Tuesday, March 27, 2012

TẠI SAO NGƯỜI NHẬT MÊ ĐỌC SÁCH ? (Nguyễn Xuân Xanh)



Nguyễn Xuân Xanh2
Cập nhật : 26/03/2012 17:50


Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác..
Kaibara Ekken (1630-1714)

Chúng ta có thể nhân bản hơn bằng cách trở thành hoàn vũ hơn.
Okakura Tenshin (1862-1913)


Tóm tắt
Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọccó thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh TrịDuy Tân 1868 khi đất nướcđược mở cửa,hướng vềphương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường,từ lúc thầy tu khoẻmạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng”về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế?Và đọc sách đểlàm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thốngvăn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống như Nhật Bản? Hai trăm sáu mươi năm tự đóng kín cửa như “hến” sau khi đuổi hết người truyền giáo phương Tây khỏi nước(cùng thời với Việt Nam), nhưng tại sao mảnh đất Nhật Bản lại“ngậm” được viên ngọc ‘Tây học’(Western learning, thông qua ‘Lan học’,Rangaku)hình thành bên trong, từchất “nọc độc của người man di”, đểrồi viên ngọc khai minh đó biến thành quốc sách thời Minh Trị?Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu đã từng có cuộcdịch thuật vĩ đạithế kỷ 11 và 12 lúcđại học châu Âu ra đời đểlàm nền tảng phát triển khoa học và văn hoá, thì tương tự,ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷthời đóng cửa, giúp chuyểnhệ hình tư duykiểu phong kiến Trung Hoa sang hệhình khoa học hiện đại phương Tây dù tầng lớp trí thức ở Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của Khổng giáo, có thể sâu đậm hơn cả giới trí thức Việt Nam cùng thời. Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhưng trí thức Nhật Bảnđã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh.Đọc sách là việc làm của lòng yêu nước, không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà đểkhai minh và khai sinh một thời đại mới cho đất nước.Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức. Họ không sợ học của kẻ thù, chỉ sợngu muội vì không học. Và họ đã thành công.
Người ta đã từng nghe nói vềsự đọc sách khủngcủa người Nhật thời Minh TrịDuy Tân, cách chúng ta hôm nay ngót một thếkỷrưỡi. Thí dụminh hoạthường là quyển sách Bàn vềTựdo, On Liberty, của John Stuart Mill. Sách được xuất bảnởAnh năm 1859, cùng năm với tác phẩm“Thuyết tiến hoá” của Charles Darwin. Bàn vềTựdolà một quyển sách rất có ảnh hưởngởphương Tây, và ngày nay vẫn còn tiếp tụcđượcđọc. Khi được dịch sang tiếng Nhật quyển sách đã bán trên triệu bản.
Một quyển sách khác, có lẽít được biết hơn đối vớiđộc giảViệt Nam, là Tựlo, Self-Help của Samuel Smiles. Quyển sách này là best-seller ởphương Tây, đến cuối thếkỷ19 bán được sốlượng 250.000 ởAnh Mỹ,nhưng khi được Nakamura Masanao, một học giảKhổng giáo từng học bên Anh, dịch sang tiếng Nhật những năm đầu của thời Minh Trịthì quyển sách bán đến một triệu bản! (Nakamura cũng là người dịch quyểnBàn vềTựdo) Một con sốthật“khủng”nếu ta biết rằng thờiđó dân sốNhật Bản chỉkhoảng trên 30 triệu thôi. Self-Helplà một trong ba quyển sách được gọi là “Bộkinh thánh Minh Trị”có sức hút mãnh liệtđối với người Nhật, nhất là giới trẻ,trong giai đoạnđất nướcđổi mới của Nhật Bản. Cuốn sách Tựlothểhiện tinh thầnđộc lập tựchủcủa các cá nhân, và từ đó làm cho quốc gia độc lập và tựchủ.Cuốn sách mượn lời của J.S. Mill ngay trang đầu:“Giá trịcủa nhà nước, xét lâu dài, là giá trịcủa các cá nhân cấu thành.”Đó là tín hiệu mà quyển sách muốn truyềnđạt: Muốn có mộtđất nước mạnh,độc lập, phải có những cá nhân mạnh và độc lập, thông qua tựrèn luyện, tựlo. Đó làđiều kiện tiên quyết.
Nói chung vào thời mởcửa Minh TrịDuy Tân, dân tộc Nhật lên cơn sốtđọc sách nước ngoài đểbiết phương Tây đã làm gì vàđang làm gì mà “nước giàu quân mạnh”như thế.Họmuốn biết và muốn học,đểxây dựngđất nước hùng mạnh như các cường quốc phương Tây. Chỉcó được một nền văn hoá lớn, một xã hội phú cường, khi nào mọi ngườiđược học như nhau, khi mọi người có quyền ao ước và có điều kiện vươn lên khỏi chức phận cũ của mình. Tinh thần này, ethos,được diễn tảmạnh mẽtrong tác phẩm“Khuyến học”,Gakumon no susume, của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi (1835-1901): “Con người không sinh ra cao quý hay thấp hèn, giàu sang hay nghèo khó. Chính những ai lao động siêng năng ởnhững công việc tìm tòi của họ,và học nhiều, sẽtrởthành cao quý và giàu có, trong khi những ai biếng nhác sẽtrởthành nghèo khó, thấp hèn.”
Hai sựkiện sau đây ởthếkỷ20 minh hoạthêm óc tò mò học hỏiđặc biệt của người Nhật,điều mà các nhà truyền giáo phương Tây đã ghi nhận khi tiếp xúc với những dân tộc này, so sánh với các dân Trung Hoa hay Hàn Quốc mà họbiết trướcđó. Năm 1922 khi Einstein thực hiện lời mời sang thăm và diễn thuyết khoa học tại Nhật thì nước Nhật vừa có ngay một tuyển tập Einstein gồm bốn quyển. Lúc đó không đâu ởchâu Âu hay ởMỹcó tuyển tập này. Tương tự,ba năm trướcđó, 1919, Nhật Bản cũng là nướcđầu tiên xuất bản tuyển tậpCác Mác, Ăng-Ghen. Cũng không đâu trên thếgiới, kểcảNga, Đức là những nơi có phong trào xã hội chủnghĩa mạnh nhất thếgiới có tuyển tập này. Người Nhật quảmuốn biết hết những nghĩ gì thếgiới trướcđó.
Công ty ra đời đầu tiênthời Minh Trị Duy Tân kinh doanh gì? Được sách sử ghi lại, đó là công ty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzencủa Hayashi Yuteki. Năm 1869 ông Hayashi Yuteki mở công ty đầu tiên tại Yokohama có tên Maruya, và năm sau mở thêm cửa hàng thứ hai tại Nihonbashi, khu phốcổ trung tâm sầm uất và thời trang nhất của Tokyo lúc bấy giờ! Năm 1880 Hayashi chuyển doanh nghiệp chính thức thành công ty TNHH Maruzen. Sách là mặt hàng đi đầu trong “cuộc chấn hưng dân khí”.Phần lớn các học giả và nhà văn đều là khách hàng của Maruzen, trong đó có hai nhà văn lớn Akutagawa Ryunosuke và Natsume Sōseki. Hayashi Yuteki vốn là một thầy thuốc hành nghề rồi sauđó trở thành học trò của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi. Ngoài các hiệu sách, Maruzen còn xuất bản một nguyệt san cho giới văn sĩ, học thuật có tên “Ánh sáng của Khoa học”,Gakutō.Một thời gian dài Maruzen là cửa sổduy nhất nhìn ra phương Tây. [Công ty sách này ngày nay vẫn còn tồn tại, hoạt động rộng rãi, có doanh số năm 1996 hơn một tỉ Euro với 2.100 nhân viên. Khách hàng của họlà nhiều đại học, cơ quan chính quyền và viện nghiên cứu.]
Chúng ta tựhỏi vì đâu mà người Nhật lại có cái đam mê đọc sách cuồng nhiệt và sự đánh giá cao sách vởnhư thế?Có phải dân tộc này chỉmê đọc sách thời Minh Trịkhi bừng tỉnh sau ‘cơn ngủ đông’ mấy trăm năm trướcđó không? Dân tộc Trung Hoa cũng từng ngủ đông dài như thế,và một sốdân tộc khác cùng dòng văn hoá Khổng Mạnh, nhưng tại sao không có cái đam mê đọc sách như dân Nhật?

Một truyền thống lâu đời

Thực ra người Nhậtđã có truyền thốngđọc sách khủnglâuđời, ít ra từthời Tokugawa 1600-1686. Trong thờiđầu của Tokugawa Ieyasu, người thống nhấtđất nước và lập nên triềuđại Tokugawa hoà bình 265 năm lâu dài nhất lịch sử,thì chuyện một samurai có thểdiễnđạtđược ý tưởng của mình một cách mạch lạc trên giấy trắng mựcđen là điềuhi hữu, và tình trạng mù chữlà bình thường. Văn hoá Nhật Bản trước 1600 là văn hoá võ sĩ. Nhưng vào cuối thếkỷ18, có thểnói một samurai mù chữlà mộtđiều hụt hẫngđáng buồn, và tới giữa thếkỷ19, tình hình lại khác nhau một trời một vực.
Trong thờiGenroku(1688-1704),được xem là thời vàng son của Tokugawa với kinh tế ổnđịnh, nghệthuật và văn chương phát triển, Nhật Bảnđã có một hệthống xuất bản sách hiệnđạiđáng ngạc nhiên, đặc trưng bởi sựhiện hữu của nhiều nhà xuất bản lớn, nhiều nhà minh hoạsách có tiếng và nhiều nhà văn tên tuổi. Sách thườngđược xuất bản với sốlượngđến hơn 10.000 bản!Đây là một con số“khủng”thờiđó; Nhật Bản lúc đó chỉcó chừng 20 triệu người, vì thời Minh Trịdân sốNhật Bản khoảng 30 triệu. Năm 1692 Nhật Bản cũng đã từng có những bộdanh mục hàng chục tập vềcác sách in dành cho công chúng sửdụng. (Hiện nay VN chưa có được những bộdanh mục như thếtại các nhà sách).
Con sốphát hành 10.000 bản là rấtđáng ghen tịcho những nhà xuất bản và tác giảViệt Nam hiện nay, đất nước với gần 90 triệu dân. Trong gần mười năm qua từkhi loại sách khai trí bắtđầu xuất hiện, có mấy tác giảnào có số ấn bản tương đương như thế?Cho nên số ấn bản 10.000 của người Nhật thời Tokugawa cách đây 300 nămquảlà con số“khủng”! [Việt Nam lúc bấy giờ đang trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, không hiểu giáo dục và văn hoá đọc sách ra sao.]
Thương mại sách ởNhật bắtđầu phát triển mạnh từ đầu thếkỷ17. Giớiđọc sách truyền thống như quý tộc, tu sĩ và thượng lưu trong thành phố được mởrộng sang các giớiđại chúng. Mặc dù sốlượng phát hành cao, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầuđọc sách của các tầng lớp dân chúng, văn hoá đọc sách thuê, ra đời trong thời Kan’ei (1624-44), trởnên phổbiến,đặc biệt tại các thành phốlớn như Edo, Kyoto và Nagoya. Các cửa hàng cho thuê sách, kashihonya,đóng vai trò quan trọngở đây. Cuối thếkỷ18 các cửa hàng cho thuê sách có mặt khắp nơi ởEdo (tức Tokyo) và các tỉnh. Khách hàng được phục vụbởi những ngườiđi rong mang thùng sách trên lưng. Sách vởcó thể đi đến tận các hảiđảo xa xôi. Edo có 650 cửa hàng cho mượn sách năm 1808, nhưng đến 1832 đã có tới 800. Edo có dân sốkhoảng hơn triệu, và tỉlệbiết chữlên đến 70%.Một cửa hàng cho mượn sách ởNagoya, tên Daisōcủa Sōhachi, như lịch sửcòn ghi, được thành lập năm 1767 và hoạtđộng 132 năm liền,đến khi chấm dứt hoạtđộng có một danh mụcđến 26.768 quyển sách cho mượn.
Nhật Bản thếkỷ18 có những thành phốlớn phát triển với dân sốtập trung cao như châu Âu. Edo có trên một triệu dân, nhất thếgiới, hơn cảParis. Các thành phốkhác như Osaka có con sốnon một triệu. Nhật Bản có văn hoá thành thị,có cảvăn hoá salon (zashiki),đời sống sung túc rõ nét như ởchâu Âu thời Trung cổ.Và đó cũng là điểm hấp dẫnđối với giới thương nhân nước ngoài khi họkêu gọi Nhật Bản mởcửa. [Việt Nam lúc đó chưa được như thếvềmặt phát triển kinh tế.]
Chúng ta hỏi:Từ đâu người Nhật có sự đam mê đọc sách như thế?Động lực nào?

Nguồn gốc đọc sách: văn đi trước

Sựhọc tại Nhật Bản trước 1600 là độc quyền của giới quý tộc và tăng lữ,nhưng đến thời Tokugawa trởthành công việc của cảnước. Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi đã bình địnhđược gần ba trăm phiên trấn (han), thiết lập nên một thểchếchính trịgần như liên bang, phát đi mệnh lệnh như một‘big bang’ cho các đại danh, daimyō,chủphiên trấn và các võ sĩ, samurai:Điều 1của mệnh lệnh nói: “bunbên tay trái, bubên tay phải”.Bunlà văn, sựhọc, là cây bút, trong khi bulà võ, nghệthuật chiến tranh, từ đó chữbushilà võ sĩ, bushidolà võ sĩ đạo. Như thế Điều 1 nói “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”,và văn đi trước võ, đểcó thểtrịnước lâu bền. Các võ sĩ Nhật dần dần trởthành giai cấp cầm quyềncó học.ỞNhật Bản, cầm quyền là việc của giai cấp của samurai, cha truyền con nối, không phải việc của các Khổng nho như ởTrung Hoa hay Việt Nam, Triều Tiên. Khổng nho cao lắm chỉ được làm tư vấn vớiđồng lương thấp. Nhật Bản cũng có xếp hạng“sĩ, nông, công, thương” (shi, nō, kō, shō)dướiảnh hưởng của Khống giáo Trung Hoa, nhưng ở đây không phải là nho sĩ, mà là võ sĩ.
Cácdaimyōgiờ đây phải học văn hoá, các loại khoa học và nghệthuật quản lý đất nước.Một daimyō có học phảiđọc sách hằng ngày.Đểphục vụcho việc học tập của daimyō, và các gia thần, thư việnđược thành lập, sách vở được sưu tầm một cách qui mô, và trởthành biểu tượng cho tri thức. Thư viện bao gồm các loại sách vềlịch sửNhật Bản và Trung Hoa, các sách vềKhổng giáo, Phật giáo và Thần giáo; sách vềnghệthuật quân sự,chiến lược quân sự,địa lý, thiên văn, kinh tế,toán học, y khoa và vô sốsách vềvăn chương cổ điển. Bản thân tướng quân Ieyasu từng lập thư viện cho mình. Nhật Bản mỗi thờiđều có những thư viện nổi tiếng, nhưng vào thời Tokugawa, Nhật Bản có nhiều thư viện nhất chưa bao giờthấy trướcđó. Fukuzawa Yukichi (1835-1901) đã ghi lại trong “Tây dương sựtình”sựquan sát đặc biệt của ông vềcác thư viện phương Tây khi ông có dịpđi tham quan:
Trong những thành phốlớn của phương Tây đều có các sưu tập sách được gọi là “thư viện”,ở đó tất cả được sưu tầm, từsách cho nhu cầu hàng ngày đến những loại sách hiếm, và sách trong nước cũng như từnước ngoài. Người dân đến và có thể đọc quyển sách mình muốn, dù không phải là mỗi ngày. Thư viện Anh có 800.000 quyển, của St. Peterburg 900.000, và của Paris 1,5 triệu. Người Pháp nói rằng, nếuđem tất cảsách xếp nốiđuôi nhau, chúng ta sẽcó một chiều dài 7 dặm.


Tướng quân Tokugawa Ieyasu, người tạo cú hích cho “big bang” văn hoá đọc sách của Nhật Bản.
(Nguồn: Wikipedia)

Phát triển giáo dục

Văn hoá đọc sách gắn liền với giáo dục. Tokugawa là thời kỳcủa sựbùng nổgiáo dục, hệthống trường học, phục vụcho nhiềuđối tượng, nhiềuđẳng cấp, trường trung ương của shogun, trường phiên của các daimyō, trường tư, cho dân thường và trường hỗn hợp cho cảsamurai và dân thường. Vài con sốdướiđây sẽlàm chúng ta thêm ngạc nhiên đểthấy mối tương quan giữa văn hoá đọc và giáo dục.
Ngoài những trường chính thống dành cho giai cấp samurai của Mạc phủ,như “Hàn lâm Khổng giáo”, Shōheikō,thành lập năm 1630, và trường của các phiên, còn có các loại trường như trườngterakoyacho thường dân; trườnggōgakudành cho cảcon em samurai lẫn thường dân học chung, được chính thức hỗtrợtừnhà nước, báo trước loại giáo dục hiệnđạiphiđẳng cấpsẽra đời thời MinhTrị.Ngoài ra có loại trường tư thục,shijuku, privat academies, với khoảng 1.500 trường, từqui mô nhỏvài ba chụcđến qui mô lớn cảngàn sinh viên, cạnh tranh với các trường trung ương hay trường phiên, dành cho cảsamurai và thường dân mọi tầng lớp.
Tại phiên Chōshū, một trong những phiên quan trọng trong việc lậtđổMạc phủ đểphục hồi thiên hoàng, nhiều samurai nổi loạn và trởthành lãnh đạo của chính phủMinh Trị đã từng là học trò của nhà yêu nước Yoshida Shōin (1830-1859) tại trường tư thục do ông thành lập.Shijukuthường phục vụcho giáo dục cao cấp (advancededucation),đi vào nghiên cứu, là trường của những người muốn tiến thân vào học thuật.Đó là loại trường“vườnươm nhân tài”, bất kểtừ đâu đến, samurai hay thương gia, thầy tu, tạo nguồn nhân lực quốc gia, jinzai(human resource), điều cũng được các giới chính quyền trung ương và địa phương ủng hộ. Theo tinh thần củajinzai, việc tuyển mộnhân sự được dựa trên cơ sởtài năng hơn là nguồn gốc thân thế,và tài năng có thể đi từphiên này sang phiên khác sống. Ngoài ra còn các trường dạy nghềvà trường tôn giáo.

Một trường terakoya (Nguồn: Wikipedia)

Năm 1868 khi Nhật Bản Minh Trịbắtđầu cuộc duy tân, cảnướcđã có 17.000 trườngđủmọi loại!Đây cũng là một con số‘khủng’nữa. Hàng triệu ngườiđã được học hành. [Việt Nam có được bao nhiêu trường học và học sinh lúc đó? Nam Kỳlúc đó vừa trởthành thuộcđịa Pháp.] Có mộtước tính theo đó cuối thời Tokugawa Nhật Bản có khoảng trên 40 phần trăm con trai và 10 phần trăm con gái nhậnđược giáo dục ngoài gia đình. Nhà nước không sợsựphát triển giáo dục trong nhân dân, và dân chúng cũngđồng tình đểcải thiện vịtrí xã hội của mình. Phát triểnđất nước cần những người có học.“Việcđầu tiên cần thiết cho sựtrịvì một nhà nước là năng lực con người. Mà năng lực con người thì đến từsựhọc”như học giảKhống giáo Dazai Jun(1686-1747) viết.
Qui môcủa trường Nhật cũng không kém phần ngạc nhiên. TrườngShōheikōđược xây dựng lại năm 1799 thực tếkhông phải là một ngôi trường, mà là mộtcampusto lớn, nhiều dãy nhà ngang dọc, nhiềuđường phốtrong đó, với mộtđền thờKhổng tửlớn tại trung tâm, nó là một cái làng học thuật và đào tạođúng hơn là một cái trườngđơn giản theo quan niệm của chúng ta. TrườngNisshinkantuy có thểnhỏhơn nhưng cũng rất lớn. Chúng ta biết rằng tại Hoa Kỳ,các đại học dạng campus hình thành chủyếu từLuật giao đất Morrillnăm 1862 trước khi cuộc nội chiến chấm dứt. Phải chăng, xét vềqui mô, các trường của Nhật Bản thời Tokugawa đã đi trướccác đại học campus của Mỹgần cảtrăm năm?
Nước Nhật bước vào hiệnđại hoá không phải từtro tàn của chế độcũ, mà ngược lại,được xây dựng trên một nền móng văn hoá đã phát triển cao, đa dạng vềnội dung học, và vững chắc. Năm 1872 (cũng là năm sinh của cụPhan Châu Trinh), tứcchỉbốn năm saukhi vua Minh Trị được phục hồi, một chế độgiáo dục cưỡng bách toàn dân được thực hiện trên khắp nước Nhật, một kỳcông. Điều này sẽkhó có thể được nếu Nhật Bản Tokugawa không có gì cả.Năm 1900 Nhật Bản có tỉlệngười biết chữcao hơn tỉlệcủa Anh. Đó là một môi trường văn hoá tốt và thiết yếu cho sựphát triển mạnh của khoa học và kỹthuật.
Nếuđầu thời kỳTokugawalưỡi gươmlà quan trọng, thì vào cuối thời Tokugawa thì quyển sáchlà quan trọng hơn.
Trước áp lực của nguy cơ nước ngoài sựhọc cổ điển dần dầnđược hiệnđại hoá bằng các môn học phương Tây. Các môn tri thức quân sự,luyện kim, vẽbảnđồ,y khoa, hoá học…,cũng như các môn học vềcác thểchếchính trị,kinh tếcác quốc gia phương Tây có sức hút mạnh mẽ.Các daimyō biết nhìn xa gửi sinh viên tài năng đi học tại Nagasaki hay tại những trường Lan học tại Edo và Osaka. Và trong những năm 1850, 1860 họthành lập các trung tâm Tây học tại các phiên của họ.Các nhà lãnh đạo của Minh TrịDuy Tân như Saigō của phiên Satsuma, Kido, Itō và Inoue của Chōshū, Soejima và Okuma của Saga, Gotō, Sakamoto và Sasaki của Tosa, Yuri của Fuki, Mutsu và Katsu của Mạc phủ,tất cả đềuđã một lần học tại Nagasaki, trung tâm Lan học hiệnđại của cả đất nước.
Sựphát triển giáo dục thời Tokugawa gắn liền với sựphát triển văn hoá Edo. Edo là thời kỳcủa nghệthuật và học thuật. Tokugawa chọn con đườngđóng kín không phảiđểsuy tàn, mà ngược lại,đểphát triển bản sắc Nhật Bản không bịphá rầy,đưa sức sống của dân tộc lên đỉnh cao văn hoá và nghệthuật, vun xớiđạođức và bản sắc.Đó là thời kỳcủa sựtựtôi luyện, sựquyết tâm tựkhẳngđịnh mình, biếnđổi miếngđất hoang sơ thành một vườn hoa sặc sỡ,phát triển các hình thái nghệthuật lên cao nhất,đểbản sắc Nhật Bản trởthành nền tảng không lung lay được trong thời mởcửa xáo trộn sau, đểtài năng Nhật Bảnđược tinh luyện làm niềm tin của dân tộc. Khi mởcửa, nghệthuật Nhật Bảnđã chinh phụcđược các quốc gia phương Tây và quốc gia được nểphục.


Tấm bình phong sơn mài hoa Iris của Ogata Kōrin (1658-1716), bậc thầy tiên phong về hội hoạ thời Edo, là thờiđại hưng thịnh của nghệ thuật,để lại dấu ấn mãi mãi trong lịch sửNhật Bản. Otaga Kōrin là tấm gương lớn của những người trường phái ấn tượngđầu tiên của Pháp. Các cuộc triển lãm tranh nghệ thuật của nghệ sĩ Nhật Bản nửa cuối thế kỷ 19 trong thời mở cửa tại châu Âu cũng như tại Hoa Kỳ đã mang đến cho Nhật Bản một sựcông nhận lớn trong lãnh vực nghệ thuật. Không phải chỉcó phương Tây chiếm lĩnh Nhật Bản qua các hiệp định thương mại, mà Nhật Bản đã chiếm lĩnh sân khấu nghệ thuật phương Tây qua nghệ thuật. Van Gogh cũng chịu ảnh hưởng của hội hoạ Nhật Bản. Nhiều người Mỹ thừa nhận tính ưu việt của nghệ thuật Nhật Bản. Một làn sóng lớn, “tsunami”, du lịch từ phương Tây, nhất là từHoa Kỳ đã đổ sang Nhật Bản vì sựngưỡng mộ dân tộc đặc biệt này. Người Nhật cảm thấy tự tin khi bước vào sân chơi của cộng đồng các cường quốc. (Ảnh: nguồn Wikipedia)

Lan học, cuộc dịch thuật vĩ đại

Còn một sự kiện ‘khủng’ khác cần được nói lên ở đây.Đó là cuộc dịch thuật vĩ đạihai thế kỷ của giới trí thức Nhật Bản trong thời Tokugawa tự đóng cửa. Sáu năm sau khi Copernicus qua đời (1543) và tác phẩm cách mạng Vềchuyển động quay của các thiên thểxuất bản, Nhật Bản tiếp xúc với những người phương Tây đầu tiên. Nhưng năm mươi năm sau, Nhật Bản, như chúng ta biết, chọn con đườngđóng kín cửa, “toả quốc”,sokoku, từ 1640 (Việt Nam từ 1630), khi thấy sựphát triển của Kitô giáo là nguy hiểm cho tinh thần dân tộc và cho quyền lực. Nhật Bản chỉ chừa một cửa thông thương duy nhất với Hà Lan tại Dejima, Nagasaki. Sự đóng kín này kéo dài cho đến hết thời Tokugawa năm 1868. Vậy mà trong điều kiện đó, đây là điều Việt Nam không có, trí thức Nhật Bản đã làm một cuộc dịch thuật vĩ đại sách vở phương Tây. Tuy không quyển sách nào thoát khỏi bàn tay kiểm duyệt nghiêm ngặt của Mạc phủ, tuy giới học giảphải làm việc trong điều kiện khó khăn, đôi khi phải trả giá bằng tính mệnh, nhưng họ đã làm nên một cuộc dịch thuật vĩ đạitừ cái được gọi là Lan học,rangaku, Dutch learning (“Lan”là gọi tắt của Hà Lan), bắt cầu cho khai trí, khoa học, kỹthuật để Minh Trị Duy Tân bước tới mạnh mẽ.

Siguta Gempaku, người tạo cú hích mạnh mẽ
cho Lan học (Nguồn: Wikipedia)

Trí thức Nhật, nhất là giới bác sĩ, đặc biệt chú ý đến khoa học kỹthuật từchâu Âu qua các tác phẩm dịch từtiếng Hà Lan. Họnhìn thấy trong đó một nền văn minh mới xuất hiện, và ý thức rằng, nếu một ngàn năm trước Nhật Bảnđã từng gửi học giảvà tăng lữsang Trung Hoa đểhọc văn hoá, thì nay, họcũng đang đứng trước một nền văn minh mớiđồsộcần phải học hỏi, và họphải tựhọc trong sựdè chừng của Mạc phủ.Qua Lan học- hay Tây học qua tiếng Hà Lan - người Nhật học hầu như tất cảcác môn khoa học và công nghệphương Tây: y khoa, sinh học, thiên văn, toán học, vật lý, hoá học,điện, cơ học, máy bơm, đồng hồ,máy hơi nước, kính thiên văn, kính hiển vi, luyện kim, đúc súng, đóng tàu…Họthường xuyên theo dõi sựtiến bộkhoa học công nghệchâu Âu. Các thương nhân Hà Lan ngay từ đầuđược Mạc phủyêu cầu hàng năm viết báo cáo (fūsetsugaki) cho chính phủtướng quân vềtình hình thếgiới, và vềcuộc cách mạng công nghệvà khoa họcởchâu Âu.
Từthếkỷ18, tức khoảng một thếkỷsau tác phẩmPrincipiacủa Newton, các học giảLan họcđã nắm bắtđược vật lý Newton, họ đã dịchđược các khái niệm như “trọng lực”(jūryoku),“lực hút” (inryoku),“lực ly tâm” (enshinryoku),“khối tâm” (jūten,centre of mass) vẫn còn được sửdụng ngày nay. Các học giảLan họcđã hiểu các hiện tượngđiện, tĩnh điện, hiểu nguyên lý ắc-quy của Volta đầu thếkỷ19, chỉmấy năm sau khi Volta phát minh ởchâu Âu. Họhiểu hoá học của Lavoisier, có thểchếtạo kính thiên văn không lâu sau Hans Lippershey và Galilei đầu thếkỷ17; chếtạođồng hồ,máy bơm, súng hơi, chếtạo những con búp bê cơ khí tự động phục vụtrà. Đặc biệt máy hơi nướcđược Nhật Bản chếtạo lầnđầu tiên năm 1853. Người Nhậtđã đóng được tàu chiến chạy hơi nước chỉhai năm sau cuộc gặp gỡlịch sửvới Commodore Perry 1853. Tất cảcũng chỉdựa trên bản vẽ.Một quan chức Hà Lan bình luận rằng“Tuy có những sựkhông hoàn chỉnh vềchi tiết, nhưng tôi phải ngã mũ trước dân tộc thiên tài có khảnăng chếtạo những thứnày mà họkhông hềthấy một chiếc máy thực ngoài đời, chỉdựa trên các bản vẽ đơn thuần.”
Cuộc dịch thuật diễn ra trong hai thếkỷvới hàng ngàn cuốn sách được xuất bản và truyền bá trong giới học thuật, làm cho người ta nhớ đếncuộc dịch thuật vĩ đạivăn minh Hy Lạp cổ đại và Ảrập vào châu Âu hai thếkỷ11 và 12 đúng lúc đại học châu Âu đang hình thành, làm cho đại học và khoa học châu Âu phát triển mạnh mẽ.Chỉcó khác mộtđiều: trong khi cuộc dịch thuậtởchâu Âu được phần lớn các học giả Ảrập thực hiện thì ởNhật Bản cuộc dịch thuậtđược do chính người Nhật thực hiện, những ngườiđượcđào tạo từmột nền văn hoá rất khác. Phương Đông chưa có cuộc dịch thuật nào như cuộc dịch thuật Nhật Bản phảnảnh trung thực nền khoa học kỹthuật phương Tây. (Cuộc dịch thuậtởTrung Hoa bởi các nhà truyền giáo bóp méo một phần khoa học vì mục tiêu truyền giáo, và gặp sứcỳmãnh liệt của sựtựmãn văn hoáTrung Hoa). Đây là một sựlặp lạikỳthú của lịch sửgiữa Tây và Đông. Hai trăm năm dịch thuậtởNhật Bản Tokugawa cũng là thời gian tại châu Âu diễn ra các cuộc cách mạng khoa học, công nghiệp dữdội, tạo nên sựmất cân bằng lực lượng nghiêm trọng trên thếgiới dẫn tới thay đổi lớn lao chưa từng có trong lịch sửloài người. Người Nhậtđã biết tiếp cận các cuộc cách mạngđó từxa đểchuẩn bịmình.
Người Nhật không thểyêu nước trong sựmê muội, vô minh, lại càng không yêu nước bằng những nội dung khuôn sáo không thực chất.“Chúng ta cảm thấy xấu hổlàm sao khi khám phá ra sựngu dốt của mình”với tư cách là người phục vụ đại danh và đất nước, như một lời tựthú của Siguta Gempaku (1733-1817), một bác tên tuổi sĩ và là ngườiđã tạo cú hích quan trọng cho Lan học cuối thếkỷ18, sau khi ông chứng kiến rằng cấu trúc của cơ thểcon người không giống như sách vởcủa Trung Hoa hay Nhật Bản bấy lâu nay, mà giống chính xác các bản vẽcơ thểhọc của một quyển sách từphương Tây (Tafel Anatomia), sau đó được Gempaku và các đồng nghiệp dịch ngay sang tiếng Nhật, tạo cú hích mạnh mẽcho phong trào Lan học.

Kết luận

Nói tóm lại, Nhật Bản là một dân tộc có óc tò mò không bao giờnguôi, tinh thần khao khát học hỏi cái mới mãnh liệt không bao giờtắt, và khảnăng hiểu biết nhanh chóng, đểhoàn thiện mình, đểbảo vệ đất nước,để“kiểm soát những người man di bằng tri thức của họ”,và vì thếhọ đọc sách dữdội, và đã thành công dữdội. Thếkỷthứbảy và tám họ đã từng vượt biển trong hiểm nguy đểhọc văn hoá Trung Hoa đem vềxây dựng nền tảng văn hoá riêng của họ.Rồi một ngàn năm sau, cũng trong khó khăn và nguy hiểm, giới trí thứcđã tiến hành cuộc dịch thuật văn hoá phương Tây hai thếkỷliền, và từ1868 trở đi một cách bùng nổ,đểcó thểnhanh chóng hiệnđại hoá đất nước với mục tiêu trởthành ngang bằng với các cường quốc phương Tây. Đó là hai sựkiện trọngđại nhất trong lịch sửvăn hoá nước Nhật. Và họ đã thành công. Họbỏlại Trung Hoa từng là trung tâm văn hoá đối với họ,đểrồi chính Trung Hoa sau đó phải học lại họ.Nhật Bảnđã từng trởthành trung tâm văn hoá mới và niềm hy vọngởphương Đông, thay thếcho cái trung tâm Trung Hoa cũ đang rệu rã.
Nhật Bản là tấm gương “tổng hợpvăn hoá Đông Tây” của thếgiới mà không mất đi bản sắc sâu đậm của mình. Họ là một tấm gương tuyệt vời của sự tự-khai trí vươn lên. Họ đóng cửa mà không hư hỏng hay hỗn độn. Ngược lại, họ đóng cửa để phát triển các tố chất dân tộc thành tinh hoa, làm bước chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp vững chắc, không chao đảo khi mở cửa ồ ạt thời Minh Trị.Họ là một dân tộc văn hoáđáng kính phục.
Charles Darwinnói đâu đó trong lá thưgửi cho một người bạn, rằngđối với ông Nhật Bản là mộtkỳquantrong những những kỳquan của thếgiới, nếu không muốn nói là kỳquan lớn nhất.
Chúng ta người Việt Nam nên học văn hoá đọc sách độcđáo của người Nhật, óc tò mò của họ,họcđểsáng tạo cho đất nước. Nếu chỉhọc với mụcđích có được một nghề đểsống,điềuđó quý cho bản thân, gia đình, nhưng dễdẫnđến sựtựmãn làm cho người ta không đọc sách nữa khi đã đạtđược mụcđích. Với tinh thầnđó, Việt Nam chỉcó cá nhânchứkhông có quốc gia. Chỉcó đọc sách với tinh thần người Nhật là muốn hiểu biết thếgiớiđã,đang nghĩ gì, làm gì đểtái tạo tinh hoa thếgiới và sáng tạo cái mới làm giàu đất nước Việt Nam, điềuđó mới giúp cho chúng ta đọc sách mãi mãi không thôi, đọc cuồng nhiệt trong thếgiới tri thức vô tận. Và chỉtrên cơ sở đó, văn hoá đọc mới có thểthăng hoa. Không phải chỉvài ngàn, mà hàng triệu các bản sách haymới có thể đượcđọc giảhâm mộvà háo hứcđón nhận. Và cũng chỉtrên cơ sở đó, nhân dân mới nhanh chóng ấm no, đất nước mới phú cường, giang san mới bền vững.

Mùa Hội sách Thành phố,tháng Ba, 2012

Nguyễn Xuân Xanh

1Bài viết này là sự rút ngắn từ một bài nghiên cứu chi tiết hơn có cùng tựađề của tác giả vào mùa Hội sách TP 2012. Một bài tóm tắt 850 chữ được báo Tuổi Trẻ đăng dưới tiêu đề “Không thểyêu nước trong sựvô minh
(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/483903/“Khong-the-yeu-nuoc-trong-su-vo-minh”.html)
2 Tác giả cám ơn TS Trương Văn Tân (Úc) đã cho nhiều ý kiến quý báu về lịch sử và thuật ngữ Hán-Nhật.

.
.
.

No comments: