Lê Duy Nhân
Thứ năm, 08 Tháng 3 2012 12:16
Tham vọng và sự nghiệp chính trị của Vladimir Vladimirovich Putin và Nguyễn Tấn Dũng có những nét tương đồng khá đặc biệt.
Putin xuất thân từ KGB (mật vụ Nga), dùng KGB làm thang danh vong và rường cột chống đỡ quyền lực. Nguyễn Tấn Dũng tuy xuất thân từ một y tá quân đội, tiến thân vùn vụt nhờ nghiệp vụ công an, và cũng dùng công an làm khiên mộc quyền lực.
Putin sinh trưởng trong một gia đình nghèo, bố là nhân viên NKVD, tiền thân của KGB, khi giải ngũ làm công nhân cho một hãng chế tạo toa xe cho hỏa xa; mẹ làm lao động tạp dịch. Khi còn nhỏ Putin ưa đánh lộn, tự nhận mình là du côn (thug) và mơ tưởng tiến thân bằng KGB. Khi rời chính trường, Boris Yeltsin (cũng từ KGB ra) tiến cử Putin thay thế mình trong nhiệm kỳ tổng thống còn lại của mình. Năm 2004, Putin đắc cử tổng thống. Vì hiến pháp không cho phép tái tranh cử, Putin vận động cho đàn em lên ghế tổng thống để tiếp tục nắm giữ quyền hành trong ghế thủ tướng. Putin đưa nước Nga ra khỏi nghèo túng nhờ bán dầu hỏa và tài nguyên cho nước ngoài. Giá dầu hỏa từ $27/một thùng vượt ngưỡng $100/thùng, và “chiến công” đập tan phong trào đòi tự trị Chechen, giúp Putin trở thành lãnh tụ tài ba của Nga. Và không phải chỉ nhờ dầu hỏa mà GDP của Nga tăng trưởng kỳ diệu. Nga đã xuất khẩu 85% nguyên vật liệu thô và trong 10 năm qua giá nguyên liệu tiếp tục gia tăng chóng mặt, đem lại phồn vinh cho dân Nga nói chung và đặc biết là giai cấp tư bản mới, gồm những tổng giám đốc các ngành xuất khẩu, kỹ nghệ sản xuất vũ khí, giới địa ốc và quan chức lớn do Putin bổ nhiệm. Cho nên mặc dầu cai trị bằng chính trị dựa trên trấn áp các quyền tự do bằng bạo lực, Putin vẫn chiếm được cảm tình của đa số, khiến dân chủ vẫn còn là khát vọng của nhân dân Nga trong nhiều năm nữa.
Nguyễn Tấn Dũng cũng mô phỏng đường lối cai trị của Putin. Nguyễn Tấn Dũng cài đặt vây cánh trong các chức vụ chủ yếu về kinh tài. Bán nguyên vật liệu thô, chủ yếu cho Trung Quốc, như than đá, dầu hỏa, bauxit, cho Tàu thuê dài hạn rừng đầu nguồn để thu lợi – cho đất nước thì ít mà chia chác nhau thì nhiều – dùng chính sách cưỡng chiếm ruộng đất của nông dân để làm giàu cho bản thân và vỗ béo chính quyền địa phương để mua chuộc “trung thần”.
Nguyễn Tấn Dũng rất khôn ngoan trong chính sách dụng nhân như dụng mộc, dùng TBT Đảng, Chủ Tịch Quốc Hội và Chủ Tịch Nước như ban cung văn rao hát thây ma XHCN để mình ngồi đồng, dùng công an làm ngao khuyển bảo vệ ngôi báu. Ba Dũng ý thức rất rõ rằng muốn tồn tại lâu dài thì không thể dựa vào cái thây ma của chủ nghĩa cộng sản mà phải xây dựng một nền chuyên chính phi chủ nghĩa giống như các chế độ độc tài ở châu Phi và Ả Rập. Một mặt dùng công an để trấn áp đối lập trong và ngoài đảng một mặt dùng miếng mồi vinh hoa phú quý để tạo dựng vây cánh. Tham vọng quyền bính của Ba Dũng không phải chỉ nhắm vào “đời bố” mà còn hướng tới “củng cố đời con”. Ba Dũng đang dần dần đưa con cháu vào “triều đình” theo kiểu gia đình họ Kim ở Bắc Hàn, y đã đưa được trưởng nam, Nguyễn Thanh Nghị, vào Trung Ương Đảng, ít lâu sau đặt Nghị vào lên ghế thứ trưởng, để sửa sọan bước đường tương lai thênh thang cho Nghị. Con gái, Nguyễn Thanh Phượng, mới ngoài ba mươi đã nắm bốn chức Tổng Giám Đốc, và ém thứ nam Nguyễn Minh Triết vào Trung Ương Đòan Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, làm hậu bị cho Nghị. Cha truyền con nối đã vận hành êm chèo mát mái.
Phe cánh Hà Nội tuy đã cảm thấy sức ép thế lực Nguyễn Tấn Dũng ngày một trầm trọng nhưng phản ứng thì hời hợt, mung lung.
Trong vụ Tiên Lãng, ông Dũng đã “năng nổ”, tuy chỉ là mặt nổi, để làm bẽ mặt 13 vua khác trong Bộ Chính Trị. TBT Nguyễn Phú Trọng hạ quyết tâm chỉnh đốn nội bộ chưa được bao lâu thì nổ ra tiếng súng hoa mai Tiên Lãng. Lẽ ra ông Trọng phải chiếm lấy tiên cơ, ra chiêu “chỉnh đốn” để lấy uy tín nhưng lại cùng với Sang, Hùng nín khe, vì há miệng mắc quai hay muốn ném bùn Tiên Lãnh vào mồm Ba Dũng. Nhưng Dũng đã nắm lấy Tiên Lãng mà múa gậy vườn hoang, đánh bóng mình như một lãnh tụ “anh minh”, để được tiếng là can đảm, dám “chỉnh đốn” nội bộ, mặc dù Ba Dũng cũng chỉ dám rờ tới gót chân Đảng và sau khi lấy được tiếng thơm thì lại đánh trống bỏ dùi, vội vã bàn giao việc sửa sai Tiên Lãng cho thành ủy Hải Phòng, đầu não của chiến dịch cướp đất, phá nhà anh em Đòan Văn Vươn.
Nguyễn Tấn Dũng, không cần học lực cao, nhưng quỷ quyệt thì vào hàng sư phụ, một bên là công an và quân đội và một bên là tập đoàn đại gia đỏ, tả phụ hữu bật, cho nên phe miền Bắc muốn cân bằng lực lượng với phe Ba Dũng thì chỉ còn trông cậy “đại ca phương Bắc”.
Nhóm lãnh đạo Hà Nội tha hồ ôm cái thây ma XHCN và xác ông Hồ để được làm “cái đuôi XHCN” trong khi Ba Dũng vùng vẫy trong làn nước ngọt lịm của “kinh tế thị trường”.
Nhưng không có chế độ độc tài nào thoát khỏi đào thải. Nguyễn Tấn Dũng cũng không thoát số phận của Mubarak, Gadahfi, … . Nhưng Mùa Xuân Ả Rập không tự nhiên mà có, mà do tinh thần quật khởi và lòng dũng cảm của quần chúng.
Putin xuất thân từ KGB (mật vụ Nga), dùng KGB làm thang danh vong và rường cột chống đỡ quyền lực. Nguyễn Tấn Dũng tuy xuất thân từ một y tá quân đội, tiến thân vùn vụt nhờ nghiệp vụ công an, và cũng dùng công an làm khiên mộc quyền lực.
Putin sinh trưởng trong một gia đình nghèo, bố là nhân viên NKVD, tiền thân của KGB, khi giải ngũ làm công nhân cho một hãng chế tạo toa xe cho hỏa xa; mẹ làm lao động tạp dịch. Khi còn nhỏ Putin ưa đánh lộn, tự nhận mình là du côn (thug) và mơ tưởng tiến thân bằng KGB. Khi rời chính trường, Boris Yeltsin (cũng từ KGB ra) tiến cử Putin thay thế mình trong nhiệm kỳ tổng thống còn lại của mình. Năm 2004, Putin đắc cử tổng thống. Vì hiến pháp không cho phép tái tranh cử, Putin vận động cho đàn em lên ghế tổng thống để tiếp tục nắm giữ quyền hành trong ghế thủ tướng. Putin đưa nước Nga ra khỏi nghèo túng nhờ bán dầu hỏa và tài nguyên cho nước ngoài. Giá dầu hỏa từ $27/một thùng vượt ngưỡng $100/thùng, và “chiến công” đập tan phong trào đòi tự trị Chechen, giúp Putin trở thành lãnh tụ tài ba của Nga. Và không phải chỉ nhờ dầu hỏa mà GDP của Nga tăng trưởng kỳ diệu. Nga đã xuất khẩu 85% nguyên vật liệu thô và trong 10 năm qua giá nguyên liệu tiếp tục gia tăng chóng mặt, đem lại phồn vinh cho dân Nga nói chung và đặc biết là giai cấp tư bản mới, gồm những tổng giám đốc các ngành xuất khẩu, kỹ nghệ sản xuất vũ khí, giới địa ốc và quan chức lớn do Putin bổ nhiệm. Cho nên mặc dầu cai trị bằng chính trị dựa trên trấn áp các quyền tự do bằng bạo lực, Putin vẫn chiếm được cảm tình của đa số, khiến dân chủ vẫn còn là khát vọng của nhân dân Nga trong nhiều năm nữa.
Nguyễn Tấn Dũng cũng mô phỏng đường lối cai trị của Putin. Nguyễn Tấn Dũng cài đặt vây cánh trong các chức vụ chủ yếu về kinh tài. Bán nguyên vật liệu thô, chủ yếu cho Trung Quốc, như than đá, dầu hỏa, bauxit, cho Tàu thuê dài hạn rừng đầu nguồn để thu lợi – cho đất nước thì ít mà chia chác nhau thì nhiều – dùng chính sách cưỡng chiếm ruộng đất của nông dân để làm giàu cho bản thân và vỗ béo chính quyền địa phương để mua chuộc “trung thần”.
Nguyễn Tấn Dũng rất khôn ngoan trong chính sách dụng nhân như dụng mộc, dùng TBT Đảng, Chủ Tịch Quốc Hội và Chủ Tịch Nước như ban cung văn rao hát thây ma XHCN để mình ngồi đồng, dùng công an làm ngao khuyển bảo vệ ngôi báu. Ba Dũng ý thức rất rõ rằng muốn tồn tại lâu dài thì không thể dựa vào cái thây ma của chủ nghĩa cộng sản mà phải xây dựng một nền chuyên chính phi chủ nghĩa giống như các chế độ độc tài ở châu Phi và Ả Rập. Một mặt dùng công an để trấn áp đối lập trong và ngoài đảng một mặt dùng miếng mồi vinh hoa phú quý để tạo dựng vây cánh. Tham vọng quyền bính của Ba Dũng không phải chỉ nhắm vào “đời bố” mà còn hướng tới “củng cố đời con”. Ba Dũng đang dần dần đưa con cháu vào “triều đình” theo kiểu gia đình họ Kim ở Bắc Hàn, y đã đưa được trưởng nam, Nguyễn Thanh Nghị, vào Trung Ương Đảng, ít lâu sau đặt Nghị vào lên ghế thứ trưởng, để sửa sọan bước đường tương lai thênh thang cho Nghị. Con gái, Nguyễn Thanh Phượng, mới ngoài ba mươi đã nắm bốn chức Tổng Giám Đốc, và ém thứ nam Nguyễn Minh Triết vào Trung Ương Đòan Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, làm hậu bị cho Nghị. Cha truyền con nối đã vận hành êm chèo mát mái.
Phe cánh Hà Nội tuy đã cảm thấy sức ép thế lực Nguyễn Tấn Dũng ngày một trầm trọng nhưng phản ứng thì hời hợt, mung lung.
Trong vụ Tiên Lãng, ông Dũng đã “năng nổ”, tuy chỉ là mặt nổi, để làm bẽ mặt 13 vua khác trong Bộ Chính Trị. TBT Nguyễn Phú Trọng hạ quyết tâm chỉnh đốn nội bộ chưa được bao lâu thì nổ ra tiếng súng hoa mai Tiên Lãng. Lẽ ra ông Trọng phải chiếm lấy tiên cơ, ra chiêu “chỉnh đốn” để lấy uy tín nhưng lại cùng với Sang, Hùng nín khe, vì há miệng mắc quai hay muốn ném bùn Tiên Lãnh vào mồm Ba Dũng. Nhưng Dũng đã nắm lấy Tiên Lãng mà múa gậy vườn hoang, đánh bóng mình như một lãnh tụ “anh minh”, để được tiếng là can đảm, dám “chỉnh đốn” nội bộ, mặc dù Ba Dũng cũng chỉ dám rờ tới gót chân Đảng và sau khi lấy được tiếng thơm thì lại đánh trống bỏ dùi, vội vã bàn giao việc sửa sai Tiên Lãng cho thành ủy Hải Phòng, đầu não của chiến dịch cướp đất, phá nhà anh em Đòan Văn Vươn.
Nguyễn Tấn Dũng, không cần học lực cao, nhưng quỷ quyệt thì vào hàng sư phụ, một bên là công an và quân đội và một bên là tập đoàn đại gia đỏ, tả phụ hữu bật, cho nên phe miền Bắc muốn cân bằng lực lượng với phe Ba Dũng thì chỉ còn trông cậy “đại ca phương Bắc”.
Nhóm lãnh đạo Hà Nội tha hồ ôm cái thây ma XHCN và xác ông Hồ để được làm “cái đuôi XHCN” trong khi Ba Dũng vùng vẫy trong làn nước ngọt lịm của “kinh tế thị trường”.
Nhưng không có chế độ độc tài nào thoát khỏi đào thải. Nguyễn Tấn Dũng cũng không thoát số phận của Mubarak, Gadahfi, … . Nhưng Mùa Xuân Ả Rập không tự nhiên mà có, mà do tinh thần quật khởi và lòng dũng cảm của quần chúng.
Lê Duy Nhân
.
.
.
No comments:
Post a Comment