Võ sĩ Lâm đã thăng hạng, tiếp theo
sẽ là gì?
Thứ
Tư, 05/22/2024 - 07:16 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/8047
Trước
đây tôi có viết một bài về sàn đấu giải tranh đai Chủ tịch nước và dự đoán võ
sĩ Tô Lâm sẽ loại bỏ võ sĩ Vương Đình Huệ bằng knock out kĩ thuật như đã từng
loại bỏ võ sĩ Võ Văn Thưởng. Và việc gì đến cũng đã đến, Tô Lâm chính thức nắm
đai vô địch - bước lên ghế Chủ tịch nước. Thế nhưng, luật chơi đã dừng hay chưa
và võ sĩ Tô Lâm có được ngồi yên với đai vô địch của mình chưa? Đó là câu hỏi rất
quan trọng, bởi suy cho cùng, mọi cuộc đấu đá chính trị đều dẫn đến tình trạng
khủng hoảng kinh tế quốc gia, nếu tìm được một quãng thời gian hòa hợp nhất định
để vãn hồi trật tự chính trị và kinh tế là điều vô cùng quan trọng cho đất nước.
Qua
quan sát, có thể thấy rằng tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa, nếu không nói là
mọi nguy cơ vẫn đang rình rập các võ sĩ. Bởi trước khi nắm đai vô địch, võ sĩ
Lâm đã đánh sát ván và không nễ mặt bề trên, cụ thể là võ sư Nguyễn Phú Trọng.
Mặc
dù võ sư Trọng bây giờ chân yếu, tay run, mắt mờ và chẳng đánh đấm được gì nữa.
Nhưng sự hiện hữu của ông lại khiến cho võ đài trở nên có uy tín, có bảo chứng
và quan trọng hơn hết là có đối lập. Tức các phe phái có cái cớ để luân chuyển
từ võ đường này sang võ đường khác để thi đấu, để tìm cơ hội tốt nhất cho bản
thân.
Và
cũng qua các trận đấu đầy máu lửa và sát thương giữa các võ sĩ, mới thấy rằng
trong luật chơi của họ, chẳng có võ sĩ nào trung thành với võ đường, võ phái
nào, thứ mà họ trung thành chính là Danh Lợi, võ đường, võ phái nào có cơ may
mang đến danh lợi cho họ thì họ sẽ đầu quân và sẵn sàng thách đấu, tấn công vào
võ đường cũ của mình.
Nói
chính xác là một sàn đấu có phần lộn xộn, bất tín và tham vọng quá cao, độ sát
thương quá cao mặc dù những băng rôn, biểu ngữ của võ đài luôn mang tính nhân bản,
nhân văn, đấu vì tinh thần thượng võ, đấu vì tinh thần võ sĩ đạo, đấu vì chính
nghĩa, đấu vì danh dự của võ sĩ... Kỳ thực, đó là những gì người ta treo và múa
miệng với nhau trước khi lao vào đấm vỡ quai hàm, đấm toạc mồm nhau và knock
out nhau một cách nặng nề nhất có thể.
Lần
này, võ sĩ Lâm bước lên bục nhận đai vô địch với gương mặt điềm tỉnh và đượm buồn.
Đượm buồn bởi ông vừa rời võ đường vốn là bệ phóng của mình - Bộ Công an. Nếu
như trước khi nắm đai vô địch, mọi võ sĩ có thể thay đổi võ đường, thay đổi võ
phái xoành xoạch, không ngoại trừ Tô Lâm, thì khi nắm đai vô địch xong rồi, việc
anh bắt buộc phải rời võ đường là một sự cô đơn, thậm chí là một sự nguy hiểm.
Điều
này làm nhớ tới võ sĩ Trần Đại Quang trước đây, sau khi nắm đai vô địch, làm Chủ
tịch nước, mỗi trưa, ông vẫn ghé về Bộ Công an, vẫn ngồi vào ghế Bộ trưởng để
làm việc, còn Bộ trưởng Lâm mới chấp chính, nhận chức Bộ trưởng lúc ấy nhìn nhỏ
nhoi, lép vế hơn Trần Đại Quang bội phần.
Thế
nhưng khi đã chính thức bị bứt khỏi võ đường, võ sĩ Trần Đại Quang nhanh chóng
rơi vào cô lập, và các trận thách đấu tuy không xảy ra nhưng những màn đấu đá
theo luật chơi giang hồ lại nhắm vào võ sĩ Quang. Kết cục, võ sĩ Quang rời khu
vực thi đấu bằng một cách thế chẳng giống ai.
Giờ
đến võ sĩ Lâm, nắm đai Chủ tịch nước nhưng người ta lại đoạt mất quyền trượng Bộ
trưởng Công an. Nếu xét về mặt quyền lực cũng như thực lực và cơ hội, thì phải
nắm quyền trượng Bộ trưởng công an trong tay mới có thể hô mưa gọi gió được, nếu
mất quyền trượng, ngồi vào ghế Chủ tịch nước không thôi thì xem như đã bị phế
võ công.
Vì
võ công và quyền lực của Chủ tịch nước rất hạn chế, Thủ tướng còn nắm được các
bộ trong tay, Chủ tịch Quốc Hội còn nắm được lực lượng thứ ba tức dân biểu, các
nhà “lập pháp” trong tay, Tổng Bí thư vừa nắm thóp tất cả các thành viên trong
trung ương đảng, và có thực lực ở những cơ quan bên dưới như Bộ Quốc Phòng, Tổng
Bí thư vẫn nắm quyền tối cao, quyền sinh sát trong Bộ Quốc Phòng, và ngay cả Bộ
Công an, Tổng Bí thư vẫn đứng ở vị trí rất cao. Ngược lại, Chủ tịch nước không
đứng tối cao trong các Bộ quan trọng, đặc biệt hai bộ vừa nói.
Chính
vì vậy mà trong các trận đấu đá vừa qua, vị trí Thủ tướng vẫn được vững, vị trí
Tổng Bí thư chẳng hề hấn, chỉ có Chủ tịch nước là thay đổi xoành xoạch, hạ bệ
xoành xoạch. Đặt giả định nếu như Vương Đình Huệ không phải đối thủ nặng ký của
Tô Lâm thì có lẽ, Chủ tịch Quốc Hội cũng chẳng hề hấn gì, chẳng bị knock out
thê thảm như đã thấy.
Còn bây giờ,
Tô Lâm đã đạt được đai vô địch, nắm đai Chủ tịch nước, thế nhưng quyền trượng Bộ
trưởng Công an bị lấy tức thì, không để ông có cơ hội hô mưa gọi gió nữa, thì
cái ghế Chủ tịch nước chẳng khác nào cái ghế thư ký võ đài hoặc chủ tịch danh dự
của giải đấu.
Phải
chăng đây là kế điệu hổ ly sơn của ai đó? Bởi một khi để võ sĩ Lâm tiếp tục nắm
quyền trượng võ phái Bộ Công an thì chắc chắn rằng, võ sĩ này còn tiếp tục gầy
trận và thách đấu với mọi võ sĩ, võ sư, cái lý của võ sĩ này là chỉ có những võ
sĩ, võ sư xứng đáng mới ngồi vào ghế chủ tọa, đương nhiên, trận đấu như vậy sẽ
gây kịch tính và tiếng vỗ tay không ngớt, nhưng nguy hiểm cho các võ sư lắm
thay!
Thôi,
thì có cách nào hay hơn là lấy đi quyền trượng Chưởng môn, cắt đứt mọi quyền
thách đấu cũng như dẫn dắt võ sĩ thi đấu, cho vào ghế chủ tịch danh dự của võ
đài và ngồi đó mà uống nước trà, ngồi đó mà buồn, vì quyền lợi từ vật chất đến
tinh thần của cái ghế danh dự kia chẳng bao giờ sánh nổi với cái quyền trượng
Chưởng môn đầy thực lực, giúp ta hô mưa gọi gió vậy! Điều này chẳng khác nào
cho rồng lên cạn, cho hổ xuống đồng bằng.
Và,
quyền trượng Bộ trưởng Công an được giao cho Thượng tướng Trần Quốc Tỏ,
một người mà theo quan sát, không nằm trong võ đường, võ phái Bộ Công an thời
Tô Lâm còn nắm quyền trượng. Theo nhận xét của các nhà quan sát, có vẻ như võ
sĩ Tô Lâm chính thức bị cắt cánh, chặt hết mọi quyền lực?!
Nhưng,
kỳ thực, kẻ nắm quyền trượng (tạm thời) mới có đủ nội lực để chấp chính Chưởng
môn võ phái Bộ Công an hay không lại là chuyện khác. Và, liệu cựu Chưởng Môn Tô
Lâm có nhìn thấy vấn đề này ngay từ đầu, ông đã chuẩn bị lực lượng phản vệ ngay
trong võ phái của mình, phòng khi kẻ khác nắm quyền trượng hay chưa?
Đây
là những câu hỏi bỏ ngỏ, và đương nhiên, với việc thiết lập một hệ thống đủ mạnh
để có thể xô dạt mọi đối thủ, võ sĩ Tô Lâm đã nghiễm nhiên đứng vị trí trụ đồng
của võ đài, việc ông bị đẩy lên ghế Chủ tịch danh dự ngồi chơi xơi nước có làm
ông suy suyễn sức mạnh hay không lại còn tùy thuộc vào sự trung thành cũng như
giá trị lợi dụng của ông trong các đồng nghiệp thuộc cấp. Đây là bài toán có
phương trình vô nghiệm, rất khó để tìm ra một nghiệm cụ thể.
Nên,
chuyện Tô Lâm bị điệu hổ ly sơn hay là Tô Lâm như hổ mọc thêm cánh vẫn còn là một
ẩn số, và võ đài sắp tới sẽ còn nhiều trận đấu gay cấn, li kì, võ đài đẫm máu
chỉ mới bắt đầu!
Và
cơ hội để võ sĩ Lâm bước tiếp một bước, thách đấu với võ sư Nguyễn Phú Trọng, tạo
ra trận đấu một mất một còn để nắm quyền tổ chức võ đài, nắm luôn quyền trượng
Tổng Bí thư không phải là không có. Vấn đề thời gian và bí mật quyền lực của mỗi
võ sĩ được tính toán, bảo đảm như thế nào mới là điều đáng nói!
No comments:
Post a Comment