23 tuổi, và Lâm Tăng Túc, 23 tuổi, đã bị bắt tại trung tâm Kikuyou, thành phố Tamana ngày 10/8/08 vừa qua với số tang vật là 107 món mỹ phẩm đắt tiền trị giá khoảng 260,000 Yen (khoảng $2,908 USD).
Hai người vừa nói mới đến Nhật từ Tháng Hai trước đó. Hưng và Túc được một công ty kiến trúc ở thành phố Koshi nhận cho tu nghiệp và sống trong ký túc xá của công ty.
Hàng tháng, họ được trả mỗi người 80,000 Yen ($894 USD). Số tiền này cũng chỉ đủ để sống ở nước Nhật đắt đỏ về mọi mặt. Tuy nhiên, theo tin Asahi, họ đã gửi về Việt Nam 60,000 Yen ($671 USD) để trả nợ (tiền vay xuất khẩu lao động). Trong số gửi về đó, phải trả phí khoản “quản lý lao động” tới 10,000 Yen ($112 USD) cho cán bộ của công ty Sovilaco. Họ chỉ còn lại có 20,000 Yen ($224 USD) để sống nên không đủ sống. Ðấy là đầu mối dẫn đến chuyện tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng những hành động bất hợp pháp.
Ðể có cơ hội xuất khẩu lao động, tu nghiệp sinh sang Nhật hay bất cứ thị trường lao động ngoại quốc nào, người nông dân nghèo khổ đều phải cầm cố đất đai nhà cửa để vay một số tiền nộp cho công ty tuyển người quốc doanh.
Theo nguồn tin trên, để được nhận sang Nhật làm “tu nghiệp sinh” nông dân Việt Nam đã phải trả một lệ phí lên đến 1 triệu Yen ($11,168 USD) chưa kể tiền quà cáp, hối lộ, số tiền vô cùng lớn đối với họ.
Báo Asahi viện dẫn lời của một viên chức điều tra nói rằng có các dấu hiệu đây là hành động buôn người ở cấp nhà nước. Bởi vậy, cơ quan điều tra đang chuyển sang hướng tìm sự hợp tác của Tổ Chức Hình Cảnh Quốc Tế (ICPO) để tìm hiểu về hành vi buôn người quốc tế tại Nhật dưới hình thức đưa người đi làm “tu nghiệp sinh” mà nhà cầm quyền CSVN đứng ra điều hành.
Theo lời khai của nữ nhân viên công ty đã thu nhận Hưng làm tu nghiệp sinh thì ông này đã gửi nhiều lần nhiều thùng hàng sang các tỉnh Mie, Gunma, Hiroshima tổng cộng 4 lần vào cuối tháng 7 cho đến đầu tháng 8. Bị cáo Hưng khai đã được mời tham gia vào nhóm ăn cắp mỹ phẩm từ một nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) tên là Quyên. Hàng sau khi đánh cắp được, chuyển đến cơ sở của VNA, được định giá rồi được chia 50% sau khi hàng về Việt Nam trót lọt.
Nếu bị xác định tội trạng, Hưng có thể bị tù đến 1 năm rưỡi trước khi bị trục xuất về nước. Bà chủ của công ty kiến thiết quá ngỡ ngàng khi hay tin nhân viên tu nghiệp sinh của mình bị bắt về hành vi như vậy. Bà nói sẽ không bao giờ nhận tu nghiệp sinh từ Việt Nam nữa.
Theo báo Asahi, Hưng nói trong một phiên tòa là ông “rất hối hận việc đã làm. Có thể người phụ nữ rủ rê tôi cũng đã rủ nhiều người khác”.
Tờ báo cho hay sẽ mở cuộc điều tra và viết tiếp một loạt bài dưới chủ đề “Tu nghiệp sinh Việt Nam, những nô lệ mới của thế kỷ”.
Chỉ ít ngày sau khi Hưng bị bắt ở Nhật, ngày 19/8/08, người ta vẫn thấy báo Lao Ðộng đăng một bản tin ngắn “Công ty Sovilaco (số 1 Phan Ðình Giót, Q. Tân Bình, Sài Gòn) thông báo tuyển tu nghiệp sinh đi tu nghiệp Nhật Bản, ngành liên quan đến cơ khí: Nữ, cao từ 1m50 trở lên, nặng từ 45kg trở lên, tuổi 20-30, tốt nghiệp phổ thông trung học, có đủ sức khỏe theo qui định của lên Bộ YT-LÐTBXH, hộ khẩu từ Quảng Bình trở vào khu vực phía Nam. Mức lương: Năm I: 65,000 Yen/tháng ($726 USD), năm thứ hai và thứ ba khoảng 80,000 Yen.”
TIN LIÊN QUAN
Nhật bắt phi công Vietnam Airlines
17 Tháng 12 2008 - Cập nhật 15h57 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081217_viet_pilot_japan.shtml
Một phi công Việt Nam bị bắt ở Nhật Bản
DCVOnline – Tin ngắn (JP Times)
19-12-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5820
OSAKA (Kyodo) - Cảnh sát Nhật Bản hôm thứ Tư đã bắt giam một phi công của hãng Hàng không Việt Nam vì bị nghi ngờ vận chuyển những món hàng bị đánh cắp bởi một nhóm tội phạm Việt Nam.
Ông Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, đã nói rằng ông không biết những món hàng đó là hàng bị đánh cắp, nhưng ông thừa nhận là ông “đã nhận 100 đô-la” cho mỗi lần vận chuyển hàng, cảnh sát Nhật Bản cho hay.
Cảnh sát nghi ngờ ông Hợp vận chuyển lậu những món hàng đánh cắp này một hoặc hai lần mỗi tuần kể từ năm ngoái.
Đánh cắp hàng hóa được thực hiện bởi một nhóm chuyên đi ăn cắp hàng bắt đầu trong năm 2006, từ những cửa tiệm bán thuốc tây có bán kèm hàng tạp hóa và cũng như các cửa tiệm siêu thị khác trên toàn quốc. Cho đến nay, đã có 85 người đã bị bắt, trong lúc gía trị hàng hóa mỹ phẩm, quần áo và những món hàng bị đánh cắp khác có thể lên tới 140 triệu yên (khoảng chừng 1 triệu 4 đô-la).
Cảnh sát Nhật Bản tin rằng những món hàng bị đánh cắp này được gởi về nhà trọ của ông Hợp ở Nhật Bản, và ông ta mang lên phi cơ trong hành lý xách tay của ông.
Hành lý xách tay của phi công trưởng và phi công phụ (cơ phó) không cần phải qua sự kiểm tra của quan thuế.
Cảnh sát Nhật Bản cũng đã khám xét sáu chỗ liên hệ đến chuyện này hôm thứ Tư, bao gồm văn phòng của hãng hàng không ở ba phi trường Narita, Chubu và Kansai, trong lúc họ cũng điều tra để xem những món hàng này được tẩu tán như thế nào.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên phi công của hãng Hàng không Việt Nam bị bắt giữ ở nước ngoài vì liên quan đến việc chuyển tiền, hàng phi pháp.
Mới trong năm 2008 này, phi công Trần Đình Đan của hãng HKVN này đã bị cơ quan an ninh Úc Đại Lợi (Australia) bắt tại phi trường và bị tòa án Úc kết án vì tội đã vận chuyển trái phép tổng cộng 6 triệu 5 đô-la Úc về Việt Nam. Và hôm tháng Năm 2008, một nam tiếp viên của HKVN trên chuyến bay VN950 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đông Kinh (Tokyo) cũng đã bị nhà chức trách tại Nhật Bản bắt giữ vì chuyển nhiều tiền và hàng hóa bất hợp pháp từ Nhật Bản về.
© DCVOnline
----------------------------------
Nguồn:
(1) Vietnam Airlines copilot linked to shoplifting ring. The Japan Times, 18 December 2008
No comments:
Post a Comment