Friday, March 23, 2012

PHỎNG VẤN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC ACCESS (Hồng Thuận, Radio CTM)



Hồng Thuận - Radio CTM

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2012, một liên minh gồm 9 tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế đã gởi một lá thư ngỏ đến Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả ngay lập tức 5 blogger Công Giáo, bao gồm các anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, và Paulus Lê Sơn.

Phóng viên Hồng Thuận của Radio Chân Trời Mới có một cuộc nói chuyện với ông Brett Solomon, sáng lập viên đồng thời là Giám Đốc Điều Hành tổ chức Access, một trong 9 tổ chức ký tên vào bức thư nêu trên.
Xin mời quý thính giả và độc già theo dõi cuộc nói chuyện sau đây.

Hồng Thuận: Vừa rồi, Access cùng 8 tổ chức nhân quyền quốc tế khác đã gởi một bức thư ngỏ kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả ngay lập tức 5 blogger người Việt. Ông có thể cho chúng tôi biết thêm về bức thư này?

Brett Solomon: Vâng, chúng tôi đã cùng đứng tên gởi một bức thư đến thủ tướng Việt Nam đồng thời đánh động dư luận về sự giam giữ năm blogger và nhà tranh đấu nhân quyền, kể cả Paulus Lê Văn Sơn, để kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích ngay những người này. Như bạn biết, họ đã bị giam giữ hơn sáu tháng trong tình trạng biệt giam. Họ không có luật sư biện hộ và chỉ có một người trong số họ được cho thăm viếng. Chúng tôi rất quan tâm đến tình trạng sức khoẻ và sự an toàn của họ cũng như việc họ bị kết tội dưới Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự.

Hồng Thuận: Ông vừa nhắc đến Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, mà trong đó ghi rõ tội danh là "âm mưu chống phá nhà nước". Chúng ta biết hiện giờ có rất nhiều nhà đối kháng tại Việt Nam, đặc biệt là năm blogger vừa đề cập, đều bị kết tội dưới Điều luật này. Theo ông thì Điều luật này cản trở thế nào đối với quyền tự do tư tưởng của người dân Việt Nam?

Brett Solomon: Rõ ràng Điều 79 và thêm Điều 88 đã bị nhà cầm quyền [Việt Nam] sử dụng để ngăn cản các quyền căn bản của con người. Những điều luật này rất mập mờ và quá chung chung. Khi bạn nhìn vào từ ngữ của nó - như “lật đổ chính quyền nhân dân” - thì rõ ràng các điều luật này đã được sử dụng cho khá nhiều loại hoạt động khác nhau, trong đó có những điều khoản liên quan đến việc ngăn cản quyền tự do tư tưởng. Nếu bạn nhìn vào hệ quả của việc vi phạm điều 79, bạn sẽ thấy rằng nó cho phép phạt tới mức án tử hình. Khi có những hình phạt nặng nề như vậy, nó sẽ tạo ra một nền văn hóa của sự sợ hãi. Người dân Việt Nam sẽ ngại các hoạt động nằm trong điều khoản này.
Tại Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua có một nghị quyết của Quốc Hội về vấn đề này - Nghị Quyết H.Res 484. Nghị quyết này kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải hủy bỏ Điều Luật 79 và 88. Đây quả là một sự việc khá lý thú.

Hồng Thuận: Tôi rất vui là ông nhắc đến Nghị Quyết H. Res 484. Tôi được biết là Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đang vận động ráo riết để Nghị Quyết này được thông qua ở Hạ Viện. Tôi muốn hỏi thêm là bằng cách nào mà tổ chức của ông cùng các tổ chức khác biết về những blogger này và việc họ bị bắt giam một cách tùy tiện?

Brett Solomon: Ai cũng biết nhà nhà cầm quyền Việt Nam ra sức trấn áp các blogger, nhà hoạt động xã hội và đấu tranh nhân quyền. Thật ra, nhóm năm người này là một phần của một nhóm lớn hơn gồm mười bảy người thanh niên. Một số các tổ chức nhân quyền đứng chung trong bức thư cũng đã cảnh báo chúng tôi về những trường hợp đặc biệt này. Dĩ nhiên chuyện này đã được điều nghiên và xem xét kỹ lưỡng, và sau đó chúng tôi đã cùng quyết định gửi bức thư này đến nhà cầm quyền Việt Nam.

Hồng Thuận: Và xin hỏi ông câu hỏi chót: Chúng tôi có nhiều thính giả tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, và họ muốn tham gia vào quá trình đòi hỏi tự do thông tin, tự do được xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam. Ông có những chia sẻ nào gởi đến họ, thưa ông?

Brett Solomon: Một trong những phát triển mới rất thú vị của thế giới là vai trò của nền công nghệ mới và vấn đề là làm thế nào một tổ chức như chúng tôi (accessnow.org) có thể thực sự tập trung vào việc sử dụng vai trò của nền công nghệ mới này để tạo điều kiện cho người dân thực thi và hưởng các quyền của họ.
Chúng ta thấy nền công nghệ là một lực lượng mạnh mẽ đáng kinh ngạc đối với các quốc gia độc tài, bởi vì chính phủ có thể kiểm soát các phương tiện truyền thông nhưng rất khó kiểm soát khi bạn có hàng trăm ngàn, hàng triệu người được kết nối với nhau bằng internet, điện thoại (nếu họ có truy cập vào mạng qua điện thoại) và các tụ điểm café internet. Những công nghệ mới này cung cấp nhiều hứa hẹn, cơ hội và hy vọng cho những người đang bị hạn chế về tự do ngôn luận.
Tôi cho rằng đây là một thời điểm rất phấn khởi. Chúng ta đang thúc đẩy cho sự bãi bỏ của hai điều luật (79 và 88) mà tôi đã đề cập. Hy vọng rằng với sự kiên trì và dũng cảm, chúng ta cuối cùng sẽ thấy Việt Nam cởi mở hơn, người dân được lên tiếng tự do và đòi những quyền căn bản cũng như những quan điểm chính trị của mình.

Hồng Thuận: Xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Ông Brett Solomon là đồng sáng lập viên và hiện là Giám Đốc Điều Hành của Access, một tổ chức nhân quyền bất vụ lợi chuyên chú về tự do mạng. Sứ mệnh của Access là tạo môi trường truy cập internet tự do, an toàn, và không bị kiểm duyệt. Ông Solomon trước đây là Giám Đốc vận động của Avaaz.org, và trước đó là Giám Đốc Điều Hành của GetUp!, một tổ chức chính trị quần chúng tại Úc với hơn 430,000 thành viên. Ông tốt nghiệp cử nhân luật từ Đại Học Sydney, và cao học luật quốc tế từ Đại Học New South Wales. Ông còn sáng lập tổ chức Internatioal Youth Parliament và làm việc lâu năm cho các nhóm Oxfam Australia và Hội Ân Xá Quốc Tế tại Úc.

***************************

On March 12th, a coalition of 9 international human rights organizations sent out an open letter to Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung and called on the Vietnamese government to immediately release five Catholic bloggers: Dang Xuan Dieu, Ho Duc Hoa, Nguyen Van Duyet, Nong Hung Anh and Paulus Le Son.

Trinity Hong-Thuan from Radio New Horizon (Radio Chan Troi Moi) interviewed Brett Solomon, co-founder and Executive Director of Access, one of the nine organizations represented.


March 22, 2012

Trinity Hong-Thuan: Recently, Access, together with eight other human rights organizations, sent out an open letter to the Vietnamese Government calling for the immediate release of five Vietnamese bloggers. Can you give us a brief summary of what this letter is about?

Brett Solomon: Sure. We have come together to send a letter to the Vietnamese Prime Minister and draw attention to the detention of five bloggers and human rights defenders, including Paulus Le Van Son, and calling for those bloggers and human rights defenders to be released from detention. As you may be aware they’ve been detained for more than six months and held incommunicado. There has been no legal representation and only one of those detained has been granted visitation right. There has been a huge concern for their safety, health and also for the fact that they’ve been detained under the Article 79 of the (Vietnamese) Penal Code.

Trinity Hong-Thuan: You just mentioned Article 79 of the Vietnamese Penal Code, which outlines penalties for activities aiming at overthrowing the government. We know that many dissidents in VN, particularly the five bloggers we just talked about, were arrested under this article. How do you see Article 79 as a hindrance to freedom of expression in Vietnam?

Brett Solomon: Clearly Article 79, together with Article 88, have been used by the Government to deny basic rights. It’s such an extraordinary broad provision. When you look at the wording of it - "overthrowing the People’s Administration" - it’s clear that these Articles have been used on such a large range of activities, many of which relate to the denial of the freedom of expression. If you look at the consequences of an infringement of Article 79, you can see that it does allow for the death penalty. When you have such egregious penalties under the code it creates a culture of fear. People in Vietnam are fearful of activities that the code covers.

There has been, over this short period, a resolution from the US Congress – House Resolution 484. It basically calls on the Vietnamese Government to repeal Article 79. It’s a very interesting development, actually.

Trinity Hong-Thuan: I’m glad you mentioned House Resolution 484. I know that the Vietnamese community in America is trying to push for it to be passed in the House right now. On a side note, how did your organization and others know about the arbitrary detention of these bloggers?

Brett Solomon: It’s certainly well known that the Vietnamese Government has been cracking down on bloggers, activists, and human rights defenders. In fact, this group of five is really part of a larger group of seventeen. Some of the other human rights organizations who are signatories to the letter alerted us to these particular cases. Of course, there was significant amount of research and due diligence that was done. And then together we decided to release the letter to the Vietnamese Government.

Trinity Hong-Thuan: And just one last question. As a daily radio broadcast to Vietnam, we have many listeners in Vietnam and all around the world who wants to participate in advocating for the freedom of information, and the freedom to build a civil society in Vietnam, do you have any suggestions for them?

Brett Solomon: One of the very interesting new development, of course, is the role of new technologies and how organizations like accessnow.org — which people can look up online — is really focused on the role that new technologies play in enabling people to exercise and enjoy their rights.

We see around the world that technology is really an incredible powerful force against authoritarian states because governments may be able to control the media sources but it’s very difficult [to control] when you have hundreds of thousands, millions who are connected by the Internet, smart phones, if they have access to them, and Internet cafes. New technologies provide a lot of promise, opportunities and hope for people whose freedom of expression has been limited.

I think it’s an extremely exciting time. Obviously we’re looking for the repeal of the two articles that I mentioned — Article 79 & 88. Hopefully with perseverance and bravery, we’ll eventually see Vietnam opening up, leading to people to speak freely and be able to assert their rights and their own political views.

Trinity Hong-Thuan: Thank you so much.


Brett Solomon is the co-founder and executive director of Access, a nonprofit human rights organization focused on digital freedom. Access’ mission is to ensure open global Internet access and an uncensored and secure digital sphere. The organization is working to create a world where citizens can be active participants in their future by freely seeking, receiving and imparting information digitally. Previously, Solomon was campaign director at Avaaz.org, and before that was the first executive director of GetUp!, an Australian grassroots political organization with more than 430,000 members. He completed a bachelor of law degree at the University of Sydney and a master’s in international law at the University of NSW. He also founded the International Youth Parliament and worked for many years at both Oxfam Australia and Amnesty International Australia.

By Trinity Hong-Thuan for Radio New Horizon

.
.
.

No comments: