Saturday, March 10, 2012

VACLAV HAVEL TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA MICHAEL BONGIOVANNI (Mai Việt Tú chuyển ngữ)




Mai Việt Tú chuyển ngữ
Thứ Bảy, 10/03/2012

Lời người chuyển ngữ
Sau khi đọc một số bài về trí thức và theo dõi diễn tiến của GS Huệ Chi về phái đoàn đi thăm TS Hà Vũ ở trại giam, tôi rất cảm kích và suy nghĩ có thể nào góp ý một chút vào. Được rảnh rỗi tí nên tìm ra bài phỏng vấn ông Vaclav Havel vào ngày 30 tháng 6 năm 1989. Bài này tôi tìm thấy đăng trong cuốn báo The Unesco Courier số ra tháng 12 năm 2001 trong phần Ethics.

Tôi chọn chuyển ngữ bài này để nêu lên vai trò trí thức khi vận nước suy vong. Có lẽ những câu hỏi và trả lời trong bài giúp cho chúng ta suy nghĩ về vai trò của trí thức trong vận nước ta hiện tại. Những câu hỏi và những câu trả lời xuyên qua óc tôi để tôi nhớ lại khi đọc những bài viết của TS Hà Vũ mà tôi có thể nói ông là một nhà trí thức chân chính đã bị bỏ tù để bịt miệng. Có lẽ TS Hà Vũ đang ở trong một phòng tù nào đó một mình, nhưng tôi biết chắc ông không cô đơn. Một mình nhưng không cô đơn, đúng thế. Qua tìm hiểu về GS Huệ Chi, tôi cũng muốn nói ông là nhà trí thức “decent”. “Decent” tự điển tiếng Anh có nghĩa là thích nghi đúng tiêu chuẩn được chấp nhận về tư cách được kính trọng và đạo đức, còn tự điển tiếng Việt thì cho là khuôn phép, đứng đắn, lịch sự, tao nhã, tử tế, tốt.

Không biết trên thế giới này có quốc gia nào mà vừa khẳng định nắm quyền trong hiến pháp vừa đặt ra điều lệ cấm làm cho những kẻ nắm quyền mà không có khẳng định về kỷ luật nếu vi phạm từng điều một thì thế nào; và luật pháp chỉ để áp dụng tùy tiện cho dân chúng thì tên của sự cai trị này gọi là gì. Liên tưởng đến vụ án Nọc Nạn và Tiên Lãng, có thể nào bộ máy chuyên chính vô sản mà ông Vaclav Havel gọi là “hệ thống hậu độc tài” thì tại Việt Nam khi tiến qua kinh tế thị trường với cùng bộ máy “hệ thống hậu độc tài” thì cái máy mới có thể gọi là “hệ thống hậu thực dân” không ? Có phải sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường của ĐCSVN đối với sự bảo vệ công nhân trong tiến trình kinh tế thị trường của Đỗ Thị Minh Hạnh và những người khác nữa hay đối với sự cạnh tranh tinh thần dân tộc của Bùi Hằng và những người yêu nước khác cũng là điều đương nhiên phải xảy ra từ “hệ thống hậu thực dân” kể trên hay không. Và những gì trong lời nhạc qua hai bài hát của Việt Khang có phải thật sự đang xảy ra ở Việt Nam hay không và nếu thế thì có phải đây là hậu quả của “hệ thống hậu thực dân” hay không.

Số đảng viên trí thức chắc cũng không ít và không biết có ai trong họ có suy nghĩ gì không hay sẽ lại sợ hãi bị bỏ tù mà im lặng. Tôi mượn lời ông Vaclav Havel để muốn nhấn mạnh ở đây rằng “Trí thức kể cả đảng viên trí thức của ĐCSVN hãy chồi ra khỏi cái vỏ bọc, từ sự cô lập, như thứ gì đó đến với đời sống công cộng một lần nữa để tạo ra hình hài thật sự cho dân tộc Việt Nam”. Hãy từ bỏ bất kỳ lý tưởng nào đi nữa và lấy thực tại của dân tộc và của đất nước làm nền tảng để đất nước này còn tồn tại.

Ngoài ra, tôi tìm thấy link trên mạng về cuộc phỏng vấn này:

Mai Việt Tú
(Mai Này Nước Việt Đẹp Hơn)
Ngày 10 tháng 3 năm 2012

------------------------------------

Bài phỏng vấn Vaclav Havel bởi ông Michael Bongiovanni

Tổng thống của Cộng Hòa Czechoslovakia (bài này năm 1989, lúc đó chưa chia làm hai quốc gia Czech và Slovakia), là một nhà viết kịch và là một nhà đấu tranh cho tự do. Đây là một cây viết bất đồng chính kiến mà đã tạo được tiếng tăm để đưa đến sự chiến thắng bầu cử để trở thành vị tổng thống ngày 29 tháng Mười Hai năm 1989, từ đó trở thành biểu tượng của cách mạng ôn hòa đã xảy ra ở quốc gia của ông.
Năm 1968, sau khi dẹp tan một cách tang thương “Mùa Xuân Prague” trong đó Vaclav Havel đóng một vai trò lãnh đạo, những vở kịch của ông bị cấm ở Czechoslovakia, mặc dù ba vở kịch Interview, A Private View và Protest (1975-1976) đã được trình diễn ở nhiều quốc gia. Bởi vì ông lên tiếng về nhân quyền và chống đối đàn áp, ông đã bị bắt nhiều lần và tổng cộng ở tù năm năm trường.
Cuộc phỏng vấn sau đây, được ấn hành nguyên bản ở đây lần đầu tiên, được thực hiện ngày 30 tháng Sáu năm 1989 trong những điều kiện nửa bí mật tại nhà của ông Vaclav Havel gần thành phố Prague. Chúng tôi ấn hành nó như là một ấn bản ngoại lệ vào lúc ấy – nhiều tuần trước khi nhà viết kịch bị cấm di chuyển vào trung tâm của sân khấu (chính trường).
Cuộc đối thoại này xảy ra trong một không khí là lạ. Ông đang bị theo dõi, và ông vẫn nói không để ý đến những thận trọng đặc biệt…
Michael Bongiovanni : Ông đang có hay không có tự do đi lại bất cứ lúc nào ông muốn không?
Vaclav Havel : Tôi đã bị cô lập cho đến khoảng vài năm trước, nhưng không lâu nữa đâu. Sự cô lập hữu hiệu trong thập niên 1970, tại thời điểm năng động xã hội lan tràn. Mọi người như là đã đánh mất trái tim, như là không còn tin tưởng rằng xã hội thay đổi có thể xảy ra được nữa. Họ đã ngưng thu nhặt cảm hứng của đời sống xã hội, mà dầu gì đã bị làm què quặt một cách có hệ thống. Mọi người đã co chính mình lại, với rất ít liên lạc giữa những cá nhân.
Đấy là khoảng thời gian khi xã hội trở thành rời rạc, khi mỗi người bị cô lập bởi người khác. Tôi đặc biệt bị cô lập bởi vì tôi thuộc về loại người mà, trong cuộc xâm lăng của Sô Viết năm 1968, đã gần như bị chỉ mặt là kẻ thù của đất nước. Thật là nguy hiểm nếu (ai đó) có cái gì liên hệ với chúng tôi. Tôi là một nhà viết kịch bị cấm đoán. Tôi không thể kiếm được việc làm bất cứ ở đâu.
Rồi thì, từng chút một, mọi vật bắt đầu thay đổi. Ngày nay, hoàn cảnh thì khác biệt nhanh chóng. Không phải lãnh đạo đảng hay chính phủ đã thay đổi chính sách. Chúng vẫn như cũ. Nhưng xã hội, xã hội đã thay đổi. Mọi người có lẽ mỏi mệt chỉ vì đang mỏi mệt. Họ đã lại chồi ra khỏi cái vỏ bọc, từ sự cô lập, như thứ gì đó đến với đời sống công cộng một lần nữa lại tạo ra hình hài.
Những thế hệ mới lớn lên, không bị ảnh hưởng bởi những đau khổ do Sô Viết xâm lăng. Nó từ từ, tiến triển lần lượt – mặc dù từng cái nổi bật giống nhau. Nhưng trong trường hợp của tôi, tôi có thể theo dõi sát sự tiến triển, dù sự kiện rằng là tôi đã bị bắt và đi tù nhiều lần. Khi bạn đi tù, bạn đem với bạn sự nhận thức hoàn cảnh ngay lúc ấy khi mà bạn bị bắt. Sau đó, một thời gian trôi qua, bạn đứng ngoài những tiến triển của những biến cố và ký ức đóng cứng trong óc bạn. Và rồi thì, một thoáng đột ngột, bạn ra khỏi tù. Vào lúc ấy, bạn sống lại đặc biệt là tất cả những thay đổi mà có thể xảy ra trong thời gian chuyển tiếp (thời gian lúc bạn trong tù). Tại lúc cuối của mỗi lần tôi ở tù, tôi đã ngạc nhiên với những tiến triển mới. Mỗi lần, xã hội sống động hơn, sự lạnh cảm (mackeno) thụt lùi xa hơn, càng nhiều người thức tỉnh…

Michael Bongiovanni : Có bất cứ lúc nào ông phải ngưng viết lách hay không?
Vaclav Havel : Những vở kịch của tôi bị cấm ở Czechoslovakia trong hai mươi năm trời, nhưng tôi không ngưng viết lách. Bạn không thể thật sự ngăn cấm nhà văn không được viết lách. Sứ mạng của ông ta là tiếp tục viết lách, lên tiếng, ngay cả dưới những tình cảnh khó khăn nhất. Do do tôi tiếp tục ấn bản những bài viết. Ở đâu? Nước ngoài, tất cả kiểu chui, dưới dạng bí mật.
Trong đầu thập niên 1970, hai văn hóa đối đầu nóng bỏng đồng thời xuất hiện ở quốc gia này. Một trong hai được chính thức hóa, được cho phép, và cái kia theo kiểu chui, độc lập. Sau khi bắt đầu một lúc, ấn hành kiểu chui lan như nấm. Ngày nay, hàng tá những báo chui được ấn hành, cũng như là hàng trăm sách vở và ngay cả hình phim tin tức nóng hàng ngày (kiểu của blogger TS Nguyễn Xuân Diện). Trong những năm gần đây, sự rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện ở rào cản giữa hai văn hóa. Một khoảng trống đã được phát triển ra giữa chúng nó, mà đôi khi còn được gọi là “vùng xám”. Có sự bổ xung lẫn nhau giữa văn hóa chính phủ và (văn hóa) độc lập để tiến đến gần nhau hơn, chính mỗi bên nhận thức rằng họ không còn giữ độc quyền lên trên văn hóa. Áp lực nội tại này, nhận thức này đang nẩy nở, tạo ra sự tiến lại với nhau, và không phải là loại tự do hóa văn hóa nào đó do chính sách của nhà cầm quyền.

Michael Bongiovanni : Ông nhận thức gì về vai trò của trí thức về mặt chính trị và xã hội?
Vaclav Havel : Trí thức có quyền suy nghĩ về tương lai. Họ không phải sợ hãi để đối đầu với tương lai, để tưởng tượng ra nó như thế nào đi nữa. Nhưng việc chính của họ, ưu tiên nhất của họ là, theo tôi, thấu hiểu hiện tại, thấu hiểu những khủng hoảng của nó và cho nó một cái tên. Đấy là làm thế nào để một nhận thức thật sự của phối cảnh được ra đời.
Vai trò của chính trị gia là xây dựng một thế giới tốt nhất trong những cái có được. Trí thức phải quan sát, thông báo, và đặt mọi người vào tư thế đề cao cảnh giác. Họ phải một cách nào đó quan sát chính trị gia, nhắc nhở họ làm thế nào mà họ trở thành xa lánh hiện thực khi họ đi theo những cái giả tạo của lý tưởng. Khi tôi nói cái này, tôi đang nói như là một người không đồng tình với lý tưởng. Một sự không đồng tình mà kinh nghiệm đã trải qua bởi tất cả những phần của Âu Châu này. Chúng ta sống trong những điều kiện ép buộc con người vươn lên trên sự phá sản của lý tưởng.
Những gì chúng ta muốn, ở đây và bây giờ, thì đơn giản, những thứ cơ bản. Không cần tra cứu với bất kỳ khung hoạt động của lý tưởng, vượt xa hơn tất cả lý tưởng. Chúng ta ngưỡng mộ để chia xẻ những giá trị căn bản của đời sống, những thứ mà cảm nghĩ chung đơn giản và đòi hỏi nhân phẩm cơ bản mà chúng ta phải có quyền. Những gì chúng ta chưa thật sự trải kinh nghiệm? Một cố gắng để chiêu hàng vào thế giới lý tưởng. Và thật là một thảm bại! Có lẽ nó sẽ làm cho những trí thức nhận ra rằng nó không đủ để xây dựng một lý thuyết rồi bóp nắn hiện thực để cho vừa vặn với nó. Sống động và huyền bí, hiện thực đã bỏ xa những lý thuyết tưởng tượng, kế hoạch, khái niệm. Để thực hiện và tổ chức, nó kêu gọi cho tình đồng loại và tôn trọng sự thình vượng, sự đa dạng, tất cả các loại khác nhau màu mè của đời sống. Không thể nào trải một cái khung chứa đựng mọi thứ toàn thiện trong đó mà được tạo ra bởi bộ óc lạnh lùng của một nhà lý tưởng. Nhưng trong phần của chúng ta của thế giới, đấy là những gì đã được làm. Đấy là một thất bại hoàn toàn. Do đó tạo ra sự không tin tưởng vào kế hoạch và lý thuyết về phía của trí thức ở Đông Âu. Do đó sự mong muốn để gắn bó với sự phân tích cái hiện tại, là phương pháp hay nhất để đặt kế hoạch cho tương lai.

Michael Bongiovanni : Ông có thấy sự khác biệt giữa vai trò tương ứng của trí thức ở Đông và Tây (Âu Châu) hay không?
Vaclav Havel : Cái khác biệt đầu tiên là, trong hầu hết những quốc gia khối cộng sản, ngay cả gần đây, chính trị, phản biện chính trị, hầu như biến mất. Chủ nghĩa độc tài bao phủ chính trị. Trói chặt tất cả văn hóa của chính trị, xã hôi không thể xây dựng khả năng đối kháng tự nhiên của nó, ý kiến công cộng không thể được sinh sôi nẩy nở ra. Chính trị ngay cả không có bất kỳ mảnh đất chuyên nghiệp nơi mà nó có thể thực tập. Nhưng một việc lạ lại xảy ra. Chính trị, bị đuổi rượt ra khỏi cửa, lại trở vào bằng cửa sổ. Nó thình lình tỏa rộng ra khắp không gian của đời sống xã hội. Một cách bí mật, mọi thứ đưa vào ý nghĩa của chính trị: buổi hòa nhạc, thánh lễ, hội chợ …. Trong những hoàn cảnh như thế, văn vẻ của người viết đạt được mùi thơm tỏa ra một cách phi thường. Nhất là khi họ hết lòng nói lên sự thật, không hề sợ sệt những vấn đề mà chính họ đã gieo lên đầu họ, nếu họ không thèm làm nhà thông dịch dễ sai khiến của nhà cầm quyền. Tại sao những người viết lách quan trọng? Bởi vì đồ nghề của họ là ngôn ngữ, nói một cách thẳng thắn, để hỏi những câu hỏi. Đấy là dụng cụ tinh hoa của văn hóa. Ở quốc gia của chúng ta, đọc giả văn hóa của người viết thì ngang hàng với sự mong mỏi chính trị - bao la. Nhiều người ở bên Tây ngạc nhiên bởi việc này. Mọi người rất tha thiết được nghe những gì sẽ được nói, được bày tỏ. Đấy là hy vọng riêng của họ, tự do của họ, mà bắt đầu hình thành. Mặc dù xã hôi, qua môi trường của sự lên men văn hóa, trở thành đa dạng, có cấu trúc. Những người viết, trên vai họ đặt nặng những trách nhiệm chính trị, phải có nhu cầu hơn nói một cách tương ứng.


Michael Bongiovanni : Sự khát khao cho thay đổi này ở Đông Âu và những nơi khác trên thế giới đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên mới?
Vaclav Havel : Tôi không phải là nhà tương lai học, hoặc tôi không là một nhà tiên tri. Tôi không biết cộng đồng thế giới đang tiến đến đâu. Mỗi nơi, tôi quan sát kinh tế, chính trị, những dấu hiệu sinh thái của khủng hoảng trầm trọng. Trong cái nhìn của tôi, khủng hoảng này là một khủng hoảng sống còn, một khủng hoảng của gốc gác: nhân loại đã đánh mất cảm tính trách nhiệm mà lúc trước họ cảm nghĩ về một thứ gì đó cao hơn họ, cái gì đó mà đã vượt xa họ. Có nhiều đàn ông và đàn bà trên thế giới đã cảm thấy nó, hiểu nó và kiếm cách thoát ra.
Có lẽ đến lúc kết thúc thiên niên kỷ sẽ thấy những phối cảnh mới mở ra. Đã có một số dấu hiệu khích lệ: giảm ganh đua vũ khí, cố gắng cùng sống chung hòa bình, hiệp định Helsinski. Những dấu hiệu vẫn chừng mực. Những vấn đề chết người và hiển nhiên đã được khắc phục. Nhưng những vấn đề nguy hiểm nhất một cách chính xác là không thấy được.

Michael Bongiovanni : Khoảng cách giữa Tây và Đông (Âu) sẽ biến mất hay không?
Vaclav Havel : Thật sự tôi không biết. Sự khác biệt giữa hai thế giới qua lớn…. Nhiều thập niên, hai hệ thống này đã có lịch sử khác nhau. Ngày nay, hệ thống độc tài kiểu cộng sản, theo kiểu thí dụ của chính những người cộng sản, tôi có lẽ gọi là “chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin”, đã đến giai đoạn bế tắc. Mọi người đang bắt đầu nhận thức việc này ở phía Đông (Âu). Từ đâu hiện ra những cố gắng liên quan tạo ra những phân tử của dân chủ hóa, của đổi mới. Sự kiện này rất ư là quan trọng. Phía Đông từng bước tiến đến phía Tây. Thế giới tây phương về phần họ có khả năng bước đến với láng giềng của họ? Tôi không biết. Phương Tây đang chống đỡ những giá trị tốt cho toàn nhân loại. Họ không mong muốn bỏ nó và trong khía cạnh này họ hoàn toàn đúng. Tôi đau khổ bất cứ khi nào họ từ bỏ một số (giá trị tốt): chúng tôi cũng theo những giá trị này nữa. Về những trổi dậy mà phía Tây đang trải qua, hầu hết những thứ ấy đối với tôi chỉ là những hình dạng khác nhau cái khủng hoảng đã được biết của tiến trình văn minh hóa mà tôi đã nhắc đến trước đây. Phía Tây chỉ có thể giải quyết những vấn đề này bởi chính họ.
Nhưng có một vấn đề chung cực kỳ quan trọng của cả hai hệ thống, và đó là tập trung quyền lực một cách quá đáng. Ở đây, quyền lực chính trị, đòn bẩy kinh tế, nguồn năng lượng, mọi thứ nằm trong cùng một tay. Thật ra nhà nước là một ông chủ duy nhất, một nhà tổ chức duy nhất của đời sống xã hội. Đấy là hình thái quái đản. Ở phía Tây, mặc dù ở hình thái khác nhau – càng gia tăng lớn hướng về những khối kết hợp khổng lồ - bạn tìm thấy nghiêng về cùng hướng tập trung hoàn toàn. Kết quả, cả hai bên, là cùng loại “vô danh hóa” của đời sống nói cách tổng quát, mặc dù trong trường hợp của chúng ta nó được thấy như cú sốc một cách trực tiếp hơn. Sự nối kết của con người, liên hệ giữa một người với một người khác, đang biến mất ở nơi làm việc, nhưng cũng ở đời sống xã hội, từ những thành phố, những nhà ở. Cá nhân đang trở thành bộ phận nhỏ của một cái máy to lớn. Họ đang đánh mất tất cả cảm tính công việc của họ và sự hiện hữu của họ. Cả hai hệ thống có khả năng vượt qua hiện tượng phản nhân loại này, mỗi cái làm theo lối riêng của nó. Khi chúng đã thực hiện xong, có lẽ chúng sẽ tìm ra cách để tiến gần lại nhau.

Michael Bongiovanni : Tại thời điểm chuyển hướng quyết định này cho tương lai, có thể nào trí thức làm bất cứ cái gì để thay đổi hướng đi của những biến cố?
Vaclav Havel : Bởi bản chất của họ, trí thức thì bất lực trong một số phương diện. Họ không thể thay đổi thế giới như những chính trị gia làm được. Sự hiện hữu của họ trong thế giới được đánh dấu bởi những gì họ nói, họ hành động qua chữ nghĩa. Tôi đã viết một bài luận nhan đề “The power of the impotent” (tạm dịch là “Lực của bất lực”, cũng được chuyển ngữ qua tiếng Anh dưới nhan đề “The Power of Powerless”, bài này là bài luận hay nhất của ông), trong đó tôi cố gắng giải thích làm thế nào một chữ thật sự, ngay cả được nói bởi vỏn vẹn có một người, thì trong hoàn cảnh nào đó còn mạnh hơn cả một đoàn quân. Chữ nghĩa làm sáng tỏa, đánh thức, giải phóng. Chữ nghĩa cũng có quyền lực của nó. Trí thức nên nắm vững lấy nó hoặc thu thập quyền lực này cho họ, để chuyển nó thành ưu trương của họ. Họ không phải khát khao bất kỳ thứ nào khác hơn cái ấy. Hãy để quyền lực chuyển biến tức thời hoặc tổ chức xã hội cho chính trị gia.

Michael Bongiovanni : Những cái gì tạo cho ông suy nghĩ rằng trí thức nên dùng quyền lực của họ để phục vụ?
Vaclav Havel : Vào lúc cuối trước khi bước qua thiên niên kỷ mới, cái gia tài quí giá nhất chúng ta cố gắng chống đỡ và thấy là được mọi người ở mọi nơi ủng hộ, bất kỳ quốc gia nào hay dưới hệ thống nào mà họ đang sống, là một số chất lượng nào đó của nhân loại, của những giá trị cơ bản. Và trước tiên trên tất cả, lòng nhân đạo. Nhiều biến cố dã man chúng ta đã trãi kinh nghiệm qua tại lúc cuối của thiên niên kỷ này, như là chủ nghĩa Hitler, chủ nghĩa Stalin hoặc vượt quá giới hạn của Pol Pot, cho thấy sự kiêu căng, sự ngạo mạn của những nhóm hay những cá nhân, của những người cuồng tín hay không cuồng tín, những người chỉ biết đi theo lý tưởng, những lý luận gia cố chấp, những người tin vào sự toàn vẹn. Sự ngạo mạn của những ai nghĩ là họ biết mọi thứ sẽ như thế nào, những ai có thể quyết định trật tự của vật chất. Một khi hiện thực không vừa vặn với lý thuyết của họ, họ áp đặt những lý thuyết của họ và những hành động này dẫn thẳng đến sự tồi tệ, sự chém giết, những chiến tranh khủng khiếp. Sự kém nhân đạo này có thể được thấy ở nơi khác hơn ở những nơi có chính trị nghiêm chặt. Sự kiêu hãnh cũng là gốc rễ của khủng hoảng sinh thái toàn cầu: nhân loại áp đặt sự mong muốn lên trên thiên nhiên, không cần lưu ý luật lệ, những bí mật. Có rất nhiều tôi có thể nói về đề tài này …. Chúng ta hãy quên đi ý nghĩa của tự do, của nhân phẩm, của công lý. Và chúng ta hãy nhún nhường hơn.

.
.
.

No comments: