Việt Báo
03/13/2012
Để trình bày về chuyến đi vào Bạch Ốc của gần 200 người Việt trong vận động trình thỉnh nguyện thư do nhạc sĩ Trúc Hồ và đài SBTN khởi xướng vừa qua, Việt Báo đã thực hiện những cuộc phỏng vấn từ nhiều người thuộc nhiều tổ chức khác nhau, và bây giờ là cuộc phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân Của Đảng Việt Tân, về sự tham dự chuyến đi này.
1/ Xin chào ông Hoàng Tứ Duy. Thay mặt độc giả, chúng tôi muốn hỏi nhận định của đảng Việt Tân về cuộc tiếp xúc giữa cộng đồng Việt Nam với chính quyền Obama vào ngày 5 tháng 3 năm 2012 vừa qua?
Hoàng Tứ Duy: Trước hết xin cảm ơn Ban Biên Tập Việt Báo đã cho tôi có cơ hội trình bày một vài điều liên quan đến cuộc vận động tại Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ vừa qua.
Trước nhất, sự kiện 150,000 người ký tên vào Kiến nghị yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama phải đặt vấn đề nhân quyền thành ưu tiên trong quan hệ với Cộng sản Việt Nam là thành quả hết sức quan trọng. Trong tháng qua có rất nhiều người bạn của tôi trên Facebook đã cùng nhau kêu gọi ký tên vào Kiến nghị. Nhiều bạn này trước đây không để ý nhiều đến vấn đề đấu tranh cho nhân quyền nay trở thành các nhà vận động, chủ yếu vì tấm gương của nhạc sĩ Việt Khang và uy tín của nhạc sĩ Trúc Hồ.
Kế đến, Kiến nghị "Stop expanding trade with Vietnam at the expense of human rights" đã thật sự phát động một cao trào đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Cao trào này không là của riêng ai hay tổ chức nào như anh Trúc Hồ đã nhắc nhiều lần. Tôi nghĩ tất cả người Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể hãnh diện là đã góp phần vào một Kiến nghị thu hút nhiều chữ ký nhất từ khi có website "We The People" của Tòa Bạch Ốc.
Sau cùng, sự kiện chính quyền Obama đã tổ chức cuộc tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam cũng là một thành tích. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên các nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt tham dự buổi họp tại Tòa Bạch Ốc. Các cuộc tiếp xúc này, công khai lẫn bán công khai, đã xảy ra rất nhiều lần từ thời Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Bill Clinton. Nhưng cuộc tiếp xúc ngày 5 tháng 3, với số người tham dự, cho thấy Tòa Bạch Ốc đánh giá cao vai trò của cộng đồng Việt Nam.
2/ Có nhiều người sau cuộc tiếp xúc cho rằng Tòa Bạch Ốc đã tổ chức luộn thuộm. Theo ông thì thấy buổi tiếp xúc đã diễn ra như thế nào?
Hoàng Tứ Duy: Điều mà nhiều người tham dự buổi họp ngày 5 tháng 3, trong đó có tôi, đã không hài lòng là nội dung chương trình. Mặc dù có sự tham dự của Michael Posner, Thứ trưởng ngoại giao đặc trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, nhưng phần lớn chương trình ngày hôm đó không tập trung vào nội dung của Kiến nghị và những biện pháp mà phía chính quyền Obama sẽ tiến hành. Ngược lại, hơn một nửa chương trình đã xoay quanh vấn đề làm sao chính quyền Obama có thể hợp tác cùng với cộng đồng Việt Nam trên các vấn đề mà đôi bên quan tâm.
Lý do tạo ra sự thất vọng về nội dung cuộc tiếp xúc là vì cơ quan phụ trách buổi họp là White House Office of Public Liaison có nhiệm vụ chính trị (tức giúp Tòa Bạch Ốc tiếp cận với dân chúng) thay vì là từ Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) có nhiệm vụ hoạch định chính sách ngoại giao.
Tuy nhiên, nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, tôi thấy rằng qua buổi tiếp xúc vừa rồi, chính quyền Tổng thống Obama đã nhận thấy nhu cầu phải lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Việt Nam.Đặc biệt trong năm bầu cử Tổng Thống, tiếng nói chính trị của cộng đồng có khả năng tác động vào chính sách của chính quyền Obama đối với Việt Nam.
3/ Xin ông cho biết hoàn cảnh các thành viên của Đảng Việt Tân đã tham dựbuổi họp tại Tòa Bạch Ốc?
Hoàng Tứ Duy: Tòa Bạch Ốc đã thành lập danh sách khoảng 165 người Việt Nam tham dự buổi họp qua hai cách: 1/ mời Ban Tổ Chức của Thỉnh Nguyện Thư (tức SBTN và BPSOS) nộp một danh sách đề nghị; và 2/ bên Tòa Bạch Ốc trực tiếp liên lạc một số người Việt Nam mà họ quen biết qua lãnh vực vận động nhân quyền hay sinh hoạt trong Đảng Dân Chủ của nước Mỹ. Đương nhiên chỉ có Tòa Bạch Ốc nắm vững hết danh sách người tham dự cuộc họp. Cá nhân tôi được Tòa Bạch Ốc trực tiếp liên lạc và mời tham dự. Một vài anh chị em Việt Tân khác thì được mời qua danh sách đề nghị của SBTN.
4/ Trước buổi họp, Tòa Bạch Ốc đã gởi một điện thư xác nhận (email confirmation)đến mọi người được mời tham dự nhưng lại để địa chỉ của ông - đại diện của Việt Tân - trên phần địa chỉ điện thư (email address). Tại sao có việc này?
Hoàng Tứ Duy: Cá nhân chúng tôi cũng ngạc nhiên khi được biết email của mình lại hiện lên trên email của Tòa Bạch Ốc gửi đến một danh sách gồm những ngườiđược mời tham dự. Sau đó một hôm, phía Tòa Bạch Ốc đã gửi một email đến mọi người xin lỗi về sự sơ sót kỹ thuật này.
Từ sự sơ sót kỹ thuật của Tòa Bạch Ốc, một số người đã tìm cách tấn công đảng Việt Tân, thậm chí có luận điệu cáo buộc rằng đảng Việt Tân đã “làm lộ” email từ Tòa Bạch Ốc để giành công trạng. Đây là cáo cuộc hoàn toàn vô căn cứ. Nhân dịp này, chúng tôi xin nói rõ là Đảng Việt Tân không có bất cứ liên hệ gì đến những liên lạc của Tòa Bạch Ốc đối với những người được mời tham dự.
5/ Tại sao có dư luận cho rằng Đảng Việt Tân đã cố cướp công của phong trào Thỉnh Nguyện Thư và cuộc tiếp xúc tại Tòa Bạch Ốc?
Hoàng Tứ Duy: Luận điệu này hoàn toàn sai lạc và chỉ tạo chia rẽ không cần thiết. Tôi biết đây không phải là suy nghĩ của anh Trúc Hồ và SBTN. Quý vị chỉ cần đặt dấu hỏi rằng ai có lợi khi loan tải luận điệu xuyên tạc làm mất ý chí đấu tranh và đoàn kết của người Việt sau một cao trào đấu tranh mạnh mẽ chưa có hề có trước đây?
Trong các cuộc vận động vừa qua, các anh chị em Việt Tân đã tham gia như mọi cá nhân và đoàn thể khác mà mục tiêu duy nhất là giúp để làm sao có nhiều người ký tên vào Kiến nghị gửi Tổng thống Obama. Chúng tôi chẳng có phát biểu, trả lời phỏng vấn, hay thông cáo nào để nhận thành qủa về phía mình.
Người Tây Phương có câu "Chiến thắng có trăm cha còn thất bại là một đứa trẻ mồ côi." Đối với những ai quan tâm đến tương lai dân tộc và đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết, chúng ta có thể có sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động nhưng chúng ta cần phải tôn trọng sự thật. Những người đã biết việc mình làm không hay, không đúng thì nên sửa lại trong tương lai và hoặc xin lỗi đồng bào, chứ tuyệt đối không nên dựng chuyện và đổ lỗi lên người khác.
6/ Trong thời gian qua, Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có rất nhiều cuộc vận động từ áp lực chính giới Hoa Kỳ, trong đó đáng kể nhất là cuộc vận động DựLuật Nhân Quyền do Dân biểu Smith đệ nạp; Nghị Quyết 484 do Dân biểu Sanchez đệnạp và cuộc vận động chữ ký cho Thỉnh Nguyện Thư gửi Tổng thống Obama do Nhạc sĩ Trúc Hồ đề xướng. Ông có thấy những cuộc vận động này tạo sự tản lực của người Việt hay không?
Hoàng Tứ Duy: Chúng tôi thấy nó không tản lực mà bổ túc cho nhau để vừa tạo sựchú ý của dư luận Hoa Kỳ, vừa vận động Lập pháp và Hành pháp Hoa Kỳ tạo sức ép lên nhà cầm quyền CSVN để tôn trọng nhân quyền. Nghị Quyết 484 của nữ dân biểu Sanchez nếu được thông qua thì sẽ là một áp lực rất lớn để đòi CSVN không thểdùng điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước) trong Bộ Luật Hình Sự để bắt giữ những ai tham gia các tổ chức chính trịhay phát biểu những quan điểm khác với nhà nước. Kiến nghị gửi Tổng thống Obama chắc chắn sẽ buộc phía Hoa Kỳ áp lực CSVN phải trả tự do cho các nhà dân chủ đang bị bắt giữ như nhạc sĩ Việt Khang, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày.
7/ Theo tin trong nước, Công An cố buộc nhạc sĩ Việt Khang nhận mình là người của Đảng Việt Tân. Xin ông cho ý kiến về việc này.
Hoàng Tứ Duy: Nhạc sĩ Việt Khang không phải là đảng viên Đảng Việt Tân. Tuy nhiên, nếu Việt Khang có tham gia bất cứ tổ chức chính trị nào, đó là quyền của anh và không thể là lý do để anh bị đi tù. Chúng tôi rất cảm phục lòng yêu nước và sự hy sinh của nhạc sĩ Việt Khang cùng với tất cả các nhà dân chủ khác trong lao tù Cộng Sản Việt Nam. Đảng Việt Tân hỗ trợ mọi nỗ lực đấu tranh cho các tù nhân chính trị. Họ là gương sáng cho tất cả chúng ta và sự nhắc nhở tại sao phong trào dân chủ Việt Nam cần luôn đoàn kết để hướng về mục đích chung./.
1/ Xin chào ông Hoàng Tứ Duy. Thay mặt độc giả, chúng tôi muốn hỏi nhận định của đảng Việt Tân về cuộc tiếp xúc giữa cộng đồng Việt Nam với chính quyền Obama vào ngày 5 tháng 3 năm 2012 vừa qua?
Hoàng Tứ Duy: Trước hết xin cảm ơn Ban Biên Tập Việt Báo đã cho tôi có cơ hội trình bày một vài điều liên quan đến cuộc vận động tại Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ vừa qua.
Trước nhất, sự kiện 150,000 người ký tên vào Kiến nghị yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama phải đặt vấn đề nhân quyền thành ưu tiên trong quan hệ với Cộng sản Việt Nam là thành quả hết sức quan trọng. Trong tháng qua có rất nhiều người bạn của tôi trên Facebook đã cùng nhau kêu gọi ký tên vào Kiến nghị. Nhiều bạn này trước đây không để ý nhiều đến vấn đề đấu tranh cho nhân quyền nay trở thành các nhà vận động, chủ yếu vì tấm gương của nhạc sĩ Việt Khang và uy tín của nhạc sĩ Trúc Hồ.
Kế đến, Kiến nghị "Stop expanding trade with Vietnam at the expense of human rights" đã thật sự phát động một cao trào đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Cao trào này không là của riêng ai hay tổ chức nào như anh Trúc Hồ đã nhắc nhiều lần. Tôi nghĩ tất cả người Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể hãnh diện là đã góp phần vào một Kiến nghị thu hút nhiều chữ ký nhất từ khi có website "We The People" của Tòa Bạch Ốc.
Sau cùng, sự kiện chính quyền Obama đã tổ chức cuộc tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam cũng là một thành tích. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên các nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt tham dự buổi họp tại Tòa Bạch Ốc. Các cuộc tiếp xúc này, công khai lẫn bán công khai, đã xảy ra rất nhiều lần từ thời Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Bill Clinton. Nhưng cuộc tiếp xúc ngày 5 tháng 3, với số người tham dự, cho thấy Tòa Bạch Ốc đánh giá cao vai trò của cộng đồng Việt Nam.
2/ Có nhiều người sau cuộc tiếp xúc cho rằng Tòa Bạch Ốc đã tổ chức luộn thuộm. Theo ông thì thấy buổi tiếp xúc đã diễn ra như thế nào?
Hoàng Tứ Duy: Điều mà nhiều người tham dự buổi họp ngày 5 tháng 3, trong đó có tôi, đã không hài lòng là nội dung chương trình. Mặc dù có sự tham dự của Michael Posner, Thứ trưởng ngoại giao đặc trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, nhưng phần lớn chương trình ngày hôm đó không tập trung vào nội dung của Kiến nghị và những biện pháp mà phía chính quyền Obama sẽ tiến hành. Ngược lại, hơn một nửa chương trình đã xoay quanh vấn đề làm sao chính quyền Obama có thể hợp tác cùng với cộng đồng Việt Nam trên các vấn đề mà đôi bên quan tâm.
Lý do tạo ra sự thất vọng về nội dung cuộc tiếp xúc là vì cơ quan phụ trách buổi họp là White House Office of Public Liaison có nhiệm vụ chính trị (tức giúp Tòa Bạch Ốc tiếp cận với dân chúng) thay vì là từ Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) có nhiệm vụ hoạch định chính sách ngoại giao.
Tuy nhiên, nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, tôi thấy rằng qua buổi tiếp xúc vừa rồi, chính quyền Tổng thống Obama đã nhận thấy nhu cầu phải lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Việt Nam.Đặc biệt trong năm bầu cử Tổng Thống, tiếng nói chính trị của cộng đồng có khả năng tác động vào chính sách của chính quyền Obama đối với Việt Nam.
3/ Xin ông cho biết hoàn cảnh các thành viên của Đảng Việt Tân đã tham dựbuổi họp tại Tòa Bạch Ốc?
Hoàng Tứ Duy: Tòa Bạch Ốc đã thành lập danh sách khoảng 165 người Việt Nam tham dự buổi họp qua hai cách: 1/ mời Ban Tổ Chức của Thỉnh Nguyện Thư (tức SBTN và BPSOS) nộp một danh sách đề nghị; và 2/ bên Tòa Bạch Ốc trực tiếp liên lạc một số người Việt Nam mà họ quen biết qua lãnh vực vận động nhân quyền hay sinh hoạt trong Đảng Dân Chủ của nước Mỹ. Đương nhiên chỉ có Tòa Bạch Ốc nắm vững hết danh sách người tham dự cuộc họp. Cá nhân tôi được Tòa Bạch Ốc trực tiếp liên lạc và mời tham dự. Một vài anh chị em Việt Tân khác thì được mời qua danh sách đề nghị của SBTN.
4/ Trước buổi họp, Tòa Bạch Ốc đã gởi một điện thư xác nhận (email confirmation)đến mọi người được mời tham dự nhưng lại để địa chỉ của ông - đại diện của Việt Tân - trên phần địa chỉ điện thư (email address). Tại sao có việc này?
Hoàng Tứ Duy: Cá nhân chúng tôi cũng ngạc nhiên khi được biết email của mình lại hiện lên trên email của Tòa Bạch Ốc gửi đến một danh sách gồm những ngườiđược mời tham dự. Sau đó một hôm, phía Tòa Bạch Ốc đã gửi một email đến mọi người xin lỗi về sự sơ sót kỹ thuật này.
Từ sự sơ sót kỹ thuật của Tòa Bạch Ốc, một số người đã tìm cách tấn công đảng Việt Tân, thậm chí có luận điệu cáo buộc rằng đảng Việt Tân đã “làm lộ” email từ Tòa Bạch Ốc để giành công trạng. Đây là cáo cuộc hoàn toàn vô căn cứ. Nhân dịp này, chúng tôi xin nói rõ là Đảng Việt Tân không có bất cứ liên hệ gì đến những liên lạc của Tòa Bạch Ốc đối với những người được mời tham dự.
5/ Tại sao có dư luận cho rằng Đảng Việt Tân đã cố cướp công của phong trào Thỉnh Nguyện Thư và cuộc tiếp xúc tại Tòa Bạch Ốc?
Hoàng Tứ Duy: Luận điệu này hoàn toàn sai lạc và chỉ tạo chia rẽ không cần thiết. Tôi biết đây không phải là suy nghĩ của anh Trúc Hồ và SBTN. Quý vị chỉ cần đặt dấu hỏi rằng ai có lợi khi loan tải luận điệu xuyên tạc làm mất ý chí đấu tranh và đoàn kết của người Việt sau một cao trào đấu tranh mạnh mẽ chưa có hề có trước đây?
Trong các cuộc vận động vừa qua, các anh chị em Việt Tân đã tham gia như mọi cá nhân và đoàn thể khác mà mục tiêu duy nhất là giúp để làm sao có nhiều người ký tên vào Kiến nghị gửi Tổng thống Obama. Chúng tôi chẳng có phát biểu, trả lời phỏng vấn, hay thông cáo nào để nhận thành qủa về phía mình.
Người Tây Phương có câu "Chiến thắng có trăm cha còn thất bại là một đứa trẻ mồ côi." Đối với những ai quan tâm đến tương lai dân tộc và đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết, chúng ta có thể có sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động nhưng chúng ta cần phải tôn trọng sự thật. Những người đã biết việc mình làm không hay, không đúng thì nên sửa lại trong tương lai và hoặc xin lỗi đồng bào, chứ tuyệt đối không nên dựng chuyện và đổ lỗi lên người khác.
6/ Trong thời gian qua, Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có rất nhiều cuộc vận động từ áp lực chính giới Hoa Kỳ, trong đó đáng kể nhất là cuộc vận động DựLuật Nhân Quyền do Dân biểu Smith đệ nạp; Nghị Quyết 484 do Dân biểu Sanchez đệnạp và cuộc vận động chữ ký cho Thỉnh Nguyện Thư gửi Tổng thống Obama do Nhạc sĩ Trúc Hồ đề xướng. Ông có thấy những cuộc vận động này tạo sự tản lực của người Việt hay không?
Hoàng Tứ Duy: Chúng tôi thấy nó không tản lực mà bổ túc cho nhau để vừa tạo sựchú ý của dư luận Hoa Kỳ, vừa vận động Lập pháp và Hành pháp Hoa Kỳ tạo sức ép lên nhà cầm quyền CSVN để tôn trọng nhân quyền. Nghị Quyết 484 của nữ dân biểu Sanchez nếu được thông qua thì sẽ là một áp lực rất lớn để đòi CSVN không thểdùng điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước) trong Bộ Luật Hình Sự để bắt giữ những ai tham gia các tổ chức chính trịhay phát biểu những quan điểm khác với nhà nước. Kiến nghị gửi Tổng thống Obama chắc chắn sẽ buộc phía Hoa Kỳ áp lực CSVN phải trả tự do cho các nhà dân chủ đang bị bắt giữ như nhạc sĩ Việt Khang, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày.
7/ Theo tin trong nước, Công An cố buộc nhạc sĩ Việt Khang nhận mình là người của Đảng Việt Tân. Xin ông cho ý kiến về việc này.
Hoàng Tứ Duy: Nhạc sĩ Việt Khang không phải là đảng viên Đảng Việt Tân. Tuy nhiên, nếu Việt Khang có tham gia bất cứ tổ chức chính trị nào, đó là quyền của anh và không thể là lý do để anh bị đi tù. Chúng tôi rất cảm phục lòng yêu nước và sự hy sinh của nhạc sĩ Việt Khang cùng với tất cả các nhà dân chủ khác trong lao tù Cộng Sản Việt Nam. Đảng Việt Tân hỗ trợ mọi nỗ lực đấu tranh cho các tù nhân chính trị. Họ là gương sáng cho tất cả chúng ta và sự nhắc nhở tại sao phong trào dân chủ Việt Nam cần luôn đoàn kết để hướng về mục đích chung./.
.
.
.
No comments:
Post a Comment